Cấu trúc giao thức trong mạng VSAT

Một phần của tài liệu Mạng VSAT IP băng thông rộng vệ tinh vinasat 1 (Trang 48 - 49)

Một mạng VSAT có thể được cấu hình như trong hình 1.32, trong đó mạng VSAT đóng vai trò cung cấp một kết nối giữa hai trạm đầu cuối với nhau và các trạm đầu cuối này được kết nối tới các máy tính Host tại trạm Hub. Trong đó có các kết nối vật lý và các bộ giao thức điều khiển các kết nối vật lý. Cấu hình giao thức ở đây là các các tầng chức năng trong mô hình tham chiếu OSI. Trong hình 1.32 chỉ

có 3 tầng thấp nhất (vật lý, liên kết dữ liệu, mạng) được chuyển đổi giao thức, tuy nhiên trong một vài trường hợp yêu cầu chuyển đổi giao thức tại tầng giao vận.

48

Sự chuyển đổi giao thức của tầng Network để giúp thực hiện chức năng chuyển đổi địa chỉ IP của máy tính khách hàng, điều này cho phép các địa chỉ mạng hoàn toàn độc lập với địa chỉ của khách hàng. Tầng liên kết dữ liệu được chia thành 2 tầng phụ: một tầng là liên kết dữ liệu - làm nhiệm vụ điều khiển các kết nối dữ

liệu qua môi trường vệ tinh độc lập hoàn toàn với chức năng điều khiển kết nối dữ

liệu giữa mạng VSAT và mạng máy tính của khách hàng và tầng kia là tầng điều khiển truy nhập kênh vệ tinh: có nhiệm vụ cung cấp truy cập cho các sóng mang trong phương pháp đa truy cập bởi các trạm VSAT hay trạm Hub. Ởđây có một vấn

đề cần quan tâm, đó là băng tần vệ tinh cung cấp kết nối cho các sóng mang tại mức vật lý. Nếu băng tần vệ tinh được cung cấp trên cở sở liên tục thì sẽ không được sử

dụng hiệu quả trong trường hợp lưu lượng không thường xuyên và liên tục hoặc đối với trường hợp lưu lượng là kiểu cụm. Do đó, việc phân bổ tài nguyên băng tần vệ

tinh cho nhu cầu của các trạm VSAT hay Hub phải dựa trên cơ sở phân bổ theo yêu cầu phù hợp với từng kiểu kết nối và loại lưu lượng.

Một phần của tài liệu Mạng VSAT IP băng thông rộng vệ tinh vinasat 1 (Trang 48 - 49)