VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong nội dung và phƣơng pháp quy hoạch vùng ở Việt Nam hiện nay, Phó Tiến sĩ Lƣu Đức Hồng [10] đƣa ra 4 hợp phần lớn: Phân tích và dự báo các nguồn phát triển, luận chứng định hƣớng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 (có chia ra các giai đoạn 5 năm), hệ thống các biện pháp thực hiện quy hoạch tổ chức thực hiện. Ở đây tác giả đã dẫn đến khai thác đƣợc đầy đủ các nội dung chủ yếu của quy hoạch vùng - một phần của quy hoạch lãnh thổ. Thậm chí trong mục luận chứng phát triển kinh tế xã hội của vùng thời kỳ 1995 - 2010 đã có nội dung riêng về luận chứng tổ chức không gian (phân bố theo lãnh thổ) và quy hoạch bảo vệ môi trƣờng. Trong "phân tích và dự báo các nguồn nhân lực phát triển" đặc biệt quan tâm đến vị trí địa lý, các đặc điểm tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội để rút ra các kết luân về lợi thế và hạn chế của vùng trong mối quan hệ với các vùng khác và với cả nƣớc.
Phải khẳng định rằng những nội dung quy hoạch vùng nói trên nhất là "phân tích và dự báo các nguồn phát triển" chủ yếu là nội dung nghiên cứu địa lý kinh tế. Những nội dung khác ít nhiều đều liên quan đến địa lý kinh tế. Trong đó xem xét các nội dung đó về mặt lãnh thổ nhƣ một thuộc tính của bất kỳ hiện tƣợng, quá trình thành tạo nào đều đƣợc soi sáng trong các địa lý kinh tế.
Vì những lẽ trên chúng tôi cho rằng, để đảm bảo cơ sở khoa học hợp lý cho quy hoạch lãnh thổ nào đó, thì việc tìm hiểu các nghiên cứu địa lý và nhất là địa lý kinh tế về lãnh thổ đƣợc quy hoạch cũng nhƣ những nghiên cứu cần phải tiến hành bổ sung là sự đảm bảo đầu tiên cho thành công của mỗi dự án quy hoạch lãnh thổ.
Nhƣ Xauskin khẳng định [5] sự tham gia của các nhà địa lý kinh tế trong kế hoạch hóa lãnh thổ và quy hoạch vùng đƣơng nhiên nâng cao trình độ của các công tác đang tiến hành. Tuy nhiên giả thiết
24
sự tham gia trực tiếp không có, thì trƣớc các nhà địa lý kinh tế trong kế hoạch lãnh thổ và quy hoạch lãnh thổ đã có những nhiệm vụ thực tiễn đặc biệt. Đó là:
* Nhiệm vụ thứ nhất:
Trƣớc hết đó là sự tìm kiếm một hệ thống khoa học để hoàn thiện kế hoạch hóa lãnh thổ trong sự kết hợp và thống nhất với kế hoạch hóa ngành. Cách giả quyết những khó khăn là tiến hành phân vùng kinh tế nhiều cấp của lãnh thổ nghiên cứu có luận chứng chuyên môn hóa và phần công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng thuộc cấp bậc khác nhau. Ngoài ra cần phân tích cân đối vị trí của vùng trong phân công lao động đó, trong phát triển tổng hợp nền kinh tế đất nƣớc.
* Nhiệm vụ thứ hai:
Nhƣ Côrôbôp A.v. [12] xác định là đặt ra những vấn đề khoa học tiền kế hoạch để phát triển lãnh thổ nền kinh tế quốc dân của đất nƣớc cho các thời kỳ sau kế hoạch, bằng dự báo những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ các lực lƣợng sản xuất. Ở đây đặc biệt nổi cộm là dự thảo các vấn đề liên ngành lớn, cùng các vấn đề liên vùng trong phát triển. Chính các vấn đề trên liên kết mạnh nhất kế hoạch hóa ngành và kế hoạch hóa theo lãnh thổ.
* Nhiệm vụ thứ ba:
Phân tích khoa học và dự thảo các đề xuất thực tiễn về các vấn đề phát triển lãnh thổ. Những vấn đề trên không nhƣ các thành phần bắt buộc trong kế hoạch nhà nƣớc ở mặt ngành cũng nhƣ lãnh thổ nhƣng ảnh hƣởng mạnh mẽ đến việc thực hiện kế hoạch đó. Đó là những vấn đề phân bố dân cƣ, tăng trƣờng thành phố, di dân, những hậu quả không thấy trƣớc của tác động trong sản xuất đến môi trƣờng và tác động ngƣợc lại của môi trƣờng đến sự phát triển nền kinh tế. Ngoài ra cần chú ý các hiện tƣợng trong đời sống kinh tế, những hiện tƣợng không phải là yếu tố của kế hoạch đã ấn định khắt khe.
