CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2009 - 2014 (Trang 33 - 56)

DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2009 - 2014

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X, Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tại Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 tại Quyết định 800/TTg, ngày 04/06/2020.

Nội dung xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được quy định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

29

1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới.

1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

Tiêu chí 2: Giao thông

2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải.

2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải.

2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. 2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.

Tiêu chí 3: Thủy lợi

3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh 3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa

Tiêu chí 4: Điện

4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn

Tiêu chí 5: Trường học

Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, Trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia

Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa

6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ văn hóa - thể thao - du lịch.

6.2. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ văn hóa - thể thao - du lịch.

30 Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng

Tiêu chí 8: Bưu điện

8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông 8.2. Có Internet đến thôn

Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư

9.1. Nhà tạm, dột nát

9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng

Tiêu chí 10: Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình quân chung của tỉnh

Tiêu chí 11: Hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất

Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả

Tiêu chí 14: Giáo dục

14.1. Phổ biến giáo dục trung học

14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)

14.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo

Tiêu chí 15: Y tế

15.1. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 15.2. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia

Tiêu chí 16: Văn hóa

Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL

31

Tiêu chí 17: Môi trường

17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia

17.2. Các cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường 17.3. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp

17.4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch

17.5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn

18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định 18.3. Đản bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh" 18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên

Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững

An ninh, trật tự xã hội được giữ vững

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: Đại hội XI đã thông

qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó đã xác định những định hướng lớn về phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại là: Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới [17, tr.75].

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 đã xác định hướng trong xây dựng nông thôn mới: “Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ

32

và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình nông thôn mới phù hợp với các đặc điểm từng vùng theo bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hoá đặc sắc của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả Chương trình đào tạo nghề cho một triệu lao động nông thôn mỗi năm. Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đối tượng chính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí hợp lý dân cư, bảo đảm an toàn ở những vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông, ven biển”[17, tr.123].

Như vậy, kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đến nay, quan điểm, chủ trương, biện pháp về xây dựng nông thôn mới của Đảng ta ngày càng rõ, hoàn chỉnh và thống nhất chỉ đạo trên phạm vi toàn quốc.

Tiểu kết chương 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung nền kinh tế của tỉnh Thái Bình trước năm 2009 phát triển tương đối ổn định và khá đồng đều giữa các khu vực, các ngành, các địa phương và có tốc độ tăng khá. Đã đạt và vượt hầu hết các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra. Tuy nhiên, so với cả nước và các tỉnh đồng bằng sông Hồng thì nền kinh tế của Thái Bình tăng trưởng còn ở mức thấp do thực chất cơ cấu nền kinh tế quyết định. Sản xuất công nghiệp chưa chú trọng đầu tư công nghệ cao để tạo sức bật và khả năng cạnh tranh, tỷ trọng công nghiệp trong GDP còn thấp, chưa thực sự là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh. Một số ngành dịch vụ phát triển chậm. Vì vậy, yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng trong những năm tới là bức thiết, nhưng cũng rất khó khăn đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn mới có thể tạo ra được bước phát triển quan trọng của tỉnh. Đồng thời

33

phải chú ý đến các lĩnh vực xã hội nhằm góp phần xây dựng Thái Bình thành một tỉnh kinh tế phát triển, đời sống tinh thần và vật chất ngày càng nâng cao. Tiến trình lịch sử phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ này của cả nước nói chung và của tỉnh Thái Bình nói riêng đã tạo điều kiện để Đảng bộ tỉnh Thái Bình đi tới chủ trương xây dựng Nông thôn mới.

34

Chương 2

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2009 - 2014)

2.1.CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2009 - 2014)

Do tính đặc thù riêng có của tỉnh Thái Bình so với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ: Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, có trên 100 nghìn ha đất nông nghiệp. Dân số toàn tỉnh khoảng 1,8 triệu người, có 86% dân số sống ở vùng nông thôn và hơn 70% lực lượng làm nông nghiệp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (tháng 10 năm 2010) đã xác định mục tiêu đến năm 2020 xây dựng ề p p e ạ ă 2020” [3, tr.40], điều đó khẳng định chủ trương của Đảng bộ xây dựng Thái Bình thành tỉnh nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo những theo những tiêu chí phù hợp so với điều kiện của tỉnh. Nghị quyết Hội nghị lần Bảy Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá X Về p là hệ thống toàn diện về các chủ trương, giải pháp nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết xác định: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức hợp lý; gắn với nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giữ bản sắc văn hoá dân tộc” [2, tr.156].

Ngay sau khi có Nghị quyết Trung ương lần thứ 7, tháng 2 - 2009, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã đề ra chủ trương biện pháp xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình lựa chọn 8 xã: Thanh Tân (Kiến Xương), Nguyên Xá (Vũ Thư), Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ), Hồng Minh (Hưng Hà),

35

Trọng Quan (Đông Hưng), An Ninh (Tiền Hải), Thuỵ Trình (Thái Thuỵ), Vũ Phúc (Thành phố Thái Bình làm điểm và chọn Công ty cổ phần tư vấn quy hoạch, khảo sát, thiết kế xây dựng Thái Bình làm đơn vị tư vấn tại các xã làm điểm. Theo đó, ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã lập ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở cấp tỉnh, ban chỉ đạo cấp huyện, thành phố và thành lập ban chỉ đạo ở các xã làm điểm. Đồng chí Bí thư cấp uỷ trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo.

