7.1. VẬN HÀNH MÁY ĐÓNG NẮP :
Máy đóng nắp là một hệ thống dây chuyền sản xuất có nhiều cơ cấu làm việc đồng thời với nhau. Để đảm bảo máy làm việc tốt và kéo dài tuổi thọ, người vận hành máy phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc sau :
- Chuẩn bị máy trước khi hoạt động :
+ Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy : Các khớp nối, các hệ thống truyền động
+ Bật công tắc cấp điện vào máy + Cấp khí nén vào máy với P ≥ 4bar + Kiểm tra dung dịch bôi trơn băng tải
+ Kiểm tra các vị trí làm việc của vít tải chai, sao dẫn chai - Khi vận hành máy :
+ Bật công tắc cho bộ phận cấp nắp hoạt động, cấp đủ nắp trên máy dẫn nắp sẵn sàng ở vị trí khuôn đầu đóng nắp.
+ Bật công tắc cho máy đóng nắp hoạt động
+ Trong thời gian vận hành máy, người công nhân vận hành luôn theo dõi và hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật : kiểm tra độ loe, bóp của nắp, chú ý bổ sung đủ nắp trên đĩa cấp nắp để máy hoạt động liên tục. Khi có tiếng động lạ phải dừng máy kiểm tra.
khắc phục để cho các ca sau tiếp tục theo dõi.
7.2. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY :
- Bảo dưỡng thường xuyên :
Trong quá trình máy đang làm việc hoặc nghỉ giữa ca, người vận hành máy có trách nhiệm thực hiện công tác vệ sinh thiết bị, bổ sung dầu mỡ bôi trơn cho các ổ lăn và rảnh cam (khoảng 40 giờ phải bổ sung một lần), thay thế các chi tiết mau mòn chóng hỏng, có tuổi thọ làm việc nhỏ hơn 90 ngày, điều chỉnh vị trí các chi tiết bị sai lệch khỏi vị trí công tác, siết chặt các mối ghép nối, các chi tiết dễ bị tháo lỏng.
Việc bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hoặc theo lịch trình bảo dưỡng của nhà sản xuất.
- Bảo dưỡng sửa chữa định kỳ :
Từ 1 đến 3 tháng máy móc phải được nghỉ để bảo dưỡng định kỳ, thay thế các chi tiết có nguy cơ hư hỏng, thay dầu hộp giảm tốc, vệ sinh rảnh cam sạch sẽ thay mỡ bôi trơn mới, căn chỉnh lại máy móc và các hệ thống truyền động.
Qua thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp, em cảm nhận được tầm quan trọng của tất cả các môn học, tính lôgic, mối quan hệ qua lại giữa chúng. Trong thời gian thực hiện đồ án em có dịp hệ thống hóa kiến thức đã học trong chương trình đào tạo 5 năm ở trường và nhận thấy được những vấn đề thực tế nảy sinh trong quá trình thiết kế đồ án, mối quan hệ cụ thể giữa lý thuyết và thực tế.
Tuy nhiên, đây là đề tài mới mẻ khi thiết kế dựa vào thiết bị hiện đại do ITALIA nên phần tiếp xúc với thiết bị và tài liệu tham khảo còn ít, do đó còn một số vấn đề giải quyết chưa hoàn chỉnh. Kính mong sự góp ý của quí thầy cô để em được hiểu biết hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn LƯU ĐỨC HÒA cùng các thầy cô giáo trong khoa Cơ khí đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong suốt thời gian 5 năm học ở trường để có kết quả như ngày hôm nay.
Đà Nẵng, ngày ... tháng .... năm 2003 Sinh viên thực hiện
[1]. Sách thiết kế chi tiết máy. T/giả : Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẩm (Nhà xuất bản giáo dục 1998)
[2]. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí (2 tập). T/giả : Trịnh Chất - Lê Văn Uyển (Nhà xuất bản giáo dục)
[3]. Chi tiết máy (2 tập). T/giả : Nguyễn Trọng Hiệp (Nhà xuất bản giáo dục 1994)
[4]. Vật liệu học. T/giả : Lê Công Dưỡng (Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1997).
[5]. Catalo thiết bị của hãng B-C ITALIA.
[6]. Công nghệ sản xuất bia. (Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 1993) [7]. Giáo trình cấp phôi tự động. T/giả Phạm Văn Song
[8]. Sổ tay công nghệ chế tạo máy. Tập I, II trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
TRƯỜNG ĐHKT ĐÀ NẴNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
==== ---o0o---
KHOA : CƠ KHÍ
BỘ MÔN : CÔNG NGHỆ KIM LOẠI
NHIỆM VỤ