Áp dụng phương pháp phù hợp trong thẩm địnhtài chính dự án vay vốn của DNVVN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Trang 58 - 60)

của DNVVN

 Cần linh hoạt hơn trong việc áp dụng phương pháp phù hợp trong thẩm định tài chính dự án vay vốn của DNVVN

Phương pháp thẩm định theo trình tự

Khi thẩm định tổng quát và thẩm định chi tiết, CBTĐ cần đồng thời sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu để thẩm định tính chính xác của các thông số mà khách hàng đã cung cấp. CBTĐ sẽ so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án với những quy chuẩn của ngành hay lĩnh vực cụ thể hay có thể so sánh giữa chính các dự án cùng loại với nhau. Các chỉ tiêu như tổng vốn đầu tư, suất vốn đầu tư hay cơ cấu vốn đầu tư cần được so sánh đối chiếu cũ thể, kỹ lưỡng để kết hợp với các phương pháp khác giúp cho việc thẩm định dự án vay vốn của DNVVN tại SGD đạt độ chính xác cao, kết quả khả quan.

Phương pháp dự báo

Khi dự báo thị trường ta có thể thẩm định việc dự tính chi phí và giá bán sản phẩm có hợp lý hay không. CBTĐ cần có kỹ năng dự báo tốt, áp dụng để dự báo những biến cố có thể xảy ra khi dự án khởi công và đi vào hoạt động từ đó có thể điều chỉnh thông số của dự án cho phù hợp với hoàn cảnh khách quan.

Phương pháp phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy nhằm xác định chính xác các yếu tố mà tác động của rủi ro dự toán nhiều nhất. Trong phân tích nhạy cảm, người ta phân tích sự thay đổi của NPV khi có một nhân tố thay đổi với giả định các nhân tố khác được cố định. Thẩm định tài chính dự án là nghiên cứu khía cạnh tài chính của một dự án trên một tập tài liệu được soạn thảo trên cơ sở các giả định nên không thể dự báo một cách chính xác và đầy đủ những gì có thể xảy ra trong tương lai. Vì vậy mà phân tích độ nhạy được sử dụng rất phổ biến trong thẩm định tài chính dự án.

Trong thẩm định tài chính dự án vay vốn, phương pháp phân tích độ nhạy cần phải đánh giá tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như: NPV, IRR, PP, PI... CBTĐ định cần khảo sát sự tác động của những yếu tố như tăng giảm của vốn đầu tư, thay đổi của giá sản phẩm đến hiệu quả đầu tư, hiệu quả của các chỉ tiêu tài chính, khả năng trả nợ của dự án.

Để có được kết quả phân tích độ nhạy tốt, đội ngũ CBTĐ của SGD phải có tầm nhìn vĩ mô, tầm nhìn mang tính định hướng, chiến lược thì mới đưa ra được những giả thiết, những tình huống sát với thực tế, có khả năng tác động đến dự án trong tương lai như: biến động của thị trường, giá cả sản phẩm, sự thay đổi về chính sách thuế…

Cũng thông qua việc phân tích độ nhạy, SGD xác định được những nhân tố có tác động lớn nhất tới các chỉ tiêu hiệu quả của dự án, từ đó có biện pháp bảo đảm, hỗ trợ và hạn chế rủi ro.

2.2.3 Nâng cao trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp cho CBĐT tài chính dự án

Ngân hàng hay phòng đầu tư dự án luôn luôn phải nâng cao trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp cho CBTĐ hơn nữa bởi chung quy khởi nguồn của mọi vấn đề đều bắt đầu từ con người.

Trong hoạt động thẩm định CBTĐ trực tiếp tổ chức công tác thẩm định dự án. Kết quả của thẩm định dự án là kết quả của việc đánh giá, xem xét dự án theo nhìn nhận chủ quan của CBTĐ dựa trên cơ sở khoa học và các tiêu chuẩn thẩm định khác nhau. Chất lượng của công tác thẩm định dự án phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người CBTĐ. Vì vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cần phải nâng cao trình độ, chuyên môn của CBTĐ dự án.

Và giải pháp cho phòng đầu tư dự án là: bổ sung thêm nhân sự có đào tạo tốt. Về trình độ chuyên môn, CBTĐ cần được đào tạo chính quy, có kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, khả năng đàm phán nhằm tăng cường năng lực hoạt động. Về kinh nghiệm công tác, phần lớn cán bộ ngân hàng đều rất trẻ, đặc biệt là cán bộ phòng thẩm định. Vì vậy SGD NH TMCP NTVN cần sắp xếp có sự xen kẽ giữa những cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình với những cán bộ lâu năm đầy kinh nghiệm để có sự học hỏi trao đổi và bổ sung cho nhau. Từ đó, luôn đào tạo được đội ngũ cán bộ kế cận giỏi vừa có sự hoạt bát, nhanh nhẹn, sáng tạo của tuổi trẻ, vừa được tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm quý báu của thế hệ trước, và có thể đảm đương với cương vị chủ chốt trong bất cứ trường hợp nào. Ngoài ra, không thể bỏ qua việc đào tạo CBTĐ có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có tính thần trách nhiệm, kỷ luật nghề nghiệp cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Trang 58 - 60)