III – Giải pháp thực hiện đổi mới quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Công ty 20
3.3 Đẩy mạnh các hoạt động giám sát và điều hành việc thực hiện kế hoạch
Mục tiêu của doanh nghiệp có đạt được hay không không chỉ phụ thuộc vào bản kế hoạch có được xây dựng hay không mà còn phụ thuộc vào công tác tổ chức triển khai. Trong những năm qua, công tác theo dõi giám sát thực hiện kế hoạch của công ty đã thực hiện nhưng chưa thường xuyên và kịp thời, chưa sâu sát với thực tế dẫn đến công ty không bám sát được quá trình thực hiện kế hoạch của đơn vị, từ đó không có những điều chỉnh kịp thời. Mặt khác, công ty điều chỉnh cũng hết sức bị động chỉ khi nào xảy ra sự cố mới tiến hành điều chỉnh. Vì vậy, công ty cần thành lập một ban kiểm soát tại xưởng, chịu trách nhiệm, theo dõi giám sát từng khâu thực hiện kế hoạch của đơn vị mình, có chế độ khen thưởng, kỷ luật trong việc thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời cử người xuống tận xưởng cùng với ban kiểm soát theo dõi việc thực hiện kế hoạch của đơn vị sản xuất. Có như vậy, mới nhanh chóng phát hiện và nắm bắt những yếu tố phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó điều chỉnh kịp thời, để không xảy ra sự cố. Công ty cần phải hoàn thiện công tác đánh giá cụ thể như sau:
+ Lập một đội ngũ kiểm tra giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch để việc đánh giá khoa học và chính xác hơn. Đội này phải bao gồm những người có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm và năng động. Đối với các đơn vị trực thuộc công ty, nếu không đủ điều kiện lập một đội kiểm tra như vậy thì nên giao cho một người có trình độ để có thể đảm bảo tính nhất quán trong đánh giá.
+ Cần tiến hành đánh giá thực hiện thường xuyên theo từng thời kỳ ngắn hạn, có thể tiến hành đánh giá theo từng quý để đảm bảo phát hiện những sai sót, những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới thành công của kế hoạch, từ đó có những điều chỉnh thích hợp.
3.4 Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ nâng cao trình độ của cán bộ lập kế hoạch
Để có thể có được bản kế hoạch tốt, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và thị trường, ngoài những yêu cầu đặt ra đối với các căn cứ để xây dựng kế hoạch, yếu tố con người cũng là một yêu cầu quan trọng. Công ty cần nâng cao trình độ của đội ngũ làm kế hoạch trong công ty. Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn để cung cấp các kỹ thuật nghiệp vụ mới và phù hợp với tình hình của công ty cho đội ngũ cán bộ này.
Như vậy, bằng việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm hoạt động kế hoạch, công ty có thể xây dựng được những bản kế hoạch khả thi, sát thực tế, tốt hơn đáp ứng được yêu cầu. Từ đó, giúp công ty phát triển đúng hướng và đạt được những mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn của mình. Song song với việc bồi dưỡng đào tạo các cán bộ kế hoạch Công ty cần tuyển thêm những cán bộ có
có thị phần lớn bao giờ cũng có cơ hội phát triển cao hơn các doanh nghiệp khác. Vậy nên mở rộng thị trường là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt là công ty đang trong tiến trình cổ phần hóa.
Hiện nay, hàng Quốc phòng có số lượng ổn định qua các năm thì mặt hàng kinh tế xuất khẩu cũng chiếm thị phần quan trọng trong các mặt hàng của Công ty. Vì vậy, mở rộng thị trường là giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy việc hoàn thành các kế hoạch đặt ra, đưa công ty phát triển hơn.
Để làm được điều đó, Công ty cần phải tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại như tham gia các hội chợ, triển lãm để khách hàng biết tới Công ty nhiều hơn…Bên cạnh đó, Công ty có thể tiến hành chào hàng trên Internet hoặc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh truyền hình…Đồng thời Công ty cần xây một website cho mình. Đây là một vấn đề cấp thiết cần giải quyết ngay bởi công nghệ thông tin ngày càng phát triển và xâm nhập vào trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế, các hợp đồng giao dịch được ký kết qua mạng ngày càng phổ biến; hầu hết các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường đều xây dựng cho mình một webside riêng để cung cấp cho khách hàng và các nhà đầu tư các thông tin cần thiết về doanh nghiệp.
