HOẠCH LÃNH THỔ
Quy hoạch lãnh thổ nhƣ một nhu cầu vấn đế xã hội có nội dung rất khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của lãnh thổ, từng mức độ phát triển và đặc điểm của chính lãnh thổ quy hoạch. Ngoài ra nội dung trên luôn có xu hƣớng tăng nhanh trên cơ sở các nghiên cứu địa lý tƣơng xứng.
Ở nƣớc ta nhu cầu của quy hoạch lãnh thổ là to lớn và rõ ràng. Tuy vậy cơ sở khoa học và phƣơng pháp luận cũng nhƣ phƣơng pháp địa lý kinh tế phục vụ cho quy hoạch trên còn những hạn chế nhất định. Nhu cầu chọn địa điểm cho các công trình xây dựng, cho các đầu mối dân cƣ, kinh tế đã trở nên rất cấp thiết. Đồng thời việc chọn trên gặp rất nhiều khó khăn vì sự tham gia của các nhà địa lý và nhất là địa lý kinh tế chƣa đầy đủ trong quy hoạch. Do đó phát triển các nghiên cứu địa lý về chiều sâu và rộng đƣơng nhiên là nhu cầu không phải chỉ của khoa học mà còn của cuộc sống đƣơng đại.
29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xơtitrencô Đ.N. Kế hoạch hóa lãnh thổ tổng hợp nền kinh tế quốc dân. Kiep. Nhà in chính của Liên hiệp in "trƣờng Đại học", 1988 (tiếng Nga)
2. Xauskin Yu. G., Những vấn đề địa lý kinh tế hiện nay trên thế giới, tập II, Nhà xuất bản Giáo dục , Hà Nội, 1988
3. Những vấn đề địa lý kinh tế hiện nay trên thế giới, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1981.
4. Nêcơraxốp N.N. Kinh tế vùng: Lý thuyết vấn đề, các phƣơng pháp - Matxơva, NXB Kinh tế, 1975 (tiếng Nga).
5. Xauskin. Iu. G. Địa lý kinh tế: Lịch sử, lý thuyết, phƣơng pháp, thực tiễn. NXB "Ý tƣởng”, Matxcva, 1973.
6. Botnaxki M. X., Địa lý cổ xƣa, sách để đọc, Matxcva, 1953.
7. Davatxki X., Cơ sở kế hoạch hóa vùng, dịch từ tiếng Ba Lan của Mogiarov N. Đ, NXB "Tiến bộ" Matxcva , 1973 (tiếng Nga)
8. Kuznhetxov CA. Địa lý và quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1975.
9. Freeman T. W. Geography and planning, London, 1962.
10. Nội dung và phƣơng pháp quy hoạch lãnh thổ Việt Nam (Hội thảo lần thứ nhất), Viện chiến lƣợc phát triển và cơ quan quy hoạch lãnh t hổ Pháp, Hà N ội 1 995.
11. Hội thảo khoa học tổ chức lãnh thổ, Hội địa lý Việt Nam, Hà Nội, 1995. 12. Côrebôp A.v. Địa lý và nền kinh tế; IAN, tập địa lý , 1964, No. 4
30
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ... 1
I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUY HOẠCH ... 3
1. Trên thế giới: ... 3
2. Ở trong nƣớc ... 9
II. NHU CẦU CỦA QUY HOẠCH LÃNH THỔ ĐỐI VỚI NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ ... 11
1. Nhu cầu đối với các khoa học địa lý tự nhiên. ... 13
2. Nhu cầu đối với các khoa học địa lý kinh tế - xã hội. ... 14
III. NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUY HOẠCH LÃNH THỔ ... 20
IV. NHŨNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ CẦN QUY HOẠCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ... 23
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ THỰC HIỆN CÁC PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH LÃNH THỔ ... 28
Nhận xét về bài tổng luận:
"Về cơ sở khoa học địa lý phục vụ qui hoạch lãnh thổ ". PTS Phạm Xuân Trường - Viện Địa lý.
