Các thành phần của một Manifest

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế công cụ tạo bài giảng authoring tool theo chuẩn scorm (Trang 36 - 40)

File manifest biểu diễn các thông tin cần thiết để mô tả các nội dung của gói. Các thành phần của nó được mô tả như hình dưới đây:

Hình 6. Các thành phần của Manifest Manifest gồm 4 thành phần chính sau đây:

• Meta-data: dữ liệu mô tả tổng thể gói nội dung

• Organizations: mô tả cấu trúc nội gói dung hoặc tổ chức các tài nguyên học tập tạo nên một đơn vị đứng độc lập hoăc các đơn vị giảng dạy cũng như

chuỗi các qui tắc xác định nên trình tự duyệt gói nội dung.

• Resources: định nghĩa các tài nguyên học tập được gộp vào trong gói nội dung.

• (sub)Manifest: mô tả bất kỳ các đơn vị giảng dạy được phân cấp nhỏ hơn (có thể xem như các đơn vịđộc lập).

Trang 36/66

Việc tổ chức nội dung SCORM chứa các thành phần mà được dự định đinh nghĩa trong các khía cạnh khác nhau của tổ chức nội dung:

• Phân cấp nội dung (Content Hierarchy): Đây là biểu diễn dựa trên hình dạng kiểu cây, giống như mục lục, biểu diễn tổ chức logic của các tài nguyên học tập hoặc các activities sử dụng các tài nguyên học tập. Trong nhiều trường hợp, cây phân cấp này có thểđược duyệt theo một thứ tựđược định trước mà người phát triển nội dung dự định. Ví dụ như viêc chia khóa học thành các module và mỗi module gồm các bài học có thể xen lẫn các bài kiểm tra hoặc học hết các bài kiểm tra sau đó chuyển sang các bài học.

• Meta-data: Tuỳ chọn, dữ liệu mô tả phụ thuộc ngữ cảnh về activity định nghĩa trong content organization. Meta-data như vậy có thểđược sử dụng để

mô tả một tài nguyên học tập cụ thể được dùng trong một tổ chức nội dung cụ thể như thế nào.

• Sequencing, Adaptive Sequencing và Navigation: Các quy định tuỳ chọn có thể được nhúng vào trong tổ chức nội dung nếu người phát triển nội dung muốn kiểm soát các tài nguyên nào được đưa đến cho học viên khi học viên duyệt nội dung. Sắp thứ tự đơn giản nhất là tuần tự qua các đơn vị bài học, phức tạp hơn thì dựa vào các tài nguyên học đã được hoàn thành trước đó của học viên để xác định việc học tiếp theo cho phù hợp tùy theo yêu cầu của người biên soạn.

Meta-data

Một khi tài nguyên học tập được tạo với mục đích sử dụng lại, tốt nhất là có mô tả các tài nguyên học tập với meta-data. Meta-data cho phép tài nguyên học tập có thể tìm thấy khi nó chứa trong một gói dữ liệu hoặc trong một kho chứa. Nó cũng làm cho tài nguyên học tập có thể sử dụng lại được cao hơn bằng cách chỉ

Trang 37/66

meta-data. Loại thứ nhất không phụ thuộc ngữ cảnh (context-independent), bởi vì nó quyết định mô tả tài nguyên học tập mà không quan tâm đến nơi nó sẽ tìm thấy,

độc lập với bất kỳ chiến lược sử dụng tài nguyên học tập cụ thể. Loại thứ hai là phụ

thuộc ngữ cảnh (context-dependent), dựa vào một chiến lược học tập cụ thể. Ví dụ, meta-data có thể được gộp vào giải thích tại sao một activity cụ thể được chèn vào một vị trí cụ thể trong thứ tự giảng dạy. Meta-data thường chỉ các meta-data không thay đổi mà mô tả các asset số, các đối tượng nội dung hoặc tập các đối tượng nội dung. Trong khi đó, meta-data phụ thuộc ngữ cảnh thường dùng để chỉ đến meta- data mà chỉ phát huy ý nghĩa trong một ngữ cảnh của một tổ chức nội dung cụ thể.

Phát triển và ứng dụng meta-data cho các tài nguyên học tập và tập hợp các tài nguyên học tập là một khái niệm còn khá mới mẻđối với cộng đồng e-Learning. Hướng dẫn ứng dụng trong thực tế chưa được phát triển. Trong một vài trường hợp, mục đích chính của meta-data là phát hiện và sử dụng lại nội dung. Trong một vài trường hợp khác, meta-data cung cấp cho soạn giả thông tin về thiết kế và dự định của các đối tượng nội dung được mô tả hoặc item trong tổ chức nội dung. Một vài ý kiến khác thì cho rằng meta-data sẽ giúp cho học viên duyệt nội dung dễ dàng hơn. Chưa có ý kiến thống nhất về cách sử dụng chung của meta-data, nhưng meta-data cung cấp trong cuốn sách này để dùng cho các trường hợp khác nhau có thể dùng

đến meta-data.

Xác định thứ tự, xác định thứ tự thích nghi và duyệt (Sequencing, Adaptive Sequencing and Navigation)

Sequencing & Navigation định nghĩa các luật mà LMS phải tuân theo để

biểu diễn một learning experience xác định như dự định của người phát triển nội dung. Learning experience này có thể là tự do lựa chọn, hoặc nó có thểđược hướng dẫn bởi một thứ tự nhất định thông qua cấu trúc của tổ chức nội dung. Learning experience có thể thích nghi, với các hành vi khác nhau dựa vào kết quả học tập của học viên hoặc các biến khác có thể được theo dõi bởi LMS. SCORM định nghĩa

Trang 38/66

một tập các luật mặc định mà quản lý xác định thứ tự và duyệt cho một tổ chức nội dung cụ thể. Tuy nhiên, luật mặc định là tự do lựa chon các nội dung học tập, không có rằng buộc. Nhiều nhà phát triển nội dung và thiết kế giảng dạy thích sử dụng các chiến lựoc giảng dạy và học tập cụ thể. Trong các trường hợp như vậy, người phát triển nội dung có thểđịnh nghĩa các luật cụ thể quy định trước một LMS sẽ quản lý learning experience ra sao.

Tài nguyên (Resources)

Thành phần tài nguyên của một manifest có thể mô tả như các tài nguyên ngoài, cũng như các file chứa nội dung trong gói. Các file này có thể là các file media, các file text, các đối tượng đánh giá hoặc các phần dữ liệu khác dưới dạng

điện tử như chỉ ra ở hình duới.

File vật lý (Physical)

Đây là thành phần các file vật lý đã được tham chiếu trong thành phần nguồn tài nguyên. Các file này có thể chỉ chưa đựng trong gói nội dung hoặc có thể bao gồm các file bên ngoài được tham chiếu thông qua URI. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang 39/66

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế công cụ tạo bài giảng authoring tool theo chuẩn scorm (Trang 36 - 40)