Thị biểu diễn sự ảnh hưởng của V,S zt ới độ nhám bề mặt Rz.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bản chất của quá trình phay cao tốc và ảnh hưởng của nó đến độ nhám bề mặt khi gia công trên trung tâm gia công cao tốc 5 trục UCP600 (Trang 86 - 90)

Dựa trên phương trình đã xây dựng:

3243, , 0 3563 , 1 7609 , 0 9788 , 9 .V .S .t e Rz = − z

Ta sử dụng phần mềm Maple để thể hiện đồ thị 3d, cho t = 0,2 (mm), ta có chương trình như sau:

> with(plots); with(plottools):

> plot3d(exp(9.9788)*(1/V^.7609)*(Sz^1.3563)*(.2^.3243), V=400..1000, Sz=0.0416..0.0625, grid=[30,30]);

Hình 3.11. Ảnh hưởng của V, Sz lên Rz khi t = 0,2 mm.

3.5. Kết luận.

Độ nhám bề mặt nói riêng và chất lượng bề mặt chung do nhiều yếu tố ảnh hưởng trong đó yếu tố chế độ cắt ảnh hưởng rõ nét nhất.

Để xác định quan hệ giữa độ nhám với các thông số của chế độ cắt ta phải tiến hành thực nghiệm bằng cách cho chế độ cắt thay đổi sau đó đo độ nhám bề mặt ứng với từng chế độ cắt cụ thể, xử lý số liệu nhận được sẽ thu được hàm hồi quy. Để thu được hàm hồi quy gần đúng với hàm quan hệ thật thì cần phải tiến hành nhiều thực nghiệm, tức là cho chế độ cắt thay đổi với nhiều mức khác nhau. Tuy nhiên khi chế độ cắt thay đổi với nhiều mức thì sẽ phải tiến hành rất nhiều thực nghiệm (với 3 thông số chế độ cắt thì số thực nghiệm phải tiến hành là 2n, n là số

mức thay đổi của một thông số), điều đó sẽ làm cho công việc thực nghiệm mất rất nhiều thời gian và tốn kém, xử lý kết quả phức tạp. Được sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn, tôi đã chọn cách thay đổi chế độ cắt ở 3 mức, với số thực nghiệm là 23 = 8. Với 3 mức thay đổi thì kết quả nhận được chưa thật sự chính xác tuy nhiên nó cũng đã cho kết quả phù hợp với lý thuyết.

Với mỗi vật liệu gia công sẽ cho ra một kết quả khác nhau, khi thực hiện thực nghiệm trên càng nhiều vật liệu khác nhau thì càng cho nhiều kết quả. Tuy nhiên thực nghiệm với loại vật liệu nào thì còn tùy thuộc vào việc loại vật liệu đó có thường được gia công trên máy mình thực nghiệm hay không. Nếu vật liệu đó thường được gia công trên máy đó thì kết quả thực nghiệm sẽ mang nhiều ý nghĩa. Được sự thống nhất của cán bộ hướng dẫn, tôi đã chọn loại vật liệu thực nghiệm là thép làm khuôn S55C theo tiêu chuẩn Nhật. Đây là loại vật liệu phổ biến, có độ cứng tương đối cao. Trong quá trình tiến hành thực nghiệm tôi mới chỉ tìm ra quan hệ giữa độ nhám bề mặt với chế độ cắt, có nghĩa rằng chỉ sử dụng một dao, một chế độ bôi trơn, làm lạnh.

Tuy nhiên vì thời gian và điều kiện nên đề tài mới chỉ tìm hiểu khi gia công cao tốc ở mức khởi đầu. Còn các vận tốc lớn hơn, dải vận tốc rộng hơn, và lượng chạy dao lớn hơn nữa thì đề tài chưa đề cập đến.

Với tầm quan trọng của độ nhám bề mặt đối với khả năng làm việc của chi tiết máy, theo tôi thì nếu phát triển thêm thì đề tài nên phát triển theo hướng là thay đổi thông số chế độ cắt theo nhiều mức hơn nữa, có thể thay đổi nhiều dao với các thông số và vật liệu khác nhau, thay đổi nhiều chế độ bôi trơn, làm nguội khác nhau, độ nhám bề mặt trước gia công cũng thay đổi, đo cả lực cắt khi phay cao tốc. Có nghĩa là tìm quan hệ giữa độ nhám với nhiều yếu tố hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Thế Đạt, Trần Văn Địch và các tác giả (1998)

Công nghệ chế tạo máy-tập 1,2 NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội.

2.Nguyễn Trọng Bình (2003), Tối ưu hoá quá trình gia công cắt gọt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Trần Văn Địch, Ngô Trí Phúc (2006), Sổ tay thép thế giới, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

4. Trần Văn Địch (2008), Các phương pháp xác định độ chính xác gia công, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

5.Bành Tiến Long, Trần Thế Lục, Trần Sỹ Tuý (2001) Nguyên lý gia công vật liệu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6.Bành Tiến Long, Hoàng Vĩnh Sinh, Phan Văn Hiếu (2010), Nghiên cứu các thông số ảnh hưởng đến sự ổn định khi gia công trên máy phay CNC cao tốc “DNM400”. Tạp chí cơ khí Việt Nam số 07 tháng 7 năm 2010.

7. Bùi Thế Tâm, Trần Vũ Thiệu (1998), Các phương pháp tối ưu hoá, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Tuyển (2005) Quy hoạch thực nghiệm, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

9.P.Fallbohmer, C.A.Rodriguez, T.Ozel, T.Altan (2000) High-speed machining of cast iron and alloy steels for die and mold manufacturing, Journal of Materials processing technology.

10. Dr. Mosche Goldberg (March, 2010), The key to higher productivity, Asia pacific metalworking equipment news.

11. J.Kopac (2007), High precision machining on high speed machines, Journal of Achievements in Materials and Manufacturing Engineering.

12.Ya.Lgurevits và các tác giả(1981), Chếđộ cắt và các vật liệu khó gia công biên dịch Hồng Nguyên NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

13. Herbert Schulz (1999). The history of High speed machining, Darmstadt University of Technology, Germany.

14. Herbert Schulz, Toshimichi Moriwaki (1992) High-speed machining, Annals of the CIRP.

15. Usama Umer, Lijing Xie, Xibin Wang (2008), Finite element chip formation analysis for high speed milling operations, Transactions of the CSME.

16. Reza Yousefi, Yoshio Ichida (2000), A study on ultra-high-speed cutting of aluminium alloy: Formation of welded metal on the secondary cutting edge of the tool and its effects on the quality of finished surface, Precission engineering Journal of the International Societies for Precission Engineering & Nanotechnology. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bản chất của quá trình phay cao tốc và ảnh hưởng của nó đến độ nhám bề mặt khi gia công trên trung tâm gia công cao tốc 5 trục UCP600 (Trang 86 - 90)