NÔNG THÔN MỚI Ở THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 3.2.1. Phương hướng xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Bình
Tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc Nghị quyết Trung Ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015; đặt mục tiêu xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, của mỗi người dân và của toàn xã hội.
Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đề cao vai trò của xã, thôn, xóm, đoàn thể và người dân cùng với việc đẩy mạnh xã hội hoá, lồng ghép, huy động tổng hợp mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững.
56
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tất cả các xã, tất cả các tiêu chí, trong đó, ưu tiên cho những xã, những tiêu chí đủ điều kiện để phấn đấu đạt được trong giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.
3.2.2. Các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới
3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đểnhân dân hiểu và tự giác thực hiện
Người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới, chính vì vậy, cần phải tuyên truyền để nhân dân hiểu về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, từ đó tự giác thực hiện. Để xây dựng được nông thôn mới, đòi hỏi người dân phải nỗ lực, không những đóng góp công của để xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải nỗ lực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của gia đình, có lối sống lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển dân chủ ở cộng đồng, góp phần giữ vững quốc phòng và an ninh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, công tác tuyên truyền cần phải hướng tới mọi giai cấp, tầng lớp trong cộng đồng. Bất kỳ giai cấp, tầng lớp nào sinh sống ở nông thôn, được hưởng thụ thành quả của nông thôn mới thì đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng nông thôn mới.
Đối với đội ngũ cán bộ, công tác tuyên truyền tốt cũng sẽ cung cấp cho họ nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích để vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đơn vị mình.
Công tác tuyên truyền cần phải thường xuyên, liên tục, mọi lúc mọi nơi và được tiến hành bằng nhiều phương pháp linh hoạt. Bên cạnh việc làm cho mọi người hiểu về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới, các công việc cần làm, cách làm…thì việc nêu gương những điển hình tiên tiến là rất cần thiết.
57
3.2.2.2. Tiếp tục vận động nông dân tiếp tục chuyển đổi, tích tụ ruộng đất
Hiện nay đất đai của tỉnh Thái Bình vẫn còn manh mún, đây là hạn chế lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, đầu tư thâm canh, giảm chi phí sản xuất. Do đó, một trong những giải pháp quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá là tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi, tích tụ ruộng đất.
Việc tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi, tích tụ ruộng đất cần phải thực hiện trên phạm vi toàn các xã, toàn huyện và toàn tỉnh. Thông qua việc chuyển đổi, chuyển quỹ đạo đất do các xã quản lý về những nơi dự kiến sẽ lấy đất để xây dựng cơ sở hạ tầng như trụ sở, trường học, trạm xá, chợ, đường giao thông, kênh mương…và những nơi sự kiến quy hoạch đặt các nhà máy, khu công nghiệp để sau này tránh việc phải thu hồi của dân.
Việc chuyển đổi ruộng đất cần thực hiện ngay sau khi công tác quy hoạch nông thôn mới hoàn thành để tránh việc chuyển đổi phải làm đi làm lại nhiều lần.
3.2.2.3. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
Để xây dựng thành công nông thôn mới đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ vừa giỏi, vừa có tâm, có uy tín với dân. Do đó, việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng.
Ngoài việc đào tạo về chuyên môn và chính trị, tất cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cần được bồi dưỡng các kiến thức về nông thôn mới theo Chương trình khung được phê duyệt tại Quyết định 1003/QĐ-BNN-KTHT ngày 18/05/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
58
3.2.2.4. Xây dựng và phát triển các tổ chức chính trị xã hội ở nông thôn vững mạnh
Xây dựng các tổ chức chính trị ở nông thôn vững mạnh vừa là nội dung vừa là giải pháp để đẩy mạnh tiến độ xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng các tổ chức chính trị vững mạnh ở nông thôn, trước hết là xây dựng Đảng. Tổ chức cơ sở Đảng phải thực sự vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức thì mới đủ sức lãnh đạo nhân dân thực hiện theo đường lối của Đảng. Để xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh cần quán triệt thật tốt các nghị quyết của Đảng cho đảng viên, thực hiện đoàn kết trong Đảng, nâng cao sức chiến đấu của cơ sở Đảng, phát huy tốt vai trò tiên phong gương mẫu của Đảng viên, làm tốt công tác cán bộ và phát triển Đảng…
Mặt trận Tổ quốc có vai trò đoàn kết các lực lượng ở nông thôn, tạo thành một mặt trận thống nhất. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được giao nhiệm vụ phát động cuộc vận động toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và phát động cuộc vận động toàn dân hưởng ứng xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, xây dựng Mặt trận Tổ quốc vững mạnh là nhằm tạo thành sức mạnh to lớn để tiến hành xây dựng nông thôn mới.
