Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã danh sỹ – huyện thạch an – tỉnh cao bằng (Trang 30 - 33)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Danh Sỹ là xã miền núi nằm về phía Đông Nam huyện Thạch An cách trung tâm huyện lỵ 7,0 km, có tổng diện tích tự nhiên là 2.153,13 ha. Xã có vị trí địa lý như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Thụy Hùng và xã Đức Long.

+ Phía Đông giáp xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. + Phía Tây giáp xã Lê Lai và Thị trấn Đông Khê.

+ Phía Nam giáp xã Lê Lợi và xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Xã có đặc điểm địa hình đặc trưng của vùng núi cao, độ cao trung bình 250 m - 600 m so với mặt nước biển. Có 3 dạng địa hình chính là:

- Địa hình núi đá vôi bao xung quanh.

- Địa hình đồi núi thấp nằm phân bổ trong dạng địa hình trên.

- Địa hình thung lũng nằm rải rác ở các dãy đồi núi đất thấp, đất đai ở đây tương đối màu mỡ, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Với địa hình như vậy việc sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội của xã gặp nhiều khó khăn.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu của xã mang khí hậu gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. - Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,50C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là - 10

C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 420C số ngày rét có nhiệt độ thấp hơn 100C là 35 - 40 ngày.

- Độ ẩm: độ ẩm trung bình tuyệt đối hàng năm của xã là 75%, tháng thấp nhất là 60%, độ ẩm tương đối trung bình là 82%.

- Lượng mưa: lượng mua trung bình hàng năm là 1.442,7 mm. Tháng có lượng mưa cao nhất chủ yếu tập trung vào các tháng từ tháng 5 - 9 (cao nhất vào tháng 8 lượng mưa 268,5 mm). Số ngày mưa trung bình hàng năm là 128,5 ngày, số ngày mưa phùn trong năm là 22 ngày.

Lượng mưa lớn tập trung, không phân bố đều theo thời gian cho nên gây tình trạng ngập úng vào mùa mưa cho các chân đất trũng, hạn hán thiếu nước vào mùa khô.

4.1.1.4. Tài nguyên đất

Đất đai của xã Danh Sỹ chủ yếu là đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất, đất đỏ nâu phát triển trên đá Macma bazơ trung tính và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Qua điều tra cho thấy đất đai của xã được chia thành các loại đất sau:

- Đất mùn đỏ trên đá Macma bazơ trung tính có tổng diện tích là 214,54 ha, chiếm 9,96% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, loại đất này thích hợp cho cây trồng lâm nghiệp.

- Đất mùn nâu đỏ trên đá vôi có tổng diện tích 137,60 ha, chiếm 6,39% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, loại đất này thích hợp cho cây trồng lâm nghiệp.

- Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ có tổng diện tích là 721,73 ha, chiếm 33,52% tổng diện tích tự nhiên của xã, loại đất này thích hợp cho cây trồng lâu năm và cây lâm nghiệp.

- Đất nâu vàng trên đá vôi có tổng diện tích 370,62 ha, chiếm 17,21% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, loại đất này thích hợp cho các loại cây trồng nông nghiệp như ngô, lạc, đỗ tương,...

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có diện tích 108,64 ha chiếm 5,05% tổng diện tích tự nhiên của xã, loại đất này thích hợp với một số loại cây trồng như lúa và cây hoa màu khác.

- Ngoài ra, xã còn có 600,00 ha diện tích núi đá nằm ở phía Tây Nam của xã chiếm 27,87% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Đây là diện tích đất dốc lớn không phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp mà phù hợp cho việc phát triển khu rừng tự nhiên.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Danh Sỹ

TT Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2014 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 2.153,13 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 2.046,81 95,06 1.1 Đất lúa nước DLN 107,66 5,00

1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 187,93 8,73

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 30,24 1,40

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 1.592,01 73,94

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 126,95 5,90

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 2,02 0,09

2 Đất phi nông nghiệp PNN 34,49 1,60

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự

nghiệp CTS 0,17 0,01

2.2 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,05 0,00

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0,99 0,05

2.4 Đất có mặt nước chuyên dung MNC 0,33 0,02

2.5 Đất sông, suối SON 9,13 0,42

2.6 Đất phát triển hạ tầng DHT 15,64 0,73

2.7 Đất ở tại nông thôn ONT 8,18 0,38

3 Đất chƣa sử dụng CSD 71,83 2.01

4 Đất khu dân cƣ nông thôn DNT 28,60 1,33

Qua bảng 4.1 ta thấy được, toàn bộ diện tích đất tự nhiên của xã là 1.153,13 ha. Được chia ra làm 4 nhóm chính: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng và đất khu dân cư nông thôn.

Trong đó nhóm đất nông nghiệp chiếm phần lớn (2.046,81 ha ) chiếm 95,06% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất sản xuất lúa nước trong tổng diện tích đất nông nghiệp (107,66ha ), chiếm 5,00% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu dùng vào việc trồng cây hàng năm của địa phương chiếm tổng diện tích (187,93 ha ) chiếm 8,73% . Diện tích đất trồng cây lâu năm có diện tích (30,24 ha ) chiếm 1,40%. Đất chiếm ưu thế cao đất rừng phòng hộ (1.592,01 ha) chiếm 73,94%. Còn lại đất rừng sản xuất và đất thủy sản chiếm tỷ lệ không cao.

Nhóm đất phi nông nghiệp (34,49 ha) Chiếm 1,60% .Đất chuyên dùng chủ yếu được sử dụng vào mục đích công cộng phục vụ nhu cầu của nhân dân trong đó chiếm tỷ lệ cao là đất phát triển hạ tầng (15,64ha) chiếm 0,73% .

Nhóm thứ 3 là nhóm đất chưa sử dụng. Đất này chiếm diện tích nhỏ nhưng cũng cần cải tạo đưa vào sử dụng tránh để đất trống gây lãng phí.

Nhóm thứ 4 là đất khu dân cư nông thôn cũng chiếm tỷ lệ nhỏ trong diện tích đất tự nhiên của xã.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã danh sỹ – huyện thạch an – tỉnh cao bằng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)