Tập hợp một số cán bộ trẻ, năng động, có năng lực để xây dựng một bộ phần chuyên trách về vấn đề nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới. Như vậy, một mặt làm tăng hiệu quả của công tác xây dựng kế hoạch, một mặt giúp Công ty nắm bắt được các cơ hội từ thị trường góp phần tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo tiền để thâm nhập thị trường mới.
Tiếp tục tạo dựng cho Công ty một thương hiệu có uy tín trên thị trường. Hiện nay, thương hiệu đang được coi là chìa khóa dẫn tới thành công của mọi
doanh nghiệp. Thông thường, khách hàng chỉ chú ý tới sản phẩm khi nó đi kèm với thương hiệu nào đó.
3.6 Giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ
Vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng trong phát triển doanh nghiệp. Nó vừa có thể là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh, vừa có thể là nguyên nhân phá vỡ các kế hoạch, chiến lược đặt ra vì vốn là một trong bốn nguồn lực chính của doanh nghiệp.
Hiện nay, Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn sử dụng trong sản xuất kinh doanh chủ yếu là thuộc sở hữu của Nhà nước. Nhưng công ty đang trong tiến trình cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần, vốn thuộc sở hữu của Nhà nước sẽ không còn nhiều như trước. Vì vậy, Công ty cần có những biện pháp để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, để làm được điều ấy Công ty cần :
- Hoàn thiện việc xác định các phương án kinh doanh. Khó khăn của Công ty khi huy động vốn là thiếu các phương án kinh doanh có tính khả thi, vì vậy cần phải tìm kiếm và xây dựng nhiều phương án kinh doanh hiệu quả để có thể thu hút được các nhà đầu tư.
- Đa dạng các hình thức huy động vốn, lựa chọn hình thức phù hợp với Công ty nhất.
3.7 Giải pháp thúc đầy việc phân công, phối hợp thực hiện kế hoạch giữa các bộ phần chức năng và các đơn vị trực thuộc
Công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp đòi hỏi sự tham gia không chỉ của các nhà kế hoạch mà còn là công việc của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các phòng ban chức năng và sẽ tốt hơn nếu lôi kéo được sự tham gia của người lao
nhiên, nếu không có sự phân công các công việc cụ thể, rõ ràng thì sẽ dễ dẫn đến sự chồng chéo, hiệu quả thực hiện giảm đi gây lãng phí nguồn lực. Do đó, cần phải có sự phân công phối hợp thực hiện giữa các bộ phân chức năng và các đơn vị trực thuộc Công ty.
Để việc phân công, phối hợp thực hiện kế hoạch giữa các bộ phân chức năng và các đơn vị trực thuộc Công ty đạt hiệu quả cao nhất cần phải tiến hành phân công, phân cấp rõ ràng, chi tiết đến từng bộ phận trong Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty.
Thực hiện giải pháp này, thay vì triển khai giao kế hoạch thực hiện xuống các đơn vị trực thuộc thì nội dung của bản kế hoạch năm của các đơn vị sẽ được thể hiện trong phụ lục hợp đồng kèm theo.
KẾT LUẬN
Kế hoạch là một công cụ quản lý hữu hiệu, không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cư doanh nghiệp nào. Thông qua công cụ này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời hướng các hoạt động đó theo mục tiêu đã đặt ra. Quy trình kế hoạch hóa gồm 4 khâu: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra giám sát kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch, trong đó xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên quan trọng, có tính quyết định công tác kế hoạch hóa.
Trong những năm vừa qua, Công ty 20 đã thực hiện khá tốt, phát huy phần nào vai trò của công tác kế hoạch hóa đối với hoạt động quản lý công ty, song còn nhiều bất cập cần khắc phục. Trong đề tài của mình em đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại yếu kém về công tác kế hoạch của Công ty 20. Đồng thời đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch hóa tại công ty, đưa công tác kế hoạch hóa trở thành công cụ quản lý hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS. Nguyễn Tiến Dũng, các cán bộ phòng Kế hoạch tổ chức sản xuất của công ty 20 đã giúp em hoàn thành đề tài này.
