Hình ảnh minh họa cho một số bước công việc

Một phần của tài liệu Lập quy trình công nghệ bảo dưỡng các cấp ôtô Toyota Corolla Altis 1.8G (Trang 69)

Hình 2.5.4: Bổ xung nước làm mát động cơ

CHƯƠNG III: SỬ DỤNG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI 3.1: Ống nghe và đầu dò âm để nghe tiếng gõ động cơ.

- Để phân biệt các trạng thái kỹ thuật yêu cầu phải nắm chắc âm thanh chuẩn khi đối tượng chẩn đoán còn ở trạng thái tốt. Các yếu tố về cường độ, vị trí, tần số âm thanh được cảm nhận bởi thính giác trực tiếp hay qua ống nghe chuyên dụng. Các sai lệch so với âm thanh chẩn đoán thông qua kinh nghiệm chủ quan của chuyên gia là cơ sở để đánh giá chất lượng.

- Những vị trí đặt nghe tiếng gõ: + Nghe tiếng gõ nắp giàn cò.

+ Nghe tiếng gõ bi máy phát điện, bi tì, bi moay ơ …

3.2: Đồng hồ đo áp suất cuối kỳ nén

Hình 3.2: Đồng hồ đo áp suất cuối kỳ nén Công dụng

- Đo áp suất cuối kỳ nén: Cho động cơ chạy để làm ấm lên rồi dừng lại. Tháo tất cả các bugi ra, cho quay khởi động động cơ, mở hết bướm ga để đo áp suất nén của tất cả các xy-lanh.

* Chú ý :

- Tháo các giắc nối của tất cả các vòi phun để không thể phun nhiên liệu được. -Tháo hoặc ngắt bộ IC đánh lửa hoặc ngắt các giắc nối để không thể đánh lửa

- Nên sử dụng ắc quy đã được nạp đầy để có thể quay động cơ với tốc độ trên 250 v/ph.

- Việc kiểm tra này cần được thực hiện trong thời gian càng ngắn càng tốt.

3.3: Đồng hồ đo áp suất dầu bôi trơn.

- Việc xác định áp suất dầu bôi trơn trên đường dầu chính của thân máy cho phép xác định trạng thái kỹ thuật của bạc thanh truyền, bạc cổ khuỷu. Khi áp suất dầu giảm có khả năng khe hở của bạc cổ khuỷu, thanh truyền đã mòn quá lớn, bơm dầu mòn hay tắc một phần đường ống dầu.

- Áp suất dầu bôi trơn trên đường dầu chính thay đổi phụ thuộc vào số vòng quay động cơ, lưới lọc trong đáy cácte, bầu lọc thô, bầu lọc tinh.

- Khi kiểm tra có thể dùng ngay đồng hồ của bảng điều khiển. Nếu đồng hồ trên không chính xác thì lắp thêm đồng hồ đo áp suất trên thân máy, nơi có đường dầu chính. Đồng hồ kiểm tra có giá trị:

- Khi áp suất dầu thấp [19,6 ± 4,9 kPa (0,2 ± 0.05 kgf/cm2) hoặc thấp hơn] khi động cơ tắt máy hoặc khi áp suất thấp hơn một mức xác định, tiếp điểm bên trong công tắc dầu đóng lại và đèn cảnh báo áp suất dầu sáng lên.

- Khi áp suất dầu cao [19,6 ± 4,9 kPa (0,2 ± 0.05 kgf/cm2) hoặc cao hơn] khi động cơ nổ máy và áp suất dầu vượt qua một mức xác định, dầu sẽ ép lên màng bên trong công tắc dầu. Nhờ thế, công tắc được ngắt ra và đèn cảnh báo áp suất dầu tắt.

Hình 3.3: Đồng hồ vạn năng

3.4.1: Đo điện áp dòng xoay chiều

- Mục đích: Để đo điện áp của các đường dây cung cấp điện ở hộ gia đình hoặc nhà máy, các mạch điện có điện áp xoay chiều, và các điện áp đầu ra của máy biến áp công suất.

- Phương pháp đo: Đặt công tắc chọn chức năng vào phạm vi đo điện áp của dòng xoay chiều và nối các đầu dây thử. Các cực của đầu dò có thể thay thế lẫn nhau.

