VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
3.2. công tác quản lý công tác TDTT tại Quỳnh Nhai
Sau nhiều năm thực hiện công tác di dân phục vụ công trình thuỷ điện
Đua thuyền giữa các bản trên sông vào ngày đầu xuân là một nét văn hóa truyền thống của những tộc người sinh sống trên đất Quỳnh Nhai.
Để phục vụ công trình thủy điện Sơn La, Quỳnh Nhai là huyện trọng điểm phải di rời các hộ dân lớn nhất, với trên 45 nghìn người, 8.500 hộ dân và di rời toàn bộ khu vực huyện lỵ cũ về địa điểm mới tại Phiêng Lanh (Mường Giàng). Quỳnh Nhai được biết đến là vùng đất giàu bản sắc văn hoá truyền thống với lễ hội Kim pang then, lễ hội gội đầu của dân tộc Thái trắng, những làn điệu dân ca trữ tình mượt mà... Đua thuyền giữa các bản trên sông vào ngày đầu xuân là một nét văn hóa truyền thống của những tộc người sinh sống trên đất Quỳnh Nhai với nghề trồng lúa nước, đánh bắt cá ven sông Đà. Xuân Nhâm Thìn này, cũng lần thứ hai huyện Quỳnh Nhai tổ chức lễ hội này.
Từng dòng người đổ về cầu Pá Uôn - cây cầu cao nhất Việt Nam mỗi lúc một đông, ai cũng náo nức vì được tham dự một lễ hội hấp dẫn, đông, vui.
Hơn 500 VĐV tham gia thi đấu. Có cả đội thi của những người con Quỳnh Nhai đã dời quê cũ đi tái định cư tại huyện Thuận Châu cũng về dự giải đua thuyền.
Sau hiệu lệnh xuất phát, những chiếc thuyền đuôi én vút đi trong tiếng reo hò cổ vũ, tiếng chiêng tiếng trống rộn rã…Nội dung thi đua thuyền năm nay gồm: đua thuyền nam cự ly 1.600 mét; đua thuyền nữ và nam nữ phối hợp cự ly 1.400 mét. Trong 12 đội tham dự, đội đua thuyền xã Chiềng Bằng từng đoạt giải nhất cả nam, nữ năm 2011 là đội mạnh nhất, năm nay mang đến hội thi 42 vận động viên. Kết quả thi buổi sáng, đội nữ xã Chiềng Bằng lại đoạt giải nhất.