Trƣớc hết phải nói ngay rằng địa lý học (dù là chuyên ngành nào đi nữa) trong nghiên cứu của mình cũng hƣớng tới việc sử dụng hợp lý lãnh thổ. Vậy theo logic thông thƣờng muốn sử dụng hợp lý lãnh thổ nhất thiết phải có sự hiểu biết nhất định về các điều kiện địa lý của lãnh thổ ấy. Nói khác đi các kết quả nghiên cứu của địa lý học là cơ sở khoa học đáng tin cậy nhất của việc qui hoạch lãnh thổ. Bài tổng luận của PTS. Phạm Xuân Trƣờng đã giải quyết đƣợc yêu cầu cấp bách mà công tác qui hoạch hiện tại đang đòi hỏi.
Mở đầu bài viết tác giả trình bày một cách ngắn gọn khái niệm về qui hoạch và kế hoạch hÓa lãnh thổ, cũng để nhấn mạnh tầm quan trọng của các thông tin địa lý trong qui hoạch lãnh thổ ở tầm vĩ mô và vi mô.
Mục 1. Tác giả đã điểm lại tình hình nghiên cứu địa lý phục vụ qui hoạch trên thế giới và ở nƣớc ta. Riêng ở nƣớc ta, ngƣời đọc thấy rằng phần viết về đóng góp của trung tâm địa lý tài nguyên (trƣớc đây) và Viện Địa Lý hiện nay là còn quá ít. Vì thực tế một loạt đề tài, đề án và cả những hợp đồng với các địa phƣơng (tỉnh, huyện, khu kinh tế mới và ở cả các mô hình) cũng đã làm theo hƣớng này.
Mục 2.Nhu cầu của qui hoạch lãnh thổ đối với nghiên cứu địa lý theo ngƣời đọc đó là vai trò vị trí của nghiên cứu địa lý trong qui hoạch lãnh thổ. Ở đây cần nhấn mạnh tác giả đã đƣa 7nguyên tắc trong kế hoạch hóa lãnh thổ là hợp lý. Từ cách trình bày trên tác giả đã đi đến tổng hợp, phân tích nhu cầu đối với các chuyên ngành địa lý (địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội) là khá đầy đủ và súc tích cho một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch...).
Mục 3.Nghiên cứu địa lý phục vụ qui hoạch lãnh thổ.
Ở tổng luận này tác giả chủ yếu trình bày khía cạnh phân vùng địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội, những khía cạnh mà khi qui hoạch và tổ chức lãnh thổ là rất cần thiết.
Cuối cùng mục 4, là phần tổng kết và quan niệm của tác giả về những nội dung nghiên cứu địa 1ý phục vụ qui hoạch ở Việt Nam, theo chúng tôi là đầy đủ và thiết thực.
Tóm lại: Bài tổng luận do PTS Phạm Xuân Trƣờng là một tổng kết rất cần thiết trong nghiên cứu và làm dùng làm tài liệu tham khảo rộng rãi cho các nhà địa lý, qui hoạch và bảo vệ môi trƣờng. Bài tổng luận có thể đăng với mục đích nêu trên.
Hà Nội 12/ 1/ 1996. Ngƣời viết nhận xét:
Nhận xét về bài tổng luận:
"Về cơ sở khoa học địa lý phục vụ qui hoạch lãnh thổ".
PTS Phạm Xuân Trường - Viện Địa lý.
Theo chúng tôi, tác giả đã tuân thủ các dẫn dắt địa lý kinh tế kinh điển của các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây, về cơ sở khoa học và nhân văn, không có điều gì nghi ngờ.
Bản báo cáo dài 29 trang đã đề cập đến các vấn đề cơ bản nhất của vấn đề qui hoạch lãnh thổ hiện nay. Trƣớc đây chỉ đề cập đến các lý thuyết, lý luận của Liên xô, nay tác giả đã mở rộng và áp dụng một số lý luận hiện hành trên thế giới và ở Việt Nam.
Tác giả cũng đã đề cập đến các vấn đề cơ bản trong nền kinh tế chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị trƣờng, để đề cập các vấn đề cần chuyển biến trong nền kinh tế mới. Đây là một đóng góp quan trọng trong sự nhìn nhận giữa sự dung hòa và đối tác giữa các hoạt dộng khoa học và thực tiễn đòi hỏi.
Mặc dù với bản viết tay, nhƣng dù sao cũng đã nêu ra đƣợc những tiền đề cơ bản để tiến tới thảo luận cơ bản cho việc thảo luận tiếp theo của địa lý học và qui hoạch lãnh thổ.
