NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Hạ Hoà, Tỉnh Phú Thọ lãnh đạo nhân dân xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 đến 1954 (Trang 65 - 75)

1954)

3.2-NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Từ khi ra đời và trực tiếp lãnh đạo nhân dân, Đảng bộ huyện Hạ Hòa đã phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân địa phương, chú trọng tổng kết kinh nghiệm lịch sử, chuyển từ tư duy kinh nghiệm sang tư duy khoa học. Vận dụng chủ trương của Ban chấp hành Trung ương vào hoàn cảnh lịch sử của địa phương, đề ra những chủ trương, biện pháp đúng đắn phù hợp, gắn bó máu thịt với nhân dân nên đã tạo nên những thắng lợi vẻ vang, viết tiếp truyền thống lịch sử hào hung của nhân dân huyện Hạ Hòa. Nghiên cứu quá trình lãnh đạo nhân dân trong huyện xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Khoá luận tốt nghiệp Đại học 61

Thứ nhất: Đảng bộ huyện Hạ Hòa đã biết phát huy sức mạnh truyền thống của nhân dân, tin dân và gắn bó máu thịt với nhân dân.

Ra đời sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng bộ Hạ Hòa đã phát huy được truyền thống cách mạng của nhân dân địa phương, nơi có chiến khu Âu Cơ, Chiến khu X, mỗi bước trưởng thành của Đảng bộ đều có sự che chở, đùm bọc của nhân dân. Đảng bộ đã nhận thức đúng đắn, sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân lao động. Từ khi còn là chi bộ ít đảng viên, đến khi là một Đảng bộ với số lượng Đảng viên lớn, trong lãnh đạo Đảng bộ luôn chú trọng đầu tư tâm lực, trí tuệ vào việc học tập lí luận, tổng kết thực tiễn để đề ra những chủ trương phù hợp với dân nguyện, dân sinh, dân trí, mang lại lợi ích cho nhân dân, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi chính đáng của người lao động. Các đảng viên của Đảng luôn đi sâu, đi sát quần chúng, lắng nghe ý kiến phản ánh của quần chúng để Đảng kịp thời điều chỉnh những chủ trương, chính sách chưa phù hợp.

Mỗi thắng lợi của cách mạng, từ việc phá kho thóc của giặc Nhật trong cách mạng tháng Tám, xây dựng chiến khu Vần - Hiền Lương, chiến khu X, đến việc thực hiện các chủ trương đắp đê phòng lụt ven sông Hồng, xây dựng trận địa và chiến đấu…Đảng đều tin dân, bàn bạc, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó với dân.

Chính từ nhận thức đúng đắn rằng nhân dân không chỉ có tấm lòng tin yêu, bảo vệ, che chở cho Đảng mà nhân dân còn đóng góp trí lực mà Đảng cần dựa vào, cần tổng kết để bổ sung cho đường lối. Bằng những chủ trương sát đúng và sự chỉ đạo, lãnh đạo có hiệu quả các chủ trương trong thực tế nhân dân trong huyện đã tin ở Đảng, đóng góp xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho Đảng bộ ngày càng trưởng thành.

Trong quá trình phát triển của Đảng bộ, dù lúc khó khăn nhất nhân dân trong huyện vẫn tin vào Đảng, vì Đảng là người đại diện chân chính cho nguyện vọng của họ, mang lại quyền lực thiết thực cho họ. Đảng dựa vào dân,

Khoá luận tốt nghiệp Đại học 62

tin vào dân và tin vào Đảng là bài học vô cùng quí báu rút ra trong quá trình phát triển của Đảng bộ Hạ Hòa trong những năm 1945 - 1954.

Thứ hai: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng thì việc nắm vững chủ trương, đường lối của Trung ương và Tỉnh ủy, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn địa phương để đề ra chủ trương, biện pháp, tổ chức thực hiện là bài học thành công của Đảng bộ.

Nhận thức chân lý cụ thể, cách mạng là sáng tạo, từ khi ra đời Đảng bộ đã từng bước trang bị cho Đảng viên hiểu và nắm vững những vấn đề có tính chiến lược trong đường lối chung của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản đề ra.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đường lối chính trị của Đảng Lao động Việt Nam được quán triệt sâu rộng và trở thành một nguyên tắc đối với mỗi đảng viên. Là người lãnh đạo quần chúng, nếu đảng viên không nắm vững đường lối của Đảng thì không thể có sự vận dụng sáng tạo, không thể thực hiện nhiệm vụ chung của Đảng. Chính nhờ có sự quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng mà ở bất cứ hoàn cảnh nào, ở vào thời điểm (kể cả thời điểm khi Đảng bộ mắc sai lầm khuyết điểm), Đảng bộ đã nhanh chóng khắc phục, chủ động tháo gỡ những khó khăn để đi lên.

Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, Đảng phải đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, đường lối đó phải được quán triệt thong suốt trong toàn Đảng bộ và trong quần chúng. Có đường lối đúng là quan trọng, nhưng tổ chức thực hiện đường lối trong thực tiễn đòi hỏi phải sâu sắc, tỉ mỉ, khoa học. Xây dựng các chi bộ cơ sở, hướng về cơ sở là một chủ trương đúng đắn của Đảng bộ Hạ Hòa.

Có chủ trương đúng đắn, có sự vận dụng sáng tạo và quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện là bài học thành công của Đảng bộ Hạ Hòa trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Khoá luận tốt nghiệp Đại học 63

Thứ ba: Nhận thức rõ chân lý đoàn kết là sức mạnh, là điều kiện của sự thành công. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng bộ Hạ Hòa hết sức chú trọng xây dựng sự đoàn kết trong Đảng bộ từ ý chí đến hành động. Đoàn kết toàn dân.

Trước mỗi bước ngoặt hoặc chuyển giai đoạn đều xuất hiện những ý kiến khác nhau, Đảng bộ huyện đã hết sức chú ý bàn bạc trong Đảng, bàn bạc với dân để đi đến nhất trí về tư tưởng, hành động. Nhờ vậy, dù phải gồng mình vượt qua những khó khăn, nhường cơm, sẻ áo, đùm bọc đồng bào tản cư trong kháng chiến, che chở các cơ quan của Trung ương, của tỉnh, Đảng bộ luôn quán triệt tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Chỉ có đoàn kết mới tạo ra sức mạnh, chỉ đoàn kết mới đem đến thành công. Trong kháng chiến, Đảng bộ đã xây dựng khối đoàn kết thong qua Mặt trận Việt Minh và Liên Việt. Đảng bộ làm tốt công tác vận động nhân dân vào một khối thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Nhờ có chính sách và đường lối đại đoàn kết toàn dân, mà trong những năm 1945 - 1946, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền sớm nhất, xây dựng chính quyền và bảo vệ được chính quyền trước sự chống phá điên cuồng của kẻ thù dân tộc và giai cấp.

Một trong những nguyên nhân cho sự thành công của bài học về sự đoàn kết là phát huy tinh thần bàn bạc, thảo luận dân chủ trong Đảng trong dân. Do được bàn bạc nhất trí, những vướng mắc được kịp thời giải quyết. Những biểu hiện tả khuynh, cục bộ được ngăn chặn. Sự nhất trí được xây dựng làm cho tư duy mới trong Đảng, trong dân được phát huy, giúp cho Đảng tháo gỡ được những khó khăn, làm cho ý Đảng, lòng dân được thống nhất. Đảng kịp thời nắm bắt được những ý tưởng mới.

Chính nhờ chú trọng xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, trong dân, tôn trọng, ủng hộ tư duy mới, sáng tạo của cán bộ và Đảng viên. Hạ Hòa

Khoá luận tốt nghiệp Đại học 64

đã xây dựng được một hậu phương an toàn và vững chắc trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Thứ tư: Là Đảng cầm quyền, Đảng bộ Hạ Hòa nhận rõ vai trò là lãnh tụ chính trị, lãnh đạo quần chúng nhân dân thong qua bộ máy chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Vì thế việc xây dựng và không ngừng củng cố chính quyền, Mặt trận và các cơ sở đoàn thể vững mạnh là một trong những điều kiện làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Ngay sau khi giành được chính quyền trong những ngày đầu tháng Tám năm 1945, trong quá trình lãnh đạo xây dựng chính quyền động viên toàn dân chống thực dân Pháp, xây dựng hậu phương. Đảng càng nhận rõ trách nhiệm chăm lo, xây dựng củng cố chính quyền các cấp. Đảng kiên quyết không nhường quyền lãnh đạo chính quyền cho các đoàn thể quần chúng, cho các đảng phái khác. Đảng chăm lo đến việc kiện toàn và củng cố chính quyền từ xã