Hệ thống điều khiển giảm sát

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại nhà máy thủy điện za hung (Trang 54)

khiển phân tán (Distributed control system, “DCS”) (hình 3.7) làm nhiệm vụ điều khiển và giám sát các tổ máy, hệthống thiết bị phụ, hệthống điện và các thiết bị cơ thủy lực kết hợp với nó. Cấu trúc này sửdụng các thiết bịcông nghệ điều khiển điện tử- tự động hoá hiện đại,

phù hợp với kỹ thuật mới nhất về điều khiển và giám sát Nhà máy điện.

Hệ thống DCS này được thiết kế để đảm bảo bất cứ sự cố nào trong một nhánh điều khiển sẽ ảnh hưởng tối thiểu tới các nhánh điều khiển khác, cho phép các nhánh điều khiển khác vẫn tiếp tục vận hành bình thường hoặc ở chế độsựcố.

Các cấp điều khiển của hệ thống DCS được thểhiện trên hình

Hình 3.7 Hệthống điều khiển giám sát Nhà máy thủy điện Za Hung

Điều khiển trung tâm Nhà máy Cấp 1

Điều khiển nhóm Cấp 2

Điều khiển tại chổ Cấp 3

3.8. Các cấp điều khiển được tổchức với cấu trúc phân cấp điều khiểnở cấp thấp hơn có thể khoá các cấp điều khiển cao hơn. Tất cả các điều khiển phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định thông dụng:

- Cấp điều khiển tại chỗ: Là cấp điều khiển thấp nhất trong cấu trúc phân cấp điều khiển và được trang bị để vận hành từng thiết bị riêng lẻ. Chúng cũng được sử dụng cho thí nghiệm hiệu chỉnh và bảo dưỡng. Mỗi thiết bị phải được trang bị các dụng cụ chỉ báo vị trí vận hành (như Đóng, Mở, v.v). Các phương thức vận hành bằng điện phải được cung cấp cho thiết bị nếu có yêu cầu điều khiển từxa.

- Cấp điều khiển nhóm: Cấp điều khiển này được cung cấp cho mỗi nhóm thiết bị, như tổ tuốc bin – máy phát, thiết bị trạm phân phối, hệ thống các thiết bị phụ trong nhà máy. Mỗi trung tâm điều khiển nhóm đều được trang bị bộ điều khiển lập trình (PLC AC800 của ABB), bảng giao diện vận hành tại chỗ, khoá chuyển mạch, nút nhấn và các dụng cụ chỉ báo khác để đảm bảo đầy đủ chức năng điều khiển và giám sát. Các trung tâm điều khiển nhóm gồm có:

 Tủ điều khiển tổ máy LCUUnit: Được trang bị tất cả các chức năng cần thiết cho điều khiển khởi động, mang tải, dừng máy tự động và bằng tay; đồng bộ với thiết bị và dụng cụ đo lường, chỉ báo, ghi thông số và thiết bị rơle bảo vệ khác.

 Tủ điều khiển tạm 110kV LCU Public: Cho phép điều khiển và giám sát các thiết bị tại trạm biến áp 110kV và thiết bị phụ của trạm 110kV Za Hung.

 Tủ điều khiển các thiết bị phụ LCU Auxiliary: Cho phép điều khiển và giám sát các hệ thống thiết bị như hệ thống cung cấp điện tự dùng, các thiết bị tại đập tràn và cửa nhận nước, các hệ thống thông gió, tiêu thoát nước, cấp dầu, khí nén và các hệ thống phụ trợ khác.

- Cấp điều khiển trung tâm: Được phép điều khiển, giám sát toàn bộ Nhà máy và các khu vực liên quan. Thiết bị của cấp điều khiển này có các chức năng điều khiển toàn bộ Nhà máy, thu thập dữ liệu, báo động và thông báo sự kiện, ghi dữ liệu, lập biểu đồ dữ liệu kiểu tương tự, giao tiếp với bên ngoài và các chức năng khác cần thiết để quản lý Nhà máy hiệu quả và an toàn.

Ở chế độ vận hành bình thường, Nhà máy được giám sát và điều khiển bằng phương thức tự động từ xa (cấp điều khiển trung tâm) tại phòng điều khiển Trung tâm Nhà máy. Trong trường hợp phương thức điều khiển tự động từ xa không làm việc được thì phải chuyển sang làm việc ở phương thức điều khiểntự động tại chỗ(cấp điều khiển nhóm).

để tránh việc thao tác sai và giảm thời gian khắc phục sự cố.

