HƯỚNG DẪN TƯ VẤN DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa chuyên ngành dinh dưỡng – ATTP tại trung tâm y tế dự phòng hà nội và chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hà nội (Trang 32 - 36)

C. Tham gia các hoạt động khác tại địa phương

A: HƯỚNG DẪN TƯ VẤN DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

I. Mục tiêu của hoạt động tư vấn

1. Tìm hiểu thông tin về thể trạng, chế độ ăn và thói quen sinh hoạt của các bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp

2. Tư vấn các cách thức thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại cũng như điều kiện gia đình và cá nhân người bệnh

3. Giúp bệnh nhân phòng ngừa và hạn chế biến chứng của cơn tăng huyết áp đột ngột.

II. Quy trình tư vấn

Bước 1: Chào hỏi, giới thiệu và trò chuyện; Bước 2: Tìm hiểu thông tin chung về đối tượng - Họ tên của đối tượng,

- Tuổi, giới tính,

- Chiều cao, cân nặng (mang theo thước và cân để đo) - Tính chất công việc.

- Tình trạng THA (Thời gian mắc, mức độ, triệu chứng thường gặp, biến chứng,…) - Tần suất theo dõi huyết áp, chỉ số HA hiện tại của bệnh nhân lần đo gần đây nhất. - Thói quen và sở thích ăn uống nguy cơ cao (ăn mặn, nội tạng động vật, …)

- Chế độ dinh dưỡng đang áp dụng.

- Chế độ tập luyện thể dục thể thao chủ yếu.

- Có mắc bệnh nào khác nữa không? (Kể tên nếu có)

- Một số thông tin về chế độ ăn uống, sinh hoạt, điều kiện thực phẩm sẵn có của gia đình.

Bước 4: Thực hiện tư vấn

Dựa trên những thông tin đối tượng cung cấp để tư vấn nội dung phù hợp với nhu cầu và mức chấp nhận của từng đối tượng. Trong quá trình tư vấn, nếu đối tượng có câu hỏi/ thắc mắc liên quan đến dinh dưỡng, người thực hiện tư vấn cần giải đáp và tư vấn kịp thời trong phạm vi kiến thức chuyên môn cho phép.

Bước 5: Cảm ơn và chào ra về.

III. Nội dung hướng dẫn tư vấn 1. Khái quát về bệnh THA

- THA là khi huyết áp tối đa ≥ 140 mm Hg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90 mmHg.

- THA là mối nguy tiềm ẩn đối với gánh nặng bệnh tật tử vong của con người, có thể gây nên tình trạng đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, liệt nửa người, thậm chí là tử vong nếu như cơn THA không được kiểm soát.

2. Chế độ ăn hợp lý đối với tăng huyết áp

Khẩu phần ăn ít Na, giàu K, cung cấp đủ Ca, Mg

- Khẩu phần ăn ít Na: Người tăng huyết áp chỉ nên ăn < 4g muối/ngày: + Không nên ăn mặn, và các loại nước chấm măn trong bữa ăn

+ Hạn chế dùng các loại thực phẩm nhiều muối như cà muối, dưa muối, mắm tôm, mắm tép, thực phẩm đóng hộp...

+ Ước lượng muối ở một số thực phẩm: 1 muỗng cà phê muối tương đương với 5g muối, 1 muỗng canh nước tương, nước mắm tương đương 2g muối, 1 gói mì ăn liền chứa gần 2g muối)

- Khẩu phần ăn giàu K: Sử dụng nhiều rau và hoa quả có nhiều K (chuối, ngũ cốc, đậu hạt, bông cải xanh, rau dền, rau ngót, rau đay, mồng tơi…) trừ khi thiểu niệu.

- Khẩu phần ăn đầy đủ Ca, Mg: Có nhiều trong các loại rau lá màu xanh đậm, đậu đỗ, sữa, trứng, tôm, cua… Đối với những gia đình có điều kiện, nên uống 2 ly sữa tách béo mỗi ngày (tương đương 400 – 600ml). Nên thường xuyên tắm nắng vào sáng sớm (6 – 8h sáng) giúp tổng hợp tiền vitamin D dưới da

Hạn chế các thức ăn có tác dụng kích thích thần kinh và tâm thần

- Không nên uống rượu, cà phê, nước chè đặc

- Tăng sử dụng các thức ăn, thức uống có tác dụng an thần, hạ huyết áp, lợi tiểu như canh lá vông, hạt sen, ngó sen, chè sen vông

Thức uống có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp: nước chè xanh, chè sen vông, che

hoa hòe, nước ngô luộc, nước rau má, nước rau luộc là thích hợp nhất. • Phân bố tỷ lệ các chất dinh dưỡng hợp lý:

- Năng lượng: Trung bình bệnh nhân cần 25 – 35 kcal/kg/ngày. Đối với bệnh nhân bị

béo phì (BMI trên 25) thì nên cho thấp hơn vì giảm cân là một yếu tố hạ huyết áp rất hiệu quả.

