Các thành phần siêu dữ liệu của gói nội dung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế công cụ tạo bài giảng authoring tool theo chuẩn scorm (Trang 32 - 33)

Siêu dữ liệu ởđây miêu tả cách ánh xạ các thành phần siêu dữ liệu của đối tượng nội dung học trong chuẩn IEEE Learning Technology Standards Committee (LTSC) Learning Object Metadata (LOM) đối với cho mỗi thành phần của SCORM Content Model.Nói chung, meta-data sẽđược sử dụng cho Assets, SCOs, Activities, và Content Organizations để mô tả chúng theo một cách có quy trình sao cho các thành phần trên có thể được xác định, phân loại, tìm kiếm trên các hệ thống khác nhau để tăng cường tính sử dụng lại và chia sẻ (reuse and shared).Các chính sách quy định sự áp dụng meta-data cho các thành phần của Content Aggregation Model phải được định nghĩa trong các tổ chức mong muốn sử dụng lại dựa trên các yêu cầu của các tổ chức đó. SCORM không có ý định áp đặt các yêu cầu liên quan tới quy mô sử dụng các thẻ (tag) của các thành phần Content Model mà chỉ cung cấp các hướng dẫn thực tế, dựa trên chuẩn cho các tổ chức muốn sử dụng lại và chia sẻ

nội dung học tập.

• Siêu dữ liệu của tích hợp nội dung: Là siêu dữ liệu phục vụ cho mục đích tích hợp nội dung.Mục tiêu là làm cho việc tích hợp nội dung được thực hiện nội tại bên trong gói nội dung,cung cấp các thông tin cần thiết.

• Siêu dữ liệu SCO: Là thông tin mô tả về SCO. Các thông tin mô tả này làm

đơn giản việc tái sử dụng và tìm kiếm tài nguyên học trong kho lưu trữ trực tuyến. Do SCO được xây dựng thành các đơn vị học độc lập và chỉ được kích hoạt bởi hệ quản trị do vậy ỹ nghĩa của siêu dữ liệu của SCO rất quan trọng cho phép sử dụng SCO không chỉ cho một gói nội dung mà có thể được sử dụng trong nhiều gói nội dung học khác nhau.

• Siêu dữ liệu Asset: Là thông tin mô tả về Assets đó. Các thông tin mô tả này làm đơn giản việc tái sử dụng và tìm kiếm tài nguyên học trong kho lưu trữ

trực tuyến. Áp dụng siêu dữ liệu:

Trang 32/66

Cơ chế để ràng buộc các thành phần Content Model để phù hợp với Meta- data application profile là Content Package. Hiện tại có 5 nơi mà meta-data có thể

áp dụng trong gói nội dung (content package):

• Manifest: Meta-data tại mức manifest level (Content Aggregation Meta-data) phải tuân theo quy định bởi IEEE LTSC LOM nhưng không có ràng buộc bổ

sung ở phía SCORM.

• Organization: Meta-data tại mức tổ chức mô tả toàn bộ Content Organization. Nó có thể là một Khóa học, một bài, hoặc bất kỳ một đơn vị

giảng dạy nào có cấu trúc.

• Item: Meta-data ở mức item mô tả mô tả hệ thống phân cấp của các activities theo phương thức phụ thuộc ngữ cảnh.

• Resource: Meta-data tại mức này mô tả tài nguyên theo kiểu SCO hoặc asset. • File: Meta-data tại mức này mô tả một asset theo cách thức không phụ thuộc

ngữ cảnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế công cụ tạo bài giảng authoring tool theo chuẩn scorm (Trang 32 - 33)