Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã danh sỹ – huyện thạch an – tỉnh cao bằng (Trang 28)

- Đánh giá tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Danh Sỹ

- Điều tra trực trạng nông thôn xã Danh Sỹ theo 19 tiêu chí nông thôn mới - Đề ra các giải pháp chủ yếu để xây dựng hòan thiện mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Danh Sỹ.

3.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Thu thập các thông tin từ các báo cáo tổng kết, từ các công trình khoa học, các bài viết có liên quan đến NTM.

- Thu thập tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND xã, từ các báo cáo, tạp chí, nguồn từ internet… các tài liệu đã công bố về nông thôn mới.

3.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Từ cuộc điều tra nghiên cứu, phỏng vấn các đối tượng tại địa bàn xã bằng các phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá, thông qua Phiếu điều tra cán bộ và người dân tại xã…

3.3.2. Phương pháp xử lý thông tin

Phương pháp tổng hợp số liệu: Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Word

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Danh Sỹ là xã miền núi nằm về phía Đông Nam huyện Thạch An cách trung tâm huyện lỵ 7,0 km, có tổng diện tích tự nhiên là 2.153,13 ha. Xã có vị trí địa lý như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Thụy Hùng và xã Đức Long.

+ Phía Đông giáp xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. + Phía Tây giáp xã Lê Lai và Thị trấn Đông Khê.

+ Phía Nam giáp xã Lê Lợi và xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Xã có đặc điểm địa hình đặc trưng của vùng núi cao, độ cao trung bình 250 m - 600 m so với mặt nước biển. Có 3 dạng địa hình chính là:

- Địa hình núi đá vôi bao xung quanh.

- Địa hình đồi núi thấp nằm phân bổ trong dạng địa hình trên.

- Địa hình thung lũng nằm rải rác ở các dãy đồi núi đất thấp, đất đai ở đây tương đối màu mỡ, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Với địa hình như vậy việc sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội của xã gặp nhiều khó khăn.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu của xã mang khí hậu gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. - Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,50C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là - 10

C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 420C số ngày rét có nhiệt độ thấp hơn 100C là 35 - 40 ngày.

- Độ ẩm: độ ẩm trung bình tuyệt đối hàng năm của xã là 75%, tháng thấp nhất là 60%, độ ẩm tương đối trung bình là 82%.

- Lượng mưa: lượng mua trung bình hàng năm là 1.442,7 mm. Tháng có lượng mưa cao nhất chủ yếu tập trung vào các tháng từ tháng 5 - 9 (cao nhất vào tháng 8 lượng mưa 268,5 mm). Số ngày mưa trung bình hàng năm là 128,5 ngày, số ngày mưa phùn trong năm là 22 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lượng mưa lớn tập trung, không phân bố đều theo thời gian cho nên gây tình trạng ngập úng vào mùa mưa cho các chân đất trũng, hạn hán thiếu nước vào mùa khô.

4.1.1.4. Tài nguyên đất

Đất đai của xã Danh Sỹ chủ yếu là đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất, đất đỏ nâu phát triển trên đá Macma bazơ trung tính và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Qua điều tra cho thấy đất đai của xã được chia thành các loại đất sau:

- Đất mùn đỏ trên đá Macma bazơ trung tính có tổng diện tích là 214,54 ha, chiếm 9,96% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, loại đất này thích hợp cho cây trồng lâm nghiệp.

- Đất mùn nâu đỏ trên đá vôi có tổng diện tích 137,60 ha, chiếm 6,39% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, loại đất này thích hợp cho cây trồng lâm nghiệp.

- Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ có tổng diện tích là 721,73 ha, chiếm 33,52% tổng diện tích tự nhiên của xã, loại đất này thích hợp cho cây trồng lâu năm và cây lâm nghiệp.

- Đất nâu vàng trên đá vôi có tổng diện tích 370,62 ha, chiếm 17,21% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, loại đất này thích hợp cho các loại cây trồng nông nghiệp như ngô, lạc, đỗ tương,...

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có diện tích 108,64 ha chiếm 5,05% tổng diện tích tự nhiên của xã, loại đất này thích hợp với một số loại cây trồng như lúa và cây hoa màu khác.

- Ngoài ra, xã còn có 600,00 ha diện tích núi đá nằm ở phía Tây Nam của xã chiếm 27,87% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Đây là diện tích đất dốc lớn không phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp mà phù hợp cho việc phát triển khu rừng tự nhiên.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Danh Sỹ

TT Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2014 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 2.153,13 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 2.046,81 95,06 1.1 Đất lúa nước DLN 107,66 5,00

1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 187,93 8,73

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 30,24 1,40

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 1.592,01 73,94

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 126,95 5,90

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 2,02 0,09

2 Đất phi nông nghiệp PNN 34,49 1,60

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự

nghiệp CTS 0,17 0,01

2.2 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,05 0,00

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0,99 0,05

2.4 Đất có mặt nước chuyên dung MNC 0,33 0,02

2.5 Đất sông, suối SON 9,13 0,42

2.6 Đất phát triển hạ tầng DHT 15,64 0,73

2.7 Đất ở tại nông thôn ONT 8,18 0,38

3 Đất chƣa sử dụng CSD 71,83 2.01

4 Đất khu dân cƣ nông thôn DNT 28,60 1,33

Qua bảng 4.1 ta thấy được, toàn bộ diện tích đất tự nhiên của xã là 1.153,13 ha. Được chia ra làm 4 nhóm chính: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng và đất khu dân cư nông thôn.