Các tổ chức đoàn thể chính trị: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hoạt động theo điều lệ của tổ chức mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xây dựng các tổ chức đoàn thể chính trị vững mạnh nhằm thu hút, tập hợp hết mọi quần chúng nhân dân vào sinh hoạt trong các đoàn thể phù hợp với lứa tuổi, giới tính, thành phần giai cấp để nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể, phát huy hết khả năng của mọi công dân nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho công cuộc xây dựng nông thôn mới.
59
Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị vững mạnh, trước hết xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có uy tín với quần chúng nhân dân, biết tổ chức, phát động các phong trào.
Nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới, nhưng nông dân ở đây không có nghĩa là những nông dân đơn lẻ mà là nông dân được tập hợp trong những tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Việc tập hợp nông dân trong các tổ chức chính trị là nhằm mục đích giác ngộ họ, đoàn kết họ thành một khối để tạo nên một sức mạnh tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp chung, do tất cả mọi người dân sống trong cộng đồng cùng bàn bạc, góp công, góp của cùng làm chứ không phải do từng hộ làm riêng lẻ. Vì vậy, xây dựng các tổ chức chính trị ở nông thôn vững mạnh là giải pháp quan trọng cần chăm lo thực hiện ngay từ đầu.
3.2.2.5. Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, vận động nhân dân đóng góp công, của và hiến đất để xây dựng nông thôn mới
Nhiều chương trình, nội dung xây dựng nông thôn mới do nhân dân tự làm hoặc đóng góp kinh phí để làm. Các nội dung như xây dựng cơ sở hạ tầng là nội dung cần rất nhiều kinh phí để làm. Các nội dung như xây dựng cơ sở hạ tầng là nội dung cần rất nhiều kinh phí. Do lịch sử để lại, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các thiết chế văn hoá… đều xây dựng tự phát. Đặc biệt là hệ thống giao thông của nông thôn quá bất cập so với yêu cầu. Phần lớn các tuyến đường liên xã, liên thôn đều nhỏ hẹp, cong queo, vừa mất mỹ quan, vừa làm cho việc đi lại của người dân khó khăn. Để có đủ diện tích đất để xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi công cộng thì hoặc là đền bù, hoặc là vận động nhân dân tự nguyện hiến đất. Trong bối cảnh nguồn lực của địa phương có hạn thì hiến đất là một giải pháp quan trọng để xây dựng nông thôn mới.
60
3.2.2.6. Ban hành một số chính sách của địa phương
Từ những kinh nghiệm của nhiều nơi, cả trong và ngoài nước, các chính sách của cấp tỉnh và huyện hướng về:
- Khuyến khích các đơn vị huy động được nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng;
- Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và phát triển sản xuất trên địa bàn;
- Đảm bảo an sinh xã hội (có thể giảm hoặc miễn đóng góp cho các đối tượng mất khả năng lao động, hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng…);
- Biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tích cực, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
3.2.2.7. Ban hành một số văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
Nông thôn mới là một công trình đồ sộ. Để xây dựng nông thôn mới thành công, nhất thiết phải có sự vào cuộc một cách quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân.
- Đối với tổ chức Đảng: Cần ban hành nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ, chi bộ để thống nhất lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
- Đối với Hội đồng nhân dân các cấp: Ban hành cơ chế chính sách để khuyến khích các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.
- Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp: Ban hành các quyết định cụ thể hoá các cơ chế chính sách của Hội đồng nhân dân huyện.
- Uỷ ban mặt trận và các đoàn thể quần chúng: Ra lời kêu gọi và xây dựng các chương trình, kế hoạch vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, thi đua xây dựng nông thôn mới.
61
3.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Mộ phải nhận thức đúng, đầy đủ quan điểm, mục tiêu, nội dung xây dựng nông thôn mới của Đảng và nhà nước, từ đó xác định rõ lộ trình và công việc tổ chức thực hiện.