Báo cáo đã nêu ra đƣợc những lý luận, dẫn chứng cơ bản, có cơ sở khoa học để tiến tới thành lập các nội dung sâu sắc, chính tắc hơn để có thể thành lập các nội dung cơ sở cho khoa học qui hoạch lãnh thổ.
Báo cáo đƣợc coi là các tài liệu dẫn chính tắc, chính xác, có nội dung khoa học chính xác, nhƣ các tài liệu có thể đƣợc dùng nhƣ tham khảo chuẩn.
PP. Sinh thái canh quan.
Một số nhận xét về tổng luận
ỨNG DỤNG CỦA PCR
Ngƣời biên soạn : Nguyễn Ngọc Hải
Tác giả Nguyễn Ngọc Hải, cán bộ của viện di truyền nông nghiệp đã viết một bản tổng luận đề cập đến một vấn đề thời sự của Sinh học nói chung, Di truyền học nói riêng: PCR; Đây là một tài liệu đáng trân trọng.
Tác giả đề cập đến :
- PCR : công cụ mới để chuẩn đoán y học - Theo dõi sự biến đổi của virut Sida
- Phân tích phản ứng miễn dịch, - Ứng dụng của PCR trong khảo cổ Những hạn chế của PCR.
Trong phần PCR: công cụ mới để chuẩn đoán y học (nên ghi: trong Y học): Tác giả đã giới thiệu với ngƣời đọc lợi thế của việc ứng dụng PCR trong chuẩn đoán bệnh di truyền (kể cả chuẩn đoán trƣớc sinh). Chúng ta đều biết: bệnh di truyền rất đa dạng vì vậy tác giả chỉ có thể nêu một vài ví dụ để minh họa: Thalassemia, bệnh nhầy nhớt. Nếu tác giả đề cập thêm vấn đề ứng dụng của PCR trong một số bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh khác và ứng dụng trong phát hiện dị hợp tử thì phần này tăng thêm giá trị. Đối với bệnh truyền nhiễm, tác giả đã đề cập đến giá trị của PCR trong chẩn đoán phân biệt các tác nhân gây bệnh, đồng thời tác giả cũng nêu những tồn tại trở ngại khi áp dụng PCR. Trong phần này nếu tác giả đề cập thêm chọn chủng trong việc sản xuất vaxin thì sẽ có thêm thông tin trong việc ứng dụng PCR trong sản xuất các chế phẩm sinh học. Trong phần Ung thƣ: tác giả đã đề cập khá cô đọng đến sự tác động của các Oncogene.
Trong phần Theo dõi sự biến đổi của virut sida: tác giả đã đề cập nhiều đến quần thể virut sida do sự biến đổi của virut. Đây là phần có nhiều thông tin có giá trị phục vụ tốt cho chƣơng trình phòng chống sida. Tác giả đã đề cập đến vấn đề "Các dấu vết di truyền" để theo dõi sự lan truyền của các chúng từ châu lục này sang châu lục khác, từ các động vật khác ( khỉ ) sang ngƣời
Trong phần Phân tích phản ứng miễn dịch tác giả đã có xem xét lại vai trò của limpho B và limpho T, đã đề cập đến sử dụng kỹ thuật PCR để phân tích các RNA thông tin nhằm phát hiện các dòng limpho bào khác nhau có trong máu. Đây là kỹ thuật tốt trong miễn dịch học
Trong các phần ứng dụng PCR trong khảo cổ học, trong nông nghiệp, tác giả đã cung cấp những thông tin kỹ thuật khá thú vị để phát hiện trong khảo cổ học, hoặc để chuyển gen trong nông nghiệp. Những phần này có giá trị trong thực tế.
Trong phần những hạn chế PCR, tác giả đã đề ra đƣợc những yêu cầu về kỹ thuật để bảo đảm an toàn khi sử dụng PCR, tôi tán thành tác giả đã đƣa phần đạo đức trong khi sử dụng PCR.
Đây là một bản tổng quan khoa học có tính chất phổ biến những hiểu biết tổng quát về ứng dụng của PCR, trong đó có ứng dụng trong y học, bản tổng quan này có giá trị khoa học đáng đƣợc nghiên cứu để sử dụng, phát hành.
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 1995 Trƣởng bộ môn y Sinh học Di truyền
Trƣờng Đại học Y Hà nội