Hình 3.4: Đo điện áp dòng xoay chiều

3.4.2: Đo điện áp một chiều

- Mục đích: Để đo điện áp của các loại ắc quy, thiết bị điện, và các mạch tranzito, và các điện áp và mức sụt điện áp trong các mạch.

- Phương pháp đo: Đặt công tắc chọn chức năng vào phạm vi đo điện áp của dòng điện một chiều. Đặt đầu đo âm, màu đen vào điện thế tiếp đất, đầu đo dương, màu đỏ vào khu vực được thử, và đọc giá trị đo.

Hình 3.5: Đo điện áp một chiều

3.4.3: Đo thông mạch

- Mục đích: Để kiểm tra thông mạch của một mạch điện.

- Phương pháp đo: Đặt công tắc chọn chức năng vào phạm vi đo thông mạch. (Bảo đảm rằng màn hình hiện " " vào thời điểm này. Nếu không như vậy, bấm công tắc chọn chế độ Ω/ để chuyển đồng hồ này sang chế độ đo thông mạch). Nối các đầu thử vào mạch điện cần thử. Chuông báo sẽ kêu lên nếu mạch điện thông mạch.

Hình 3.6: Đo thông mạch

3.4.4: Đo cường độ dòng một chiều

- Mục đích: Để đo mức tiêu thụ cường độ của các thiết bị làm việc với dòng điện một chiều.

- Phương pháp đo: Đặt công tắc chọn chức năng vào phạm vi đo cường độ dòng điện. Chọn một khu vực để cắm đầu thử dương có phạm vi thích hợp.

3.5: Máy chẩn đoán IT-II

Hình 3.8: Máy chẩn đoán IT-II

Máy IT-II (Máy kiểm tra thông minh-II) là một thiết bị dùng thay thế cho máy IT (máy chẩn đoán thông minh, máy kiểm tra cầm tay). Máy IT-II gồm có phần cứng, (một bộ tiêu chuẩn hay bộ có đo hiện sóng) và phần mềm được lập trình trên bộ nhớ bên trong máy kiểm tra. Các phiên bản cập nhật phần mềm được cung cấp miễn phí hàng năm dưới dạng đĩa CD-R hay thẻ nhớ CF (Compact Flash)

• Phần mềm có hỗ trợ 6 ngôn ngữ (Tiếng Anh, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Trung Quốc) và bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ tùy theo

• Chương trình đọc máy chẩn đoán (I-Viewer) là phần mềm ứng dụng chạy trên máy tính cá nhân dùng để phân tích lưu trữ và in dữ liệu của ECU do máy chẩn đoán thu được.

• Dữ liệu lưu trong chương trình đọc máy chẩn đoán có thể sử dụng như truyền file dữ liệu bằng Email.

• Trình điều khiển đặt chuẩn và cập nhật phần mềm khi lập trình cho ECU là một chức năng của phần mềm I-Viewer này.

• Máy IT-II là một sản phẩm của nhà sản xuất Denso.

3.5.1: Chức năng chính của máy IT-II

Hình 3.9: Chức năng chính của máy IT-II

Máy IT-II có chức năng cơ bản như máy IT (Kiểm tra mã lỗi, danh mục dữ liệu, kiểm tra kích hoạt). Tốc độ truyền dữ liệu bằng giao thức CAN nhanh hơn máy IT (khoảng từ 0.5 đến 0.1giây)

Chức năng tiện ích bao gồm các chức năng vận hành mà không cần liên lạc với ECU. (ví dụ: máy đo hiện sóng, đo điện áp, xem lại các dữ liệu đã lưu) và

chức năng kiểm tra các hệ thống bằng cách kết nối với các ECU. Chức năng khác là đọc tất cả mã lỗi (hiển thị mọi mã lỗi DTC) và chế độ thử (chuyển qua chế độ thử Check Mode).

3.5.2: Tên các bộ phận máy IT-II

Hình 3.10: Tên các bộ phận máy IT-II

Hình 3.11: Kết nối với xe 1.Chạm vào nút Auto trên màn hình cảm ứng.