Các sơ đồ điện một sợi, sơ đồ công nghệ của Nhà máy, các trạng thái và điều kiện vận hành được thể hiện trên màn mìnhđể nhân viên vận hành nhận biết nhanh chóng và hiệu quả vị trí các máy cắt, các giá trị đo lường, sự kiện, v.v.

Chu trình khởi động/dừng tổ máy được thể hiển rõ ràng bằng hìnhảnh động giúp nhân viên vận hành có thể giám sát quá trình khởi động/dừng tổ máy một cách dễ dàng.

Chương 4

THỰC TẬP VẬN HÀNH NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ZA HUNG 4.1. Thủ tục dao nhận ca.

4.1.1. Quy định thời gian giao nhận ca.

- Lịch đi ca vận hành do phòng KTSX lập và được Giám đốc nhà máy duyệt.

- Nhân viên vận hành phải đến trước lúc nhận ca ít nhất 15 phút để nắm tình hình vận hành từca gần nhất của mìnhđến ca hiện tại và chuẩn bịthủtục nhận ca.

- Khi giao ca xong cho người nhận ca mới được rời vị trí trực.

4.1.2. Trước khi nhận ca nhân viên vận hành phải.

a) Đối với chức danh Trưởng ca:

1. Nắm vững sơ đồ, phương thức vận hành và đối chiếu với các thiết bị đang vận hành thực tế.

2. Nắm vững nội dung ghi chép trong nhật ký vận hành, sổ lệnh hành chính, sổ ghi lệnh lãnh đạo Nhà máy, các sổ ghi lệnh công tác, sổghi phiếu công tác, sổkhiếm khuyết thiết bịvà các sổsách khác.

3. Nghe người giao ca báo cáo lại tình hình vận hành thiết bị, các tình trạng bất thường của thiết bị, những thay đổi trên sơ đồ vận hành, các mệnh lệnh cấp trên cần chú ý trong vận hành và những điểm đặc biệt chú ý.

4. Nghe báo cáo của các trực chính về tình hình vận hành thiết bị, về nhân sựtrong ca trực.

5. Kiểm tra vệ sinh nơi làm việc, các chìa khoá, dụng cụ, trang bị an toàn, tài liệu phục vụvận hành tại phòngđiều khiển trung tâm sạch sẽ và đầy đủ.

6. Ký và ghi rõ họtên vào sổnhật ký vận hành, các bảng biểu, sổsách liên quan.

b) Đối với chức danh Trực chính:

1. Nắm vững sơ đồ, phương thức vận hành và đối chiếu với các thiết bị đang vận hành thực tế.

2. Nắm vững nội dung ghi chép trong nhật ký vận hành, sổ lệnh, các sổ ghi lệnh công tác, sổghi phiếu công tác, sổkhiếm khuyết thiết bịvà các sổsách khác. 3. Nghe người giao ca báo cáo lại tình hình vận hành thiết bị, các tình trạng bất

thường của thiết bị, những thay đổi trên sơ đồ vận hành, các mệnh lệnh cấp trên cần chú ý trong vận hành và những điểm đặc biệt chú ý.

vận hành sạch sẽ và đầy đủ.

6. Nhận lệnh của Trưởng ca vận hành để nhận ca.

7. Ký và ghi rõ họtên vào các bảng biểu, sổsách liên quan.

c) Đối với chức danh Trực phụ:

1. Tìm hiểu sơ đồ, phương thức vận hành, phiếu thao tác, phiếu công tác và đối chiếu với các thiết bị đang vận hành thực tế.

2. Nắm vững nội dung ghi chép trong sổ ghi thông số, nội dung các mệnh lệnh, thông báo.

3. Nghe người giao ca báo cáo lại tình hình vận hành thiết bị, các tình trạng bất thường của thiết bị, những thay đổi trên sơ đồ vận hành, các mệnh lệnh cấp trên cần chú ý trong vận hành và những điểm đặc biệt chú ý.

4. Kiểm tra tình trạng thiết bị, vệ sinh nơi làm việc, các trang thiết bị, dụng cụ, tài liệu, sổsách phục vụvận hành sạch sẽ và đầy đủ.

5. Báo cho Trực chính vềtình hình vận hành thiết bị và xin phép được nhận ca. 6. Ký và ghi rõ họtên vào các bảng biểu, sổsách liên quan.

4.1.3. Trước khi giao ca nhân viên vận hành phải.

a) Đối với chức danh Trưởng ca:

1. Nghe báo cáo tình hình vận hành cuối ca, các thay đổi trên sơ đồ vận hành, những điểm cần lưuý trong ca trực của các trực chính trước khi giao ca.