Uỷ ban nhân tỉnh cùng các huyện, thành phố, ban chỉ đạo các cấp xây dựng kế hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí được vận dụng cụ thể vào từng địa phương trên toàn tỉnh. Triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (2010) Tỉnh uỷ đã ban hành N ị ề X ạ 2011 - 2015 ị ă 2020

đề ra mục tiêu cơ bản: “Xây dựng nông thôn mới có nền sản xuất phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại; văn hoá - xã hội tiến bộ, dân chủ được phát huy; môi trường sinh thái được bảo vệ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; an ninh trật tự được bản đảm, hệ thống chính trị được củng cố vững chắc”. Trên cơ sở đó, Nghị quyết xác định mục tiêu cụ thể: “đến năm 2015, phấn đấu tất cả các xã đạt 10 tiêu chí trở lên, trong đó 70 xã trở lên hoàn thành xây dựng nông thôn mới (8 xã làm điểm của tỉnh hoàn thành vào năm 2013); đến năm 2020 các xã còn lại đạt 15 tiêu chí trở lên, 6 huyện trở lên đạt tiêu chí nông thôn mới” [15, tr.2].

Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng và triển khai Đề án thí điểm xây dựng nông thôn mới; Đề án kiên cố hoá kênh mương giai đoạn 2010 - 2015, Đề án đẩy mạnh cơ giới hoá trong nông nghiệp; Đề án đổi mới nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kinh doanh, sử dụng thuốc

36

thực vật; Đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Đề án dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp đồng thời triển khai xây dựng Đề án phát triển chăn nuôi gia công quy mô lớn giai đoạn 2010 - 2015; Đề án phát triển vùng nuôi ngao giai đoạn 2010 - 2015.

Các cấp uỷ Đảng từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và tổ chức quán triệt các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân với cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong toàn tỉnh, phát huy tinh thần trách nhiệm và nhân lực của cán bộ, đảng viên, các đoàn thể, quần chúng nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh chỉ đạo các xã triển khai dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp theo quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, gắn với xây dựng, chỉnh trang hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng phục vụ cơ giới hoá sản xuất. Tỉnh đã chỉ đạo tập trung nguồn vốn ngân sách của nhà nước, của các cấp đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng nâng cấp các công trình hạng mục công trình dân sinh cấp thiết.

2.2.CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THỰC HIỆN NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2009 - 2014

Về cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện

Ngày 16/06/2009, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định số 1295/QĐ- UBND hỗ trợ kinh phí sản xuất vụ hè, vụ đông 2009; Quyết định số 1364/QĐ - UBND ngày 29/06/2009 về hỗ trợ kinh phí phục vụ sản xuất nông nghiệp; ngày 14/01/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 42/QĐ- UBND về cơ chế hỗ trợ sản xuất vụ xuân và vụ hè năm 2010.

Ngoài cơ chế chính sách của tỉnh, các địa phương xây dựng cơ chế chính sách đặc thù khuyến khích mở rộng lúa mùa trà sớm để trồng cây vụ đông như: hỗ trợ giống lúa mùa gieo trà sớm, giống đậu tương, đậu xanh,

37

giống dưa, giống bí xanh, kinh phí tập huấn, huấn luyện nông dân; phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ thôn xóm; khen thưởng xã, thôn hoàn thành kế hoạch và vượt kế hoạch được giao; tổ chức cho các đoàn thể, hộ nông dân trực tiếp đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất trong, ngoài tỉnh.

Các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện và các địa phương đã phát huy vai trò là đòn bẩy kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển cây màu, cây vụ đông về diện tích, năng suốt, hiệu quả, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân.

Về huy động vốn và xây dựng công trình hạ tầng:

Để thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các cấp, các ngành đã lồng ghép các chương trình và huy động mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình từ năm 2009 - 2011, toàn tỉnh đã huy động được 3.509 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 653,49 tỷ đồng, chiếm 18,62% ( í ố ụ p ă 2012 111 532 ỷ ồ );

- Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã): 1.080,69 tỷ đồng, chiếm 30,8%, trong đó: Ngân sách tỉnh 356,79 tỷ đồng; ngân sách huyện, thành phố: 263,64 tỷ đồng; Ngân sách xã, hợp tác xã: 460,26 tỷ đồng ( í ố ố ă 2012 104 ỷ ồ ); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vốn tín dụng ưu đãi: 147 tỷ đồng, chiếm 4,19%; - Vốn ODA: 745, 14 tỷ đồng, chiếm 21,23%;

- Vốn của dân đóng góp: 882,89 tỷ đồng, chiếm 25,16%.

Ngoài ra, nhiều địa phương đã huy động sự đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp, con em thành đạt của quê hương trên 10 tỷ đồng/xã.

38

Riêng năm 2012, tổng ngân sách nhà nước đã bố trí 215,432 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương: 111,432 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh 104 tỷ đồng. Vốn ngân sách huyện, xã đang cân đối (chủ yếu tiền bán đấu giá quyền sử dụng đất) [12, tr.5].

Ngoài việc huy động nguồn lực bằng tiền, nhiều xã đã huy động cao và được sự đồng thuận của nhân dân tự nguyện đóng góp ngày công, hiến đất để xây dựng công trình hạ tầng trong khu dân cư, hiến đất chỉnh trang đồng ruộng, nhiều hộ tự nguyện tháo dỡ cổng dậu, nhà ở, công trình phụ giá trị lên hàng

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2009 - 2014 (Trang 33 - 56)