2. Máy bắt đầu giao tiếp với xe và kiểm tra ECU. Thu được các thông tin về xe từ ECU của xe.

3. Hệ thống sẽ yêu cầu chọn màn hình để hiển thị.

Hình 3.12: Truy nhập vào hệ thống 4. Chuẩn bị hiển thị dữ liệu.

6. Chọn hộp danh mục dữ liệu trên màn hình lựa chọn của hệ thống. Có thể chọn Powertrain, Chassis hay Body theo sự phân loại hệ thống.

Hình 3.13: Hiển thị dữ liệu

7. Chọn tên hệ thống phía dưới để tiến hành chẩn đoán (ví dụ: Engine and ECT). Sau đó chọn nút chức năng chính DTC.

8. Mã lỗi DTC sẽ được hiển thị trên màn hình danh mục mã hư hỏng. Nếu có một dấu "!" hiện ra bên trái mã lỗi DTC và dữ liệu nằm trong ô màu da cam có nghĩa là dữ liệu lưu tức thời của mã lỗi đó đã được lưu.

9. Chạm nút chức năng Clear để chọn xóa mã DTC. Chọn Yes rồi Clear để xóa.

- Có thể lưu lại các mã lỗi để đưa vào máy tính đọc để thu được thông tin lỗi chi tiết hơn.

Hình 3.14: Chức năng tiện ích

Máy chẩn đoán IT-II có một tiện ích với nhiều chức năng khác nhau. Quy trình khởi động chức năng:

- Chạm nút “Ultility” trong các nút của Menu chính. Màn hình hiển thị lựa chọn các chức năng tiện ích sẽ xuất hiện.

- Chạm nút chức năng sẽ thực hiện trên màn hình lựa chọn. Các chức năng tiện ích hiển thị là khác nhau tùy thuộc vào kiểu xe.

- Khi chọn “tất cả các mã (All Code)”: một hộp thoại sẽ hỏi xem bạn có muốn tiếp tục tiến hành không. Chọn nút “Yes” . Sau vài phút, một hộp thoại sẽ hiện lên chỉ ra rằng tất cả các mã đã được kiểm tra. Khi chạm nút [OK] sẽ hiện tất cả các thông số mã lỗi của từng hệ thống. Để xem chi tiết mã lỗi, hãy chọn hệ thống cần và chạm nút “Details” .

3.6: Dùng máy MDX- P300 kiểm tra ắc qui

- Kẹp 2 đầu thiết bị vào 2 đầu cực của ắc qui.

KẾT LUẬN

Đối với sinh viên năm cuối, làm đồ án tốt nghiệp thật sự là một thử thách rất lớn. Trong quá trình làm đề tài của mình, mỗi sinh viên phải rất nổ lực để có thể hoàn thành được tốt nhiệm vụ. Khi làm một đề tài đòi hỏi phải hiểu bản chất những vấn đề mình gặp phải. Bởi vậy những kiến thức học được từ những năm trước là nền tảng cơ bản để mỗi sinh viên có thể thực hiện những yêu cầu đặt ra.

Sau 13 tuần làm đồ án với đề tài “Lập quy trình công nghệ bảo dưỡng các

cấp ô tô Toyota Corolla Altis 1.8G” với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo

hướng dẫn PGS- TS Nguyễn Văn Bang và các thầy giáo trong khoa đến nay em đã hoàn thành nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp được giao.

2 - Lập quy trình công nghệ bảo dưỡng các cấp 5.000 km, 10.000 km, 20.000 km và 40.000 km cho ôtô Corolla Altis 1.8G 2010.

3 - Sử dụng các thiết bị hiện đại dùng trong bảo dưỡng, sửa chữa và chẩn đoán ôtô.

Do thời gian có hạn, thiếu kinh nghiệm thực tiễn cho nên đồ án không tránh khỏi sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo trong khoa để ngày một hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật ô tô- Nguyễn Minh Nhật- Nhà xuất bản Giao thông vận tải- 2004.

2. Tài liệu file mềm TEAM 21 lưu hành nội bộ của TOYOTA. 3. Trang web: w.w.w.google.com.vn

Một phần của tài liệu Lập quy trình công nghệ bảo dưỡng các cấp ôtô Toyota Corolla Altis 1.8G (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w