Đa truy cập phân chia ngẫu nhiên theo thời gian hay còn gọi là ALOHA là một kỹ thuật được cải tiến từ kỹ thuật TDMA. Có 2 kiểu ALOHA: Không chia theo khe
thời gian (Unslotted ALOHA) và chia theo khe thời gian (S-ALOHA). Đối với
Unslotted ALOHA thì các trạm VSAT có thể truyền thông tin bất cứ lúc nào. Có nghĩa là không có đồng bộ. Đối với S-ALOHA, các trạm VSAT thực hiện truyền dữ
liệu trong các khe thời gian, vì vậy có sựđồng bộ nhưng không có sự phối hợp. Tức là các trạm VSAT thực hiện truyền dữ liệu của mình trong khe thời gian bất kỳ mà không cần biết là liệu khe thời gian đó đã được sử dụng bởi trạm VSAT khác hay
chưa. Hình 1.31 mô tả về nguyên lý S-ALOHA, trong đó các sóng mang được
truyền theo dạng từng cụm với thời gian của mỗi cụm tương ứng với thời gian của 1 khe thời gian. Những cụm sóng mang này mang các gói dữ liệu. Việc đồng bộ giữa các trạm VSAT được thực hiện bởi tín hiệu điều khiển của trạm Hub được truyền trên các kênh hướng từ Hub -VSAT. Việc truyền các gói dữ liệu được khởi tạo bởi 1 bản tin phát đi từ 1 trạm VSAT nào đó. Độ dài của bản tin có thể không trùng với
độ dài của 1 gói dữ liệu. Nếu bản tin đó quá nhỏ, nó phải được chèn thêm các bit
độn. Nếu bản tin quá lớn thì nó phải được truyền thành nhiều gói. Vì các trạm VSAT không được phối hợp với nhau cho nên các bản tin và cụm sóng mang được tạo ra 1 cách ngẫu nhiên.
45
Kỹ thuật truy cập ngẫu nhiên có một số hạn chế sau:
¾ Tính không ổn định: Hay xung đột giữa các gói tin khi các trạm đồng thời gửi các gói dữ liệu trên cùng 1 khe thời gian. Kết quả các gói tin bị xung
đột phải được truyền lại, các trạm nhận những gói tin này thường chịu tình trạng bị ứ đọng dữ liệu thông tin hay nói cách khác là bị nghẽn mạng. Và lưu lượng truyền lại này đã làm tăng dung lượng toàn mạng lên một cách không cần thiết.
¾ Thời gian xử lý lâu đối với các bản tin có độ dài lớn: Để gửi được các bản tin dài thì đòi hỏi phải gửi nhiều gói tin liên tiếp nhau, các bản tin này phải được chia nhỏ thành các gói tin trước khi được gửi đi. Có thể chứng minh được rằng thông lượng của hệ thống sử dụng kỹ thuật S-ALOHA với bản tin có độ dài lớn và được chia nhỏ thành các gói tin trong trường hợp bị yêu cầu truyền lại là: 2 1 G Ge S G + = − (1.6)
Phương trình trên chứng tỏ thông lượng hệ thống khi được so sánh với trường hợp S-ALOHA đơn gói tin (S=Ge-G) đã bị giảm đi 1 đại lượng là (1+G2), và có giá trị cực đại bằng 0.137 tại G=0.414.
Tóm lại, kỹ thuật FDMA – TDMA mang lại 1 sự kết hợp hài hoà giữa việc sử
dụng hiệu quả tài nguyên băng tần vệ tinh tối đa và mức tiêu thụ công suất thấp của thiết bị máy phát VSAT. Kỹ thuật này còn cho phép áp dụng một cách linh hoạt từ
phương thức gán băng tần hệ thống theo yêu cầu đến đa truy cập ngẫu nhiên ALOHA. Ngoài ra, đối với lưu lượng liên tục, thì sử dụng DA-TDMA sẽ tạo ra 1 thông lượng cao với thời gian trễ chấp nhận được. Đối với lưu lượng kiểu cụm, 1 kết nối thường trực sẽ là lãng phí vì vậy sử dụng kỹ thuật ALOHA sẽ hiệu quả hơn. S-ALOHA tạo ra thời gian trễ thấp khi lưu lượng cụm cao và có thể kết hợp với kỹ
thuật dành trước tài nguyên để tránh những hạn chế vốn có của S-ALOHA khi lưu lượng thấp.
46