Hai là, công tác tuyên truyền phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được, nội dung cần tuyên truyền, từ đó có biện pháp, phương pháp tiến hành phù hợp. Mục tiêu tuyên truyền cần đạt được đó là, làm thế nào để mọi cán bộ đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ quan điểm, nội dung, mục tiêu trong chương trình xây dựng nông thôn mới, những công việc phải làm, lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân. Tuyên truyền để cổ vũ, động viên nhân dân, để mọi người tin tưởng, phấn khởi, đồng thuận, tự giác góp công, góp sức, góp trí tuệ, xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền để tránh nhận thức lệch lạc cho rằng xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng, coi nhẹ các nội dung khác, tránh tư tưởng trông chờ ỉ lại vào sự đầu tư của nhà nước.
Các phương pháp, biện pháp tuyên truyền phải đa dạng phong phú, sáng tạo, phù hợp. Ngoài những hình thức vẫn làm như truyên truyền qua hội nghị, bằng pa nô, biển tường, còn có nhiều hình thức truyên truyền khác như: Khôi phục các câu lạc bộ chèo, thơ ca, thể dục thể thao, sáng tác ca khúc ca ngợi quê hương… khơi dậy niềm tự hào trong mỗi người dân. Các khẩu hiệu tuyên truyền có nội dung thiết thực, gần gũi, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ cảm nhận. Trong quá trình triển khai tổ chức thục hiện gắn công tác thi đua với từng chủ đề công việc như: phong trào xây dựng đường đẹp, ngõ đẹp; phong trào gia đình ăn ở vệ sinh ngăn nắp... tạo ra không khí sôi động ở địa phương.
Ba là: Phải có đội ngũ cán bộ thực sự say sưa tâm huyết, chủ động và sáng tạo: từ chủ động nghiên cứu tài liệu, làm quy hoạch, rà soát 19 tiêu chí đến kế hoạch phát động toàn dân tham gia các phong trào xây dựng nông thôn
62
mới. Chủ động chọn khâu đột phá, chuyên đề như "Phát động toàn dân hiến đất mở đường, xây dựng đường đẹp, ngõ đẹp", chủ động xây dựng các mô hình điểm, xây dựng các tiêu chí kèm theo mô hình. Trong quá trình tổ chức thực hiện luôn sáng tạo, linh hoạt trong công việc cụ thể.
ố : Vận dụng tốt quan điểm của chính phủ về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới bao gồm: Nguồn lực tài nguyên, nguồn lực con người, nguồn lực tài chính...
Nă : Quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới là một nội dung rất quan trọng. Quy hoạch phải có sự tham gia của người dân thông qua quy chế dân chủ, đồng thời tiếp thu ý kiến của các sở, nghành, cơ quan cấp trên, để mỗi lĩnh vực quy hoạch mang tính khoa học cao. Khi hoàn thành quy hoạch, công tác quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch phải được thực hiện nghiêm túc.
Sáu là: Làm tốt công tác dân vận trong suốt quá trình tổ chức thực hiện. Để làm tốt công tác dân vận có 3 vấn đề đặt ra là: Mọi chủ trương của Đảng, chính quyền phải xuất phát từ tâm tư, tình cảm nguyện vọng, lợi ích của người dân. Quy trình dân chủ phải hết sức bài bản "Dân chủ càng rộng thì tập trung càng cao", phương pháp phải phù hợp.
Tiểu kết chương 3
Xây dựng nông thôn mới là công cuộc lâu dài và cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tham gia của toàn dân. Địa phương cần quán triệt đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị.
63
KẾT LUẬN
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và chủ trương này có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để đảm bảo tiến hành thực hiện thành công trên phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Mặc dù thời gian thực hiện chưa nhiều nhưng tỉnh Thái Bình đã triển khai khá tích cực và đạt được những kết quả quan trọng. Kết quả bước đầu này đã tạo ra tiền để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian tiếp theo.
Việc triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều khó khăn.
Để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, trong thời gian tới tỉnh Thái Bình cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, từ công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị vững mạnh, ban hành một số chính sách, vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất, hiến đất đồng thời quy hoạch…
Xây dựng nông thôn mới là công cuộc lâu dài và cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tham gia của toàn dân. Địa phương cần quán triệt đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị.
64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương (2010), Quy ị 193/ - TTg ngày 2 tháng