Trong đó nhóm đất nông nghiệp chiếm phần lớn (2.046,81 ha ) chiếm 95,06% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất sản xuất lúa nước trong tổng diện tích đất nông nghiệp (107,66ha ), chiếm 5,00% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu dùng vào việc trồng cây hàng năm của địa phương chiếm tổng diện tích (187,93 ha ) chiếm 8,73% . Diện tích đất trồng cây lâu năm có diện tích (30,24 ha ) chiếm 1,40%. Đất chiếm ưu thế cao đất rừng phòng hộ (1.592,01 ha) chiếm 73,94%. Còn lại đất rừng sản xuất và đất thủy sản chiếm tỷ lệ không cao.

Nhóm đất phi nông nghiệp (34,49 ha) Chiếm 1,60% .Đất chuyên dùng chủ yếu được sử dụng vào mục đích công cộng phục vụ nhu cầu của nhân dân trong đó chiếm tỷ lệ cao là đất phát triển hạ tầng (15,64ha) chiếm 0,73% . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm thứ 3 là nhóm đất chưa sử dụng. Đất này chiếm diện tích nhỏ nhưng cũng cần cải tạo đưa vào sử dụng tránh để đất trống gây lãng phí.

Nhóm thứ 4 là đất khu dân cư nông thôn cũng chiếm tỷ lệ nhỏ trong diện tích đất tự nhiên của xã.

4.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

4.1.2.1. Phát triển kinh tế

Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế của tỉnh cũng như của huyện, nền kinh tế của xã Danh Sỹ có sự tăng trưởng đáng kể. Nền kinh tế luôn giữ được thế ổn định và có sự tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, từng bước tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 10,5 %/năm. - Cơ cấu kinh tế của xã được xác định là: + Nông nghiệp - Lâm nghiệp: 96,0%;

+ Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: 1,5%; + Thương mại - Dịch vụ: 2,5%.

- Tổng giá trị sản xuất: 3.979 triệu đồng.

- Thu nhập bình quân/người/năm: 4,8 triệu đồng. - Tỷ lệ tăng dân số là 1,70%/năm.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới: 54,3%.

4.1.2.2. Công tác thu,chi ngân sách

- Tổng thu ngân sách là 2.270.917.000đ

+ Thu ngân trên địa bàn xã: Chỉ tiêu kế hoạch giao 8.800.000đ, xã đã thu được 8.800.000đ đạt 100% KH.

+ Ngân sách huyện bổ sung cho ngân sách của xã: năm 2014 2.255.167.000đ, năm 2013 là 2.050.501.000đ.

- Công tác thu phí đường bộ: Trong toàn xã thu được tổng số tiền là: 6.950.000đ.

- Tổng chi ngân sách xã:

+Từ chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách huyện là 82.000.000đ + Chi quản lý hành chính nhà nước là 2.086.565.000đ

+ Chi khác là 2.160.000đ

a) Nông - lâm nghiệp

Danh Sỹ là một xã miền núi sản xuất nông nghiệp thuần tuý. Trong những năm gần đây, do việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình cá nhân từ đó người dân trong xã thực sự quan tâm đầu tư trên diện tích được giao, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch đúng, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ngày càng nâng cao sản phẩm của ngành trồng trọt trở thành thu nhập chính của người dân.

b) Trồng trọt

Trong năm 2014 mặc dù tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tuy nhiên với sự nỗ lực cố gắng của cấp ủy, chính quyền đã tiến hành chỉ đạo nhân dân phát triển sản xuất theo kế hoạch đã đề ra.

- Vụ Đông - xuân:

+ Diện tích lúa: 10,2ha/12ha, sản lượng 48,96 tấn đạt 85%KH, so với cùng kỳ đạt 69.9%.

+ Ngô 42,7ha/46ha đạt 82,8% KH, so với cùng kỳ đạt 86.7%. + Đỗ tương 1,4 ha/2ha đạt 70% KH.

+ Lạc 0,6ha/4ha đạt 15% KH.

+ Thuốc lá 3,05 ha/ 10ha đạt 30,5% KH. - Vụ hè - thu:

+ Diện tích lúa: 59ha/61ha, sản lượng 241,9 tấn đạt 96,7% KH, so với cùng kỳ đạt 106%.

+ Ngô 1,28ha/5ha đạt 25,6% KH. + Đỗ tương: 1,6ha/10ha đạt 16% KH. + Lạc 4,7 ha/5ha đạt 94% KH.

c) Công tác chăn nuôi, thú y, khuyến nông - khuyến lâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác chăn nuôi, thú y: T́nh h́nh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong năm 2014 luôn ổn định, không có dịch bệnh sảy ra.

+ Tổng đàn trâu chỉ tiêu kế hoạch là 450 con thực hiện 422 con đạt 93.7% KH, so với cùng kỳ đạt 112.5%.

