Giới thiệu chung về kĩ thuật đa annten

Một phần của tài liệu Mạng di động thế hệ 4g (Trang 36 - 38)

Các kĩ thuật đa annten được sử dụng để cải thiện hiệu năng của hệ thống bao gồm: cải thiện dung lượng hệ thống (nhiều người sử dụng hơn trên một ô tô) và vùng phủ (ô lớn hơn) cũng như cung cấp dịch vụ tốt hơn như tốc độ số liệu trên một người sử dụng cao hơn. Các kĩ thuật này bao gồm việc sử dụng nhiều anten tại máy phát và máy thu kết hợp với các kĩ thuật xử lý số tiên tiến.

Các lợi ích của việc sử dụng các kĩ thuật đa anten:

- Nhiều anten tại máy phát và (hoặc) tại máy thu có thể được sử dụng để đảm bảo chống phân tập phadinh trên kênh vô tuyến. Trong trường hợp này, các kênh truyền do các anten này tạo ra phải có tương quan phadinh tương hỗ

thấp, hay nói cách khác cần có khoảng cách giữa các anten đủ lớn (phân tập không gian), hoặc sử dụng các anten có phân cực khác nhau (phân tập phân cực)

- Nhiều anten tại máy phát và (hoặc) tại máy thu có thể được sử dụng để tạo dạng búp anten tổng hợp (búp phát và búp thu) chẳng hạn đểđạt được tăng ích cực đại trong phương đến máy phát và máy thu hoặc để triệt các tín hiệu nhiễu chính

- Sự có mặt đồng thời nhiều anten tại máy phát và máy thu có thểđược sử dụng

để tạo ra nhiều kênh thông tin song song trên giao diện vô tuyến. Điều này

đảm bảo khả năng sử dụng băng thông cao mà không gây giảm hiệu suất sử

dụng công suất hay nói cách khác cho phép tốc độ truyền dẫn cao mà không gây ảnh hưởng lớn đến phủ sóng.Giải pháp này gọi là ghép kênh không gian Một đặc trưng quan trọng của mọi cấu hình đa anten là khoảng cách giữa các phần tử anten phải đủ lớn do quan hệ giữa khoảng cách anten và tương quan tương hỗ giữa các phadinh kênh vô tuyến tại các anten khác nhau

Các anten trong cấu hình đa anten có thể được đặt cách xa nhau để đạt được tương quan tương hỗ thấp.Tuy nhiên trong các cấu hình khác, các anten có thểđược

đặt khá gần nhau để tăng tương quan tương hỗ, khi này các tín hiệu của các anten khác nhau bị pha đinh tức thời gần giống nhau. Các cấu hình đa anten này được phân loại thành phân tập, tạo búp và ghép kênh không gian

Khoảng cách anten thực tế cần thiết để đạt được tương quan tương hỗ thấp hoặc cao phụ thuộc vào bước sóng hay tần số sóng mang sử dụng cho thông tin vô tuyến. Ngoài ra nó cũng phụ thuộc vào kịch bản triển khai

Trong trường hợp các anten trạm gốc trong các môi trường thường gặp là các ô vĩ mô (các ô lớn, vị trí đặt anten khá cao…), khoảng cách giữa các anten thường là vài chục bước sóng để đảm bảo tương quan phadinh tương hỗ thấp. Nhưng đối với các đầu cuối di động trong môi trường tương tự, khoảng cách giữa các anten nửa bước sóng là đủ để đảm bảo tương quan tương hỗ khá thấp.Lý do khoảng cách anten khác nhau giữa trạm gốc và đầu cuối di động trong môi trường các ô vĩ mô là các phản xạ đa đường gây ra phadinh chủ yếu xẩy ra ở vùng gần đầu cuối di động. Vì thế nhìn từ đầu cuối di động,các đường truyền khác nhau thường đến với góc

rộng và điều này có nghĩa là tương quan phadinh thấp ngay cả khi khoảng cách giữa các anten nhỏ

Trái lại, trong kịch bản triển khai khác, như triển khai ô vi mô với các anten trạm gốc được đặt thấp hơn mái nhà hay triển khai trong nhà, môi trường nhìn từ

phía trạm gốc rất giống với môi trường nhìn từ phía đầu cuối di động. Trong các kịch bản này khoảng cách anten trạm gốc nhỏ hơn cũng đủ đảm bảo tương quan phadinh thấp

Các phân tích trên tương ứng với giả thiết rằng các anten có cùng phân cực.Một giải pháp khác để đạt được tương quan phadinh tương hỗ thấp là sử dụng phân cực khác nhau cho các anten khác nhau.Khi này có thể đặt các anten rất gần nhau để nhận được một kết cấu anten nhỏ gọn mà vẫn đảm bảo tương quan giữa chúng thấp

Một phần của tài liệu Mạng di động thế hệ 4g (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)