Thông số bù tán sắc trên mạng WDM metrolink Hà Nội của VTN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bù tán sắc trong truyền dẫn thông tin quang (Trang 132 - 136)

Mạng metrolink tại Hà Nội của VTN sử dụng bước sóng 40G trên thiết bị của hãng Alcatel - Lucent. Kỹ thuật bù tán sắc ở đây là kỹ thuật bù tán sắc ở miền quang, có các module bù tán sắc cố định DSCM tương ứng cho từng khoảng cách giữa các đoạn cáp kết nối thực tế.

Tên tuyến cáp nối giữa 2 trạm Trạm A Trạm B Chiều dài tuyến cáp quang (km) Bù tán sắc CD tại bước sóng 1546nm (ps/nm.km) Bù tán sắc PMD (ps/nm. km) BD_DTH - VDC_DTH BD_DTH VDC_DTH 0,3 5 0,0 VMS_CGY - VMS_NPS VMS_CGY VMS_NPS 3,6 60 0,1 VDC_CHA - BD_DTH VDC_CHA BD_DTH 16,0 267 0,2 VDC_DTH - VMS_GBT VDC_DTH VMS_GBT 10,0 167 0,2 VMS_GBT - VTN_C2 VMS_GBT VTN_C2 22,2 370 0,2 VMS_NPS - VNP_LQT VMS_NPS VNP_LQT 5,4 90 0,1 VNP_LQT - VDC_CHA VNP_LQT VDC_CHA 0,3 5 0,0 VNP_MDH - VMS_CGY VNP_MDH VMS_CGY 5,2 87 0,1 VTN_C2 - VTN_MDH VTN_C2 VTN_MDH 5,5 92 0,1 VTN_MDH - VNP_MDH VTN_MDH VNP_MDH 5,7 95 0,1

Bảng 4.4 Bảng một số giá trị bù tán sắc tại bước sóng 1546nm tốc độ 40Gbps trên mạng truyền dẫn metrolink Hà Nội của VTN sử dụng thiết bị Alcatel - Lucent.

KẾT LUẬN

Nhằm hạn chế và loại bỏ ảnh hưởng của tán sắc đến các hệ thống thông tin quang tốc độ cao, dung lượng lớn nên em đã chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu bù tán sắc trong truyền dẫn thông tin quang”. Sau một thời gian tìm hiểu, em đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với các nội dung chính sau:

Chương 1: Giới thiệu lý thuyết tổng quan về sợi quang, tìm hiểu một số nguyên lý cơ bản của sợi quang và phương thức truyền sóng ánh sáng trong sợi quang.

Chương 2: Trình bày hai tham số ảnh hưởng chính đến chất lượng hệ thống thông tin quang tốc độ cao đó là tán sắc và các hiệu ứng phi tuyến.

+ Tán sắc: Tìm hiểu các loại tán sắc trên sợi dẫn quang và đưa ra công thức tính tham số tán sắc và sự giãn xung ở cuối sợi quang của các loại tán sắc như: tán sắc vật liệu, tán sắc dẫn sóng, tán sắc bậc cao và tán sắc mode phân cực. Trong đó tán sắc bậc cao và tán sắc mode phân cực là những tán sắc chính gây ra những ảnh hưởng xấu đến chất lượng hệ thống truyền dẫn.

+ Các hiệu ứng phi tuyến: Có năm hiệu ứng phi tuyến ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống truyền dẫn thông tin quang WDM. Đó là hiệu ứng tự điều chế pha SPM gây biến đổi pha của sóng quang dẫn đến tần phổ giãn rộng. Hiệu ứng điều chế xuyên pha XPM được sinh ra do các kênh khác nhau trong hệ thống đa kênh WDM tác động vào nhau. Hiệu ứng trộn bốn sóng FWM tạo ra tần số mới là tổ hợp của các tần số tín hiệu lân cận sẽ làm hạn chế dung lượng và cự li truyền dẫn của hệ thống WDM. Hiệu ứng tán xạ Raman SRS gây ra những ảnh hưởng hạn chế số kênh bước sóng, khoảng cách giữa các kênh, công suất từng kênh và gây xuyên âm giữa các kênh. Hiệu ứng tán xạ Brillouin SBS chỉ gây ảnh hưởng đến mức công suất của từng kênh và khoảng cách giữa các kênh mà không hề phụ thuộc vào số kênh bước sóng.

