Tăng cường khả năng điều hành, quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Trang 62)

SGD NH TMCPNTVN tăng cường hơn nữa vai trò điều hành, quản lý của mình. Thực hiện tốt vai trò tham mưu quản lý, điều hành thông qua việc xây dựng,

ban hành cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn rõ ràng thay vì thực hiện chức năng xử lý từng trường hợp cụ thể.

Để đảm bảo được quy trình, quy chế thẩm định được tuân thủ đúng đắn thì SGD NH TMCP NTVN cũng cần phải kiểm soát các chính sách về nghiệp vụ này, bao gồm ba giai đoạn sau :

- Kiểm soát trước : giai đoạn này dựa vào sự thành thạo vào quy chế mà tiến hành kiểm tra, mục đích phát hiện ra những điểm bất hợp lý của nghiệp vụ thẩm định trước khi thực hiện, cụ thể : các điều kiện vay vốn ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành đã đầy đủ chưa? Hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn đã đầy đủ và hợp lệ chưa? Đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết liên quan đến dự án chưa?

- Kiểm soát trong : có tác dụng giám sát quá trình thực hiện, hạn chế những thiếu sót, thực hiện không đúng trình tự nghiệp vụ, sai sót về thủ tục … Nhằm ngăn chặn kịp thời những thiệt hại sau này.

- Kiểm soát sau : được thực hiện khi nghiệp vụ thẩm định về cơ bản đã được hoàn thành, kiểm tra hồ sơ, chứng từ hợp lệ của nghiệp vụ ở giai đoạn trước. Tóm lại, tất cả những giải pháp trên đều là những cách để SGD NH TMCP NTVN ngày càng phát triển bằng việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính. Tuy nhiên, đó là những vấn đề mà tự SGD NH TMCP NTVN có thể thực hiện được. Còn những vấn đề mà SGD không thể tự quyết định được, SGD phải khắc phục bằng những kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan trực tiếp tới vấn đề.

2.3 Kiến nghị

2.3.1 Đối với nhà nước :

Nhà nước cần ban hành văn bản hướng dẫn thẩm định nói chung và thẩm định tài chính nói riêng, trên cơ sở đó các ngân hàng có hướng dẫn cụ thể cho việc thẩm định dự án trong hoạt động tín dụng của mình. Nhà nước cần quy định rõ ràng các biện pháp xử lý trong trường hợp các DNVVN cung cấp các thông tin không trung thực, buộc các DNVVN phải thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán thống kê và thông tin báo cáo. Ngân hàng thường chỉ dựa vào nguồn tin từ phái doanh nghiệp là

chính, mà nguồn thông tin này mang nhiều tính chủ quan của doanh nghiệp và chưa qua kiểm toán theo một chế độ bắt buộc. Vì vậy nhà nước cần ban hành quy chế kiếm toán bắt buộc và công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện giúp cho ngân hàng trong công tác thẩm định tài chính dự án.

Nhà nước cũng cần có những biện pháp nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định, đặc biệt là phát triển thị trường tài chính để giúp cho việc dự báo của ngân hàng về các nội dung cần thẩm định được dễ dàng, chính xác. Hơn nữa nhà nước cũng cần cần củng cố các cơ quan làm làm công việc thông kê thông tin kinh tế xã hội để có được một địa chỉ tin cậy cung cấp thông tin cho ngân hàng. Điều này nhằm tránh tình trạng vì không có đủ thông tin mà dẫn tới đơn giản hóa trong thẩm định.

Nhà nước cần phát huy tính chủ động và độc lập của ngân hàng trong thẩm định dự án, phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước với quản lý hành chính về kinh tế để tránh sự cân thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động chuyên môn của ngân hàng.

2.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước :

Ngân hàng nhà nước điều tiết toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vì vậy, đề nghị ngân hàng nhà nước cần có những chính sách hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng Trung ương, nâng cao vai trò điều phối, chủ động trong việc thu thập thông tin từ các nguồn, từ đóhỗ trợ cung cấp thông tin cho hoạt động thẩm định tài chính có hiệu quả hơn.Ngân hàng nhà nước cũng cần tổ chức những chương trình đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong toàn ngành để tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng thương mại, đồng thời nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ.

Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cũng cần đưa ra những chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với DNVVN để có thể giúp đỡ kịp thời về vốn cho các DNVVN.

2.3.3 Đối với DNVVN :

Một số DNVVN chưa có khả năng đưa ra được một dự án đầy đủ, hoàn chỉnh và có căn cứ khoa học. Nội dung phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh,

dự án đầu tư đôi khi được thiết lập sơ sài bởi vậy thiếu thuyết phục ngân hàng khi xem xét thẩm định cho vay. Do vậy các DNVVN này cần nâng cao kỹ năng lập dự án cũng như quản lý thực hiện dự án. Việc lập dự án cần đảm bảo được tính khoa học, thực tế.

Các DNVVN cần phối hợp thiện chí với ngân hàng, cung cấp thông tin trung thực, chính xác và cùng ngân hàng kiểm soát vốn vay. DNVVN cần thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính kế toán và kiểm toán, thực hiện công khai tình hình tài chính của mình.

Trong quan hệ với ngân hàng, nhiều DNVVN còn thiếu kinh nghiệm, việc bố trí cán bộ quan hệ giao dịch với ngân hàng không hợp lý, cán bộ có tư tưởng e ngại, thiếu tự tin trong quan hệ, khả năng thuyết trình, đàm phán với ngân hàng. Do vậy DNVVN cũng cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ để nắm và hiểu rõ tính năng, tiện ích của các sản phẩn dịch vụ cũng như cách thức tiếp cận và sử dụng các dịch vụ mà các ngân hàng cung ứng, đặc biệt là thủ tục xin vay vốn ngân hàng.

KẾT LUẬN

Để thực sự tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, vấn đề nâng cao hiệu quả thẩm định tài chính dự án vay vốn với khu vực này đã trở thành mối quan tâm của hệ thống ngân hàng nói chung và của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam nói riêng.

Thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng ở Việt Nam chưa có bề dày kinh nghiệm, nhất là khi vận dụng vào một nền kinh tế đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Do vậy, để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của ngân hàng là vấn đề không dễ, cần nỗ lực không chỉ của bản thân ngân hàng mà cũng cần có sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan hữu quan.

Qua thực tập thực tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam cũng như nghiên cứu, phân tích tôi đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của DNVVN tại SGD NH TMCP NTVN.

Tuy nhiên, chuyên đề của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của Thầy cô.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các văn bản hiện hành liên quan trong hệ thống NH TMCP NTVN 2. Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD NH TMCP NTVN

3. Báo cáo tổng hợp SGD NH TMCP NTVN và phòng Tín dụng 4. Tạp chí ngân hàng

5. Website NH TMCP NTVN : http://www.vietcombank.com.vn/ 6. Website : Tailieu.vn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w