- Protein (chất đạm): Nên dùng nhiều đạm thực vật hơn đạm động vật. Trung bình,

bệnh nhân ăn 0,8 – 1 g chất đạm/kg/ ngày, nếu kèm suy thận thì giảm nhiều hơn (0,4 – 0,6g/kg/ngày)

- Lipid (chất béo): Chiếm khoảng 15-20% năng lượng, tương đương 25 gram chất béo

(1 thìa cafe dầu ăn tương đương với 5g dầu ăn).

+ Nên: Dùng dầu ăn khi chế biến (dầu từ cá, đậu tương, lạc và vừng là tốt nhất), không dùng quá 6 muỗng canh dầu ăn trong ngày

+ Hạn chế: Ăn mỡ, bơ và các món chiên rán. Nếu có thể nên bỏ ăn những loại thức ăn có nhiều cholesterol như óc, nội tạng động vật và hạn chế ăn trứng (chỉ nên 1-2 quả/ tuần).

- Glucid (tinh bột):

+ Nên: ăn ở mức dưới 20 g/ngày

+ Hạn chế: dùng đường mật, bánh, mứt, kẹo…

- Chất khoáng và vitamin: nên cung cấp đủ các loại chất khoáng và vitamin đặc biệt là

vitamin C, vitamin E, vitamin A có nhiều trong rau, quả, giá đỗ, đậu đỗ và các vitamin nhóm B như B12, B6, acid folic.

Thực đơn mẫu: 1500kcal/ngày; đạm 54g; béo 36g, bột đường 238g

- Bữa sáng : bánh mỳ sữa (bánh mì to 1 cái, sữa bột 25g)

- Bữa trưa : cơm 2 lưng bát vơi (gạo 80g); thịt lợn nạc kho (40g); đậu phụ sốt thịt, cà chua (đậu phụ 60g, thịt nạc 20g; dầu 10ml); cải bắp luộc 300g, dưa hấu 200g.

- Bữa tối: cơm 2 lưng bát vơi (gạo 80g); thịt bò xào khoai tây (thịt bò 20g; khoai tây 100g; dầu 10ml); rau muống luộc 200g, cam 200g.

3. Khuyến nghị

- Nên theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, nếu có điều kiện nên mua một máy huyết áp để đo huyết áp tại nhà.

- Sử dụng thuốc phòng THA đều đặn, theo đúng phác đồ và uống vào một giờ trong ngày.

- Tập luyện làm việc vừa phải nhẹ nhàng, tránh căng thẳng đầu óc, tránh những cú shock tâm lý, tạo không khí vui vẻ thoải mái trong gia đình.

B: HƯỚNG DẪN TƯ VẤN DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ CÓ CON SUY DINH DƯỠNG

I. Mục tiêu của hoạt động:

1. Cung cấp đẩy đủ các kiến thức về NCBSM, ăn bổ sung và chăm sóc dinh dưỡng đúng cách cho trẻ nhỏ

2. Cung cấp một số thực đơn cho bà mẹ có con SDD

II. Nội dung tư vấn cụ thể như sau: 1. Vấn đề NCBSM

- Trong thời gian 6 tháng đầu sau khi sinh, trẻ chỉ cần bú sữa mẹ, không cần ăn, uống bất kì loại thức ăn nào khác kể cả nước trắng, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.

- Cho trẻ bú hết từng bên vú để bú được “sữa cuối” giúp trẻ phát triển tốt. - Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu suốt ngày lẫn đêm.

- Nếu trẻ ốm vẫn tiếp tục cho bú và bú lâu hơn, nhiều lần hơn. - Cho trẻ bú sữa mẹ trước khi ăn thêm các thức ăn khác. - Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi.

- Không để bầu vú căng sữa quá lâu, cần vắt sữa mỗi khi vú căng mà không thể cho con bú.

- Trong trường hợp mẹ đi làm xa, không thể về cho trẻ bú thì có thể vắt sữa và bảo quản ở nhà cho trẻ. Có thể bảo quản sữa từ 6-8 tiếng ở nhiệt độ thường (19o C – 26oC), tốt nhất là trong vòng 4 tiếng. Trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể bảo quản tốt nhất trong 3 ngày. Bình chứa sữa nên bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín. Để làm nóng sữa thì chỉ cần ngâm bình sữa trong bát nước nóng hoặc dội nước nóng xung quanh bình sữa, không nên đun sôi dưới lửa, không cho sữa vào lò vi sóng để làm nóng.