2. Hoàn thành các công việc trong ca gồm: Ghi chép sổnhật ký vận hành, sơ đồ vận hành sổ ghi thông số, tính toán và lập các báo cáo sản lượng của Thuỷ điện Za Hung nếu là ca cuối ngày, vệ sinh nơi làm việc.

3. Thông báo bằng miệng một cách ngắn gọn, đầy đủ và chính xác cho người đến nhận ca vềtình hình vận hành thiết bị, các tình trạng bất thường của thiết bịxảy ra trong ca trực của mình, những thay đổi trên sơ đồ vận hành, các mệnh lệnh cấp trên cần chú ý trong vận hành và những điểm đặc biệt chú ý.

4. Giải thích cho người nhận ca vềnhững vấn đềhọ chưa rõ.

5. Giao lại các chìa khoá, dụng cụ, trang bị an toàn, tài liệu phục vụ vận hành tại phòngđiều khiển trung tâm sạch sẽ và đầy đủ.

6. Ký và ghi rõ họtên vào sổnhật ký vận hành, các bảng biểu, sổsách liên quan sau khi người nhận ca đã ký.

b) Đối với chức danh Trực chính:

2. Hoàn thành các công việc, sựvụ trong ca gồm: Ghi chép sổnhật ký vận hành, sổ ghi thông số, vệ sinh nơi làm việc.

3. Thông báo một cách ngắn gọn, đầy đủvà chính xác cho người đến nhận ca vềtình hình vận hành thiết bị, các tình trạng bất thường của thiết bị xảy ra trong ca trực của mình, những thay đổi trên sơ đồvận hành, các mệnh lệnh cấp trên cần chú ý trong vận hành và những điểm đặc biệt chú ý.

4. Giải thích cho người nhận ca vềnhững vấn đềhọ chưa rõ. 5. Nhận lệnh của Trưởng ca vận hành để giao ca.

6. Ký và ghi rõ họtên vào các bảng biểu, sổ sách liên quan sau khi người nhận ca đã ký.

c) Đối với chức danh Trực phụ:

1. Kiểm tra tình trạng vận hành thiết bị cuối ca, những điểm cần lưu ý trong ca trực trước khi giao ca.

2. Hoàn thành các công việc, sự vụ trong ca gồm: Ghi chép sổ ghi thông số vận hành, vệ sinh nơi làm việc.

3. Thông báo một cách ngắn gọn, đầy đủ và chính xác cho người đến nhận ca vềtình hình vận hành thiết bị, các tình trạng bất thường của thiết bị xảy ra trong ca trực của mình, những thay đổi trên sơ đồvận hành, các mệnh lệnh cấp trên cần chú ý trong vận hành và những điểm đặc biệt chú ý.

4. Giải thích cho người nhận ca vềnhững vấn đềhọ chưa rõ. 5. Nhận lệnh của Trực chính đểgiao ca.

6. Ký và ghi rõ họtên vào các bảng biểu, sổ sách liên quan sau khi người nhận ca đã ký.

4.1.4. Các hành vi nghiêm cấm.

1. Giao, nhận ca khi chưa hoàn thành các công việc hoặc chưa thông báo đầy đủtình hình vận hành trong ca cho người nhận ca.

2. Giao, nhận ca khi đang có sự cố hoặc đang tiến hành những thao tác phức tạp. Người đến nhận ca có thể được tham gia như người giúp việc. Trong trường hợp này chỉ được giao nhận ca khi Trưởng phòng KTSX cho phép.

3. Giao ca cho người nhận ca không đủ tỉnh táo do uống rượu, bia, sửdụng các chất kích thích khác bị nghiêm cấm. Trong trường hợp này Trưởng ca báo cáo cho Trưởng phòng KTSXđể điều người thay thế.

4. Bỏvịtrí trong lúc trực ca hoặc hết giờ trực ca mà không có người đến nhận ca. Trong trường hợp này Trưởng ca phải báo cáo cho Trưởng phòng KTSX để điều người thay thế.

5. Trực hai ca liên tục hoặc tự ý đổi ca cho nhau khi chưa có sự cho phép của Trưởng phòng KTSX. Trong các trường hợp đặc biệt cần đổi ca do Trưởng phòng

đổi ca.

6. Làm việc riêng, mất tập trung hoặc ngủtrong ca trực của mình.

7. Cho người không có nhiệm vụ vào vị trí vận hành khi chưa được sự đồng ý của Lãnhđạo nhà máy.

Thủtục giao nhận ca được thực hiện xong khi người nhận ca và người giao ca đều đã ký tên vào sổ ghi thông số vận hành. Kểtừkhi ký nhận ca người nhận ca có đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình trong ca trực.