Chương 3: Tìm hiểu và nghiên cứu các phương pháp bù tán sắc như các mô hình bù trước, các kỹ thuật bù sau, các sợi bù tán sắc, các bộ lọc quang, các cách tử

Bragg sợi, sự kết hợp pha quang, sử dụng các sợi quang tinh thể để khắc phục tán sắc và đồng thời đưa ra những ưu, nhược điểm của các phương pháp bù tán sắc này cũng như tính ứng dụng của chúng trong các hệ thống thông tin quang. Đồng thời nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp bù tán sắc cho hai hệ thống thông tin quang phổ biến là hệ thống sóng ánh sáng đường dài và hệ thống dung lượng lớn.

Chương 4: Ứng dụng các kỹ thuật bù tán sắc trong mạng truyền dẫn thông tin quang của VTN. Đưa ra một số các phương án kỹ thuật và thông số tán sắc chi tiết, cụ thể của các tuyến cáp chạy trên các mạng truyền dẫn của công ty Viễn thông liên tỉnh VTN.

Hướng phát triển:

Đề tài luận văn tuy cũng đã đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên cần nghiên cứu sâu thêm những trường hợp cụ thể khác để làm rõ hơn vấn đề tán sắc trong truyền dẫn tốc độ cao. Có thể kể các hướng như sau:

- Trước tiên đó là việc nghiên cứu tán sắc ở tốc độ truyền dẫn cao hơn để có cái nhìn khái quát nhất về vấn đề tán sắc, từ đó có phương án giải quyết bài toán bù tán sắc một cách tổng quan nhất.

- Hướng tiếp theo là nghiên cứu sâu hơn về bù tán sắc trong miền điện, do những thiết bị truyền dẫn hiện nay sử dụng phương pháp bù tán sắc bằng điện có thể tự động cân bằng và điều chỉnh bù tán sắc một cách hiệu quả nhất.

- Một hướng nữa là nghiên cứu sợi quang tinh thể (PCFs), từ đó có thể sử dụng sợi quang này để hạn chế một cách tốt nhất hiện tượng tán sắc trong truyền dẫn thông tin tốc độ cao.

Vì thời gian có hạn nên sai sót là điều không thể tránh khỏi, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Hoàng Phương Chi đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn một cách thuận lợi và tốt đẹp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Govind P. Agrawal, Fiber - Optic Communications Systems, Third Edition. Copyright 2002 John Wiley & Sons, Inc.

[2] B. Huttner, C. Geiser, and N. Gisin, IEEE J. Sel. Topics Quantum Electron. [3] M. Karlsson, J. Brentel, and P. A. Andrekson, J. Lightwave Technol.(2000). [4] Giancarlo Prati, Photonic Netwrorks advances in Optical communications, Springger.

[5] Fiber - Optic Communication Systems, Third Edition. Govind P.Agrawal. [6] Introduction to DWDM technology, June 4-2001, Cisco Systems.

[7] Bass M - 2002 - Fiber Optics Handbook Fiber, Devices, And Systems For Optical Communications - Osa - Mc Graw Hill.

[8] Nguyễn Đức Nhân, “Bài giảng kỹ thuật thông tin quang I”, Học viện công nghệ bưu chính viễn thống.

[9] TS. Vũ Văn San, “Hệ thống thông tin quang - tập 1, 2”. Nhà xuất bản Bưu điện, Hà nội 7 - 2003.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bù tán sắc trong truyền dẫn thông tin quang (Trang 132 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)