IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT
10. Tình hình hoạt động tài chính
10.1. Các chỉ tiêu cơ bản
a) Trích khấu hao tài sản cố định
Theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính về việc ban hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, Công ty thực hiện việc khấu hao tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình theo phương pháp đường thẳng. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lúy kế và giá trị còn lại. Thời gian khấu hao được ước tính như sau:
- Máy móc, thiết bị 03-07 năm - Thiết bị văn phòng 03 năm - Phần mềm quản lý 03 năm
b) Mức lương bình quân
Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động là 8.500.000 VND/tháng trong năm 2008. Có thể nói mức thu nhập người lao động trong Công ty ở trên
mặt bằng chung so với các doanh nghiệp khác trong ngành, điều đó đã mang lại cho WSS đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc.
c) Thanh toán các khoản nợ đến hạn
Công ty thực hiện thanh toán các khoản nợ đúng hạn. Tính tới thời điểm 30/9/2009, Công ty không phát sinh bất kỳ các khoản nợ nào quá hạn. Công ty thanh toán công nợ đúng thời gian quy định theo thỏa thuận với khách hàng.
d) Các khoản phải nộp theo luật định
Công ty thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các khoản phải nộp theo quy định hiện hành của Nhà nước.
e) Trích lập các quỹ theo luật định
Theo quy định của pháp luật (Luật doanh nghiệp 2005, Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007) và Điều lệ Công ty, hàng năm Công ty phải trích lập các quỹ, trong đó quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5% lợi nhuận ròng cho đến khi bằng 100% vốn điều lệ Công ty, quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ bằng 5% lợi nhuận ròng cho đến khi bằng 10% vốn điều đệ. Thực tế, do kết quả kinh doanh của Công ty năm 2008 không cao (lợi nhuận sau thuế 762.207.301 đồng) nên Công ty tạm thời chưa trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Phần lẽ ra được trích lập cho quỹ này, Công ty dồn cho quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ, do thị trường chứng khoán vào khoảng thời gian này xuất hiện nhiều nguy cơ rủi ro. Do đó, quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ được trích lập bằng 10% lợi nhuận ròng sau thuế. Năm 2009, Công ty cam kết sẽ trích bù cho quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với phần chưa trích lập năm 2008.
Số dư quỹ như sau:
Nội dung 31/12/2007 31/12/2008 30/9/2009
Quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ
76.220.730 1.110.557.440
Tổng cộng 76.220.730 1.110.557.441
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007; 2008; báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho kỳ kế toán
từ 01/01/2009 đến 30/06/2009; báo cáo tài chính chưa kiểm toán giai đoạn từ 30/06/2009 đến 30/9/2009.
f) Tổng dư nợ vay ngân hàng
g) Tình hình công nợ hiện nay
Các khoản phải thu 31/12/2007 31/12/2008 30/09/2009
Phải thu của tổ chức phát
hành chứng khoán 700.000.000 0
Phải thu của người đầu tư 104.398.960
Phải thu hoạt động giao dịch
chứng khoán 1.887.706.266
Thuế GTGT được khấu trừ 27.597.750
Phải thu nội bộ 3.000.000
Ứng trước cho người bán 923.604.974 6.479.476.975 155.278.000
Phải thu khác 3.874.272.015 837.890.045
Tổng cộng 923.604.974 11.053.748.990 3.015.871.021
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007; 2008; báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho kỳ kế toán
từ 01/01/2009 đến 30/06/2009; báo cáo tài chính chưa kiểm toán giai đoạn từ 30/06/2009 đến 30/9/2009.
Các khoản phải trả 31/12/2007 31/12/2008 30/09/2009 Nợ ngắn hạn 1.074.823.514 10.632.996.501 43.717.880.015
Phải trả người bán 202.177.485 262.974.832
Người mua ứng trước 75.000.000 20.000.000
Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 617.649.774 201.448.036 4.917.787.572
Phải trả nhân viên 32.296.435 413.188.873
Phải trả tổ chức phát hành
chứng khoán 249.300.000 6.758.145.424
Thanh toán giao dịch chứng
khoán của người đầu tư 9.876.348.597 30.486.881.499
Tổng cộng 1.074.833.654 10.661.120.553 43.717.880.015
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007; 2008; báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho kỳ kế toán
từ 01/01/2009 đến 30/06/2009; báo cáo tài chính chưa kiểm toán giai đoạn từ 30/06/2009 đến 30/9/2009.
10.2.Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán (lần)
Hệ số thanh toán ngắn hạn (TSLĐ/Nợ ngắn hạn)
Hệ số thanh toán nhanh (TSLĐ - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn
hạn
155,61 155,61
8,11 8,11
2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số Nợ/Tổng tài sản (%) Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu (lần) 0,63 0,006 5,89 0,063
3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động (lần)
Vòng quay vốn lưu động (Doanh thu thuần/TSLĐ)
Vòng quay tổng tài sản (Doanh thu thuần/Tổng tài sản)
0,017 0,016
0,219 0,105
4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời (%)
Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
Hệ số Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần
57,2 0,94 0,93 79,4 4 0,45 0,42 -
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007; 2008; báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho kỳ kế toán
từ 01/01/2009 đến 30/06/2009; báo cáo tài chính chưa kiểm toán giai đoạn từ 30/06/2009 đến 30/9/2009.
- Năm 2007: Công ty gần như chưa hoạt động, nên tình hình tài chính gần như thời điểm bắt đầu, chưa có thay đổi đáng kể.
- Năm 2008:
Một số nhận xét sơ bộ về các chỉ tiêu tài chính năm 2008:
o Các chỉ số thanh toán của Công ty là rất tốt, hầu như không có vay nợ. o Cơ cấu vốn an toàn
o Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động còn rất thấp
Vấn đề đáng quan tâm nhất là các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động đều rất thấp. Nguyên nhân: năm 2008 là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với thị trường chứng khoán nước ta. Xu hướng giảm điểm bắt đầu từ đầu năm, kèm theo là tính thanh khoản của thị trường cũng giảm dần. Mặc dù trong khoảng thời gian từ đầu tháng 7/2008 đến đầu tháng 9/2008, thị trường hồi phục một phần nhưng ngay sau đó, thị trường lại tái diễn xu hướng giảm sâu, kéo dài đến tháng 2 năm 2009, do bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, hầu hết các hoạt động kinh doanh chứng khoán đều khó khăn. Tính thanh khoản của thị trường thấp nên doanh thu môi giới kém. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề do việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước gần như bị ngừng trệ; các hoạt động phát hành cũng trở nên khó khăn; hoạt động niêm yết cũng không được nhiều doanh nghiệp quan tâm... Cạnh đó, hoạt động đầu tư chứng khoán đứng trước rủi ro rất lớn. Tuy nhiên, do làm tốt công tác phân tích, dự báo và quản trị rủi ro nên Công ty vẫn bảo toàn được vốn. Kết quả kinh doanh thấp kém năm 2008 là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, Công ty vẫn tự hào là một trong số rất ít các công ty chứng khoán có lãi năm 2008.