25
Do đó có thể khẳng định rằng, tính vô định về mật lãnh thổ càng lớn bao nhiêu, các phƣơng án giải quyết nhiệm vụ càng nhiều bao nhiêu thì sự tham gia trên thực tế của các nhà địa lý kinh tế trong kế hoạch, quy hoạch càng quan trọng bấy nhiêu. Luận chứng khoa học ranh giới vùng quy hoạch và vị trí của nó trong hộ thống phân vùng kinh tế vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các nhà địa lý kinh tế.
Hơn nữa trong quy hoạch vai trò trọng yếu thuộc về các định mức khác nhau. Nhƣng trong sự phong phú, đa dạng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính các định mức trên tỏ ra ít hiện thực. Do đó cần có sự sửa đổi các chỉ tiêu xuất phát từ những đặc điểm cụ thể của vùng quy hoạch hiểu đƣợc địa lý kinh tế của vùng, đặc trƣng điều kiện địa phƣơng.
Căn cứ ý nghĩa to lớn của địa lý nói chung và địa lý kinh tế nói riêng có thể dự kiến một nội dung cơ sở khoa học địa lý phục vụ quy hoạch lãnh thổ nhƣ sau:
1. Xem xét và đánh giá địa lý kinh tế tự nhiên và kinh tế xã hội bao gồm:
* 1. Đánh giá vị trí địa lý kinh tế của vùng quy hoạch .
* 2. Xem xét điều kiện tự nhiên cho các mục đích sử đụng khác nhau (tức là dƣới góc độ địa lý kinh tế) nhƣ một điều kiện nói chung phục vụ dân sinh, kinh tế; nhƣ một yếu tố gây hại (các điều kiện cực đoan) cho con ngƣời và hoạt động của họ; xác định các dạng tài nguyên.
* 3. Các đặc điểm địa lý dân cƣ bao gồm: đặc điểm nhân khẩu, nhân chủng - dân tộc, đặc điểm kinh tế và văn hóa xã hội, xác định cơ cấu dân cƣ và khả năng chuyển dịch cho những thời đoạn quy hoạch, xác định nguồn lao động.
26 4. Đặc điểm các ngành kinh tế bao gồm
a. Các ngành kinh tế truyền thống và khả năng hiệu quả chuyển dịch chúng. b. Các ngành kinh tế triển vọng đến năm quy hoạch
c. Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ cấu hạ tầng phục vụ sản xuất dân sinh. d. Ngành công nghiệp
đ. Ngành nông - lâm - ngƣ
e. Các ngành dịch vụ (y tế, giáo dục, cung ứng, thƣơng nghiệp, du lịch...) *5. Những vấn đề xã hội, an ninh quốc phòng, các tệ nạn xã hội.
*6. Sự phân hóa và phân vùng địa lý kinh tế lãnh thổ nghiên cứu - sự chênh lệch và khả năng giảm mức độ khác biệt trong mức độ phát triển giữa các vùng đƣợc phân ra.
*7. Đánh giá kinh tế các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động, xác định thế mạnh a. Đánh giá tài nguyên khoáng sản cho công nghiệp
b. Đánh giá tài nguyên nông nghiệp
c. Đánh giá tài nguyên nông nghiệp du lịch d. Đánh giá tài nguyên nƣớc
27 e. Đánh giá tài nguyên biển
g. Đánh giá nguồn lao động cho các lĩnh vực sử dụng h. Đánh giá tổng hợp các tài nguyên thành phần i. Đánh giá các vùng tài nguyên
k. Thế mạnh và hạn chế về nguồn tài nguyên nói chung và ở các đơn vị lãnh thổ khác nhau trong vùng quy hoạch .
2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu
*1. Nhu cầu (thị trƣờng) về các sản phẩm triển vọng ở vùng đến thời điểm quy hoạch *2. Khả năng khai thác sử dụng tài nguyên trong vùng có so sánh với các vùng khác trong nƣớc.
*3. Định hƣớng chung của sự phát triển kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu . *4. Định hƣớng các ngành kinh tế triển vọng chủ yếu.
*5. Định hƣớng phát triển các vùng kinh tế cơ bản nhất
3. Quy hoạch lãnh thổ vùng xem xét
*1. Những vấn đề lãnh thổ nổi bật cần giải quyết *2. Các phƣơng án quy hoạch theo :
a. Các cơ sở, đối tƣợng quy hoạch chủ yếu (theo ngành) b. Sự phân bố theo các vùng đƣợc phân ra (theo vùng) c. Phƣơng án thời gian của quy hoạch
28