- Bà mẹ cần có tâm lý thoải mái trong thời gian nuôi con bú để giúp cho việc tiết sữa của mẹ được tốt hơn.

2. Cho trẻ ăn bổ sung

Sáu tháng tuổi là thời gian thích hợp nhất để bắt đầu ăn bổ sung. Nếu ăn bổ sung không đúng thời điểm, sớm hay muộn đều không tốt cho trẻ. Khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung, gia đình nên cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới. Lượng ăn mỗi lần 3 – 4 thìa nhỏ/lần (20g bột) x 2 lần/ngày

Khẩu phần ăn của cũng cần tăng dần theo độ tuổi, cụ thể: - 6 tháng: Bú mẹ là chính, thêm 1-2 bữa bột loãng và nước quả.

- 7-9 tháng: Bú mẹ, thêm 2-3 bữa bột đặc cộng nước quả hoặc hoa quả nghiền. - 10-12 tháng: Bú mẹ, thêm 3-4 bữa bột đặc (hoặc cháo) và hoa quả nghiền. - 13-24 tháng: Bú mẹ, thêm 4-5 bữa cháo và hoa quả.

- 25-36 tháng: Hai bữa cháo hoặc súp, thêm 2-3 bữa cơm nát và sữa bò hoặc sữa đậu nành và hoa quả.

- Từ 36 tháng trở đi: Cho trẻ ăn cơm như người lớn nhưng phải được ưu tiên thức ăn (thức ăn nấu riêng); nên cho ăn thêm 2 bữa phụ (cháo, phở, bún, súp, sữa...).

Trong thời gian cho trẻ ăn bổ sung vấn tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi. Cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, mỗi bữa ăn của trẻ phải có đủ 4 nhóm thực phẩm. Làm cho bữa ăn của trẻ có đủ đậm độ năng lượng bằng cách cho thêm dầu hoặc mỡ vào thức ăn của trẻ.

Chú ý:

- Đảm bảo dụng cụ sạch, tay sạch khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.

- Khi trẻ ốm: Chia nhỏ bữa cho trẻ ăn làm nhiều lần và cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Cho trẻ uống thêm nước hoa quả đặc biệt khi tiêu chảy và sốt cao.

- Khi trẻ khỏi bệnh: Cho trẻ ăn nhiều hơn 1 bữa/ ngày cho đến khi trẻ tăng cân trở lại. - Không nên cho trẻ ăn mì chính.

- Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn. - Bữa ăn của trẻ phải đảm bảo 3 tiêu chí:

Đủ số lượng: đảm bảo cung cấp đủ năng lượng mà trẻ cần, tăng dần theo độ tuổi của trẻ.

Đủ chất lượng: Đảm bảo sự đa dạng thức ăn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất. Mỗi bữa ăn phải đảm bảo ít nhất 4 nhóm thực phẩm bao gồm:

+ Chất bột, đường: Có nhiều ở gạo, ngô, bột mì; các loại khoai củ như sắn, khoai lang, khoai tây; các loại quả có tinh bột như chuối, mít.

+ Các chất đạm: Chất đạm động vật có nhiều ở thịt cá, trứng, sữa, tôm, cua, lươn, phủ tạng động vật. Các loại thịt lợn, gà, bò đều cho trẻ ăn được, nên cho trẻ ăn thịt nạc lẫn mỡ. Chất đạm thực vật có ở đậu, đỗ. Có thể cho trẻ các sản phẩm chế biến từ đậu, nhất là đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành, …

+ Chất béo: Dầu mỡ, bơ, một số loại hạt có dầu như vừng, lạc,… làm tăng năng lượng của khẩu phần ăn, giúp trẻ hấp thu dễ dàng các loại vitamin tan trong dầu A, E, D, K,…

+ Vitamin, muối khoáng và chất xơ: Có trong các loại rau xanh (rau ngót, rau bí,…) và quả chín (đu đủ, xoài, cam, chuối…). Đây loại thức ăn rất tốt đối với trẻ.

Phù hợp với sức chứa của dạ dày trẻ: ví dụ: đối với trẻ 6 – 8 tháng tuổi, dạ dày của trẻ chỉ chứa được khoảng 200 ml tương đương với 2/3 bát cơm. Nếu lượng thức ăn đưa vào có nhiều hơn 200ml sẽ làm trẻ bị nôn, trớ và trẻ sẽ sợ ăn dẫn đến biếng ăn.

Để trẻ thích ăn, có thể tô màu bát bột. Chẳng hạn, có thể tạo màu xanh của rau; tạo màu vàng của trứng, cà rốt, bí đỏ..., tạo màu nâu của thịt, cá, tôm, cua...

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa chuyên ngành dinh dưỡng – ATTP tại trung tâm y tế dự phòng hà nội và chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hà nội (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w