4.2. Vận hành tổ máy.

4.2.1. Trạng thái sẵn sàng làm việc của tổ máy.

1. Các tủLCU–A, LCU –B, tủ phanh và đo lường nhiệt độ đãđược cấp nguồn AC và DC.

2. Máy cắt máy phát 901(902) cắt, khóa “Remote/local” đang ởvị trí “Remote” 3. Các ATM TU ởtrạng thái đóng.

4. Các DNĐ ởtrạng thái mở.

5. Thiết bị đo lường điện bình thường. 6. Thiết bịmáy phát:

- Mức dầu và thiết bị đo lường mức dầu cácổ hướng bình thường. - Các cảm biến nhiệt độ và đo lường nhiệt độbình thường. - Cảm biến đo độ rung, độ đảo làm việc bình thường.

- Hệthống làm mát, cảm biến lưu lượng nước làm mát không khí máy phát và cácổ hướng bình thường.

- Hệthống phanh bình thường, các guốc phanhởvịtrí phục hồi (hạ).

- Thời gian dừng máy lần gần nhất đến khi chạy máy >12 h thì phải kiểm tra xảkhí chèn trục và nâng roto lên khoảng 10 mm trong thời gian khoảng 1÷2 phút sau đó phục hồi guốc phanh vềvị trí ban đầu đểchạy máy.

7. Thiết bịhệthống điều tốc:

- Hệthống điều tốc làm việc bình thường, không có tín hiệu lỗi. - Nút Emergencyởvị trí không tác động.

- Tủ bơm dầu áp lực, tủ điều tốc điện và cơ đãđược cấp nguồn AC và DC. - Các van của hệthống dầu điều tốcở đúng vịtrí vận hành.

8. Thiết bịhệthống kích từ:

- Máy cắt kích từMKđang ởtrạng thái đóng, sẵn sàng làm việc. - DCL QS đang ởvị trí đóng.

- Các tủkích từ đãđược cấp nguồn AC và DC. - Khoá AN3ởvị trí “0” (không diệt từ).

- Khoá AN4ởvị trí “0” (không chạyở chế độthí nghiệm). - Khoá AN5ởvị trí “0” (làm việcở chế độAVR).

9. Thiết bị Van bướm:

- Van bướm đóng hoàn toàn, khoá điều khiểnởvị trí “Remote”, sẵn sàng làm việc. - Van bypass cơ mở hoàn toàn, van bypass điện đóng hoàn toàn và sẵn sàng làm việc. 10. Thiết bịtựdùng AC:

- Các mạch điều khiển ATS tốt.

- Nguồn AC cung cấp đảm bảo cho các thiết bịtựdùng AC tổmáy. 11. Thiết bịtựdung DC:

- Nguồn ăcquy đảm bảo cung cấp tốt.

- Nguồn DC cung cấp đảm bảo cho các thiết bịtựdùng DC tổmáy. - Bộnạp hoạt động bình thường.

12. Thiết bị nước làm mát kỹthuật:

- Các van điện từ ởtrạng thái đóng, sẵn sàng làm việc.

- Các van giảm áp đảm bảo đầu ra nước kỹthuật ởgiá trị làm việc. - Hệthống nước kỹthuật bình thường.

13. Thiết bị rơle bảo vệ, điều khiển, đo lường:

- Không duy trì tín hiệu sự cố và tín hiệu dừng khẩn cấp tổ máy, hệ thống bảo vệ không báo lỗi.

- Các tủ bảng điều khiển, đo lường bình thường. Các khoá điều khiển tủ LCU-A ở vị trí “Quit”.

- Máy tính điều khiển trung tâm bình thường. 14. Thiết bịkhác:

- Van CNN ởvịtrí mở hoàn toàn, đường hầm đã nạp đầy nước. - Van hạ lưu mở hoàn toàn đặtởvịtrí trên cùng.

- Van bổsung khí côn xả(van phá chân không) mở hoàn toàn.

- Các van cơ tháo cạn đường ống áp lực, buồng xoắn, côn xả đóng hoàn toàn.

4.2.2. Các chế độ điều khiển của tổ máy.

1. Chế độ điều khiển bằng tay từng bước:

- Chỉáp dụng khi thửnghiệm hiệu chỉnh hoặc khi xửlí sựcốtổmáy.

- Điều khiển bằng tay tại các tủvà các thiết bị trong hệthống làm việc của tổmáy. - Khoá chọn chế độ điều khiển SA1 tại tủLCU-Aởvị trí “Local”.

- Điều khiển tự động từ “Màn hình cảmứng tủLCU-B”.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại nhà máy thủy điện za hung (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)