3 CÁC HỢP ĐỒNG CHUYỂN ĐỔI GIÁ (QUANTO) TRONG
3.6.3 Bảo hộ giá bằng biện pháp “ Mua bán cổ phần cặp đôi”
đôi”
Giả sử hai công ty A và B là hai công ty chuyên sản xuất đồ may mặc trong đó A là công ty may siêu lợi nhuận còn B là công ty may có rủi ro.Tên của công ty đã phản ánh tính chất của các công ty đó.Người ta mua vào 100 cổ phiếu của công ty A và bán đi một số cổ phiếu của công ty B với một số tiền bằng với số tiền đã mua cổ phiếu của công ty A.
Nếu nền kinh tế tăng trưởng thì cả hai loại cổ phiếu này đều có giá nhưng A tăng mạnh hơn B. Nếu nền kinh tế suy giảm, cả hai chứng khoán đều bị sụt giá, nhưng B giảm nhanh hơn A. Tình huống cũng như vậy xảy ra khi xảy ra sự đột biến ngoại lai hoặc nội tại tác động lên vị trí sản xuất hàng may mặc của hai công ty này trên thị trường. Như vậy dù tương lai thế nào thì công ty A vượt trội công ty B.
Thoạt nhìn, người ta thấy cung cách này có vẻ là đúng, do đó người ta không thể bị mất tiền. Điều đó đúng, nhưng nếu thị trường phát triển khả quan thì người ta có thể làm tốt hơn nữa nếu chỉ mua cổ phiếu của công ty A mà không mua cổ phiếu của công ty B.Vậy người ta bỏ qua lợi nhuận do B mang lại để bảo vệ mình khỏi khả năng thua lỗ.
3.6.4 Bảo hộ giá bằng hợp đồng quyền chọn
Trường hợp mua chứng khoán và bán hợp đồng Quyền Chọn Mua
Người ta bán hợp đồng Quyền Chọn Mua có bảo kê nhằm giảm rủi ro khi giá chứng khoán cơ sở giảm bằng cách bù lại bằng phí mua quyền chọn mà người bán nhận được khi bán hợp đồng quyền chọn mua và trong trường hợp hợp đồng mua được thực hiện, người bán sẽ lấy chứng khoán đang có trong tay để giao.
Trường hợp mua chứng khoán và mua hợp đồng Quyền Chọn Bán
Nếu nhà đầu tư có chứng khoán, ông ta có thể bảo hộ rủi ro giá chứng khoán bằng cách mua những hợp đồng bán theo giá đã mua chứng khoán. Vì thế chứng khoán có trong tay sẽ được bảo hộ khi giá chứng khoán giảm, lúc đó họ sẽ thực
hiện hợp đồng bán để bù đắp lại.
Trường hợp bán khống chứng khoán và mua hợp đồng Quyền Chọn Mua
Đây là hình thức bảo đảm để bảo hộ vị thế bán khống chứng khoán. Tức là nhà đầu tư mua hợp đồng mua để giới hạn rủi ro về sự chênh lệch giữa giá điểm của hợp đồng quyền chọn mua và giá chứng khoán mà anh ta đã vay mượn. Việc mua quyền chọn sẽ giảm toàn bộ tiềm năng lợi nhuận của việc bán khống vì phải trả phí mua quyền chọn.
Trường hợp bán khống chứng khoán và bán hợp đồng Quyền Chọn Bán
Nhà đầu tư bán hợp đồng bán để bảo vệ một phần vị thế bán khống của mình. Nếu giá chứng khoán tăng, nhà đầu tư sẽ dùng số phí mua quyền chọn đã nhận được (do bán hợp đồng bán) để bù đắp lại một phần thua lỗ