1. ThS. Bùi Đức Tuân ( chủ biên), giáo trình kế hoạch kinh doanh, NXB Lao động xã hội.
2. Nguyễn Thành Độ – Giáo trình chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp, NXB Thống Kê.
3. Các báo cáo bảng biểu từ phòng Kế hoạch tổ chức sản xuất của Công ty 20.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... Lỗi! Thẻ đánh dấu không đƣợc xác định. NỘI DUNG CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP. ... 3
1.1 Khái niệm chung ... 3
1.1.1 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ... 3
1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh ... 3
1.1.1.2 Nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh ... 4
1.1.2 Khái niệm về kế hoạch sản xuất kinh doanh và hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp ... 4
1.1.2.1 Khái niệm kế hoạch sản xuất kinh doanh ... 4
1.1.2.2 Hệ thống kế hoạch hóa trong doanh nghiệp ... 4
1.2 Vai trò của kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp ... 7
1.2.1 Cho phép doanh nghiệp phác thảo các ý tƣởng, định hƣớng phát triển của doanh nghiệp: ... 7
1.2.2 Huy động các nguồn lực ( bên trong và bên ngoài) doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đặt ra: ... 8
1.2.3 Cho phép doanh nghiệp giành nhiều thời gian và công sức cho việc phản ứng với những rủi ro trên thị trƣờng: ... 8
1.2.4 Kế hoạch kinh doanh là cơ sở để đƣa ra các quyết định quản lý của doanh nghiệp:9 .3. Nội dung quy trình soạn lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp ... 9
3. Nội dung quy trình soạn lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp ... 9
1.3.1 Vị trí của việc soạn lập kế hoạch. ... 9
1.3.2 Nguyên tắc của việc lập kế hoạch ... 10
1.3.2.1 Nguyên tắc thống nhất ... 10
1.3.2.2 Nguyên tắc tham gia ... 11
1.3.2.3 Nguyên tắc linh hoạt ... 11
1.3.3 Các bƣớc soạn lập kế hoạch ... 12
1.4 Quy trình thực hiện kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp ... 15
1.4.1 Tổ chức và phân công các công việc, nhiệm vụ cụ thể đến từng bộ phận, cơ quan chức năng trong doanh nghiệp. ... 15
1.4.2 Phân phối các nguồn lực cần thiết trong quá trình thực hiện kế hoạch ... 16
1.4.3.1 Bản chất của việc đánh giá ... 18
1.4.3.2 Quy trình đánh giá ... 19
Chƣơng II - Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty 20 giai đoạn 2003 – 2007Lỗi! Thẻ đánh dấu không đƣợc xác định. I. Tình hình hoạt động sản xuất tại công ty ... 20
1.1 Giới thiệu chung về công ty: ... 20
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công tyLỗi! Thẻ đánh dấu không đƣợc xác định. 1.1.2 Cơ cấu tổ chức ... 23
2.1.2.1 Mô hình bộ máy tổ chức. ... 23
1.1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty ... 25
1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức phòng Kế hoạch – tổ chức sản xuất. ... 27
1.1.3 Sản phẩm của công ty ... 27
1.1.4 Thị trƣờng của Công ty ... 28
1.2 Tình hình nguồn lực của công ty ... 28
1.2.1. Tình hình tài chính của công ty ... 29
1.2.2Nguồn nhân lực ... 31
1.2.3 Về công nghệ thiết bị ... 34
1.2.4 Về nguồn cung ứng nguyên vật liệu ... 35
1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh ... 37
II. Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty 20 ... 38
2.1 Công tác lập kế hoạch sản xuất tại phòng kế hoạch ... 38
2.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty ... 38
2.1.2 Vị trí của kế hoạch sản xuất trong hệ thống sản xuất tại công ty ... 40
2.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất ... 41
2.2.1 Căn cứ để lập kế hoạch sản xuất ... 41
2.2.2 Quy trình lập kế hoạch của Công ty 20 ... 42
2.3 Đánh giá ... 52
2.3.1 Mặt tích cực ... 52
2.3.2 Mặt hạn chế ... 52
Chƣơng III – Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại Công ty 20 .. 54
I – Định hƣớng phát triển của công ty ... 54
II – Đổi mới quy trình lập kế hoạch tại Công ty 20 ... 56
III – Giải pháp thực hiện đổi mới quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Công ty 20 ... 57
3.1 Tổng hợp các thông tin cần thiết chuẩn bị cho quy trình lập kế hoạch ... 57
3.2 Kế hoạch nhu cầu nguyên phụ liệu: ... 59
3.4 Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ nâng cao trình độ của cán bộ lập kế hoạch ... 61
3.5 Giải pháp về thị trƣờng………62 3.6 Giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ……….………63 3.7Giải pháp thúc đầy việc phân công, phối hợp thực hiện kế hoạch giữa các bộ phần chức năng và các đơn vị trực thuộc ………64 KẾT LUẬN ... 65
Danh mục tài liệu tham khảo ... 65