+ Tổng đàn bò chỉ tiêu kế hoạch 50 con thực hiện 45 con đạt 90% KH, so với cùng kỳ đạt 112.5%.

+ Tổng đàn lợn chỉ tiêu kế hoạch 1070 thực hiện 442 con đạt 41.3 % KH, so với cùng kỳ đạt 66.2%.

+ Tổng đàn gia cầm chỉ tiêu kế hoạch 8500 con thực hiện 6678 con đạt 78.6% KH, so với cùng kỳ đạt 113%.

+ Số lượng máy cày hiện có trong toàn xã là 70 cái.

- Công tác khuyến nông - khuyến lâm: Đã tiến hành triển khai các lớp tập huấn cho người dân về các kỹ thuật chăm sóc cây trồng và vật nuôi giúp cho người dân có những hiểu biết về những kỹ năng cơ bản để phát triển sản xuất nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của cây trồng. Ngoài ra trong năm 2014 đã tiến hành cấp phát giống lúa GS9 cho 62 hộ dân với tổng là 119 túi.

d) Thủy sản

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2014, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã là 2,02 ha. Hiện trạng, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã phân bố rải rác trong khu dân cư.

e) Lâm nghiệp

Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã là 1.718,96 ha, chiếm 79,86% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, có 126,95 ha đất rừng sản xuất và 1.592,01 ha đất rừng phòng hộ.

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn xã đã có nhiều cố gắng trong trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng; hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng, phá rừng làm nương rẫy: Giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình.

Nhằm tận dụng tối đa, khai thác và sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả tài nguyên rừng vào phát triển kinh tế - xã hội. Nhân dân trên địa bàn xã đã tận dụng tối đa đất đồi rừng phát triển chăn nuôi kết hợp với phát triển lâm nghiệp và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là mô hình phát triển diện tích đất trồng cỏ dưới tán rừng vừa tạo nguồn thức ăn cho đại gia súc vừa phát triển lâm nghiệp, chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng.

f) Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Nhìn chung, các ngành tiểu thủ công nghiệp của xã còn chậm phát triển, sản xuất với quy mô nhỏ, chưa tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hóa mà chủ yếu là để phục vụ đời sống dân sinh. Các ngành nghề chủ yếu như: Xây, cơ

khí, sửa chữa máy móc,... Do vậy, trong giai đoạn tới, cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng cho phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã, áp dụng các biện pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường ngày càng cao hơn.

g) Dịch vụ - thương mại

Hiện nay, các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân phát triển còn chậm. Hình thức kinh doanh hàng hoá chủ yếu là tại hộ gia đình.

4.1.2.2. Điều kiện văn hóa – xã hội

 Dân số

Theo kết quả thống kê dân số năm 2014, tổng số nhân khẩu của xã Danh Sỹ là 829 nhân khẩu với 200 hộ. Trong đó: dân tộc chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng. Tập quán sinh hoạt và sản xuất của mỗi dân tộc cùng với điều kiện về địa hình bị chia cắt mạnh đã có những ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dân cư trên địa bàn xã.

Dân cư trên địa bàn xã sống rải rác tại các thung lũng nhỏ xen giữa những dãy núi cao. Trong những năm qua, xã Danh Sỹ đã triển khai và thực hiện các hình thức truyền thông, phổ biến chương trình kế hoạch hóa gia đình cho nhân dân địa phương. Năm 2014 tỷ lệ tăng dân số của xã Danh Sỹ là 1,70% và mật độ dân số trung bình là 38 người/km2.

 Lao động

Theo kết quả thống kê lao động năm 2014, tổng số người trong độ tuổi lao động của xã Danh Sỹ là 477 người, chiếm 57,54% tổng dân số. Trong đó:

Lao động của xã chủ yếu là lao động nông nghiệp và trình độ lao động còn thấp.Việc tiếp cận với khoa học, công nghệ còn nhiều hạn chế. Do đó, việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động cần phải được đặc biệt quan tâm.

Bảng 4.2. Hiện trạng về dân số, lao động xã Danh Sỹ TT Thôn Nhân Khẩu (ngƣời) Số hộ (hộ) Hộ nghèo theo chuẩn mới (hộ) Lao động (ngƣời) Tổng Nữ Tổng Hộ nông nghiệp Toàn xã 829 411 200 200 88 477 1 Bản Pac Deng 137 69 29 29 9 70 2 Bản Nhận 165 90 41 41 21 82 3 Bản Bó Luông 74 41 19 19 10 44 4 Bản Chộc Chẳng 70 24 19 19 10 46 5 Bản Bung 203 100 51 51 20 115 6 Bản Pằng 180 87 41 41 18 120

Nguồn: UBND xã Danh Sỹ năm 2014

Hiện nay, việc làm cho người lao động đang là vấn đề được chính quyền cũng như nhân dân rất quan tâm, đặc biệt là số lao động nông nhàn lúc kết thúc mùa vụ. Để giải quyết việc làm cho người lao động cần phải kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã danh sỹ – huyện thạch an – tỉnh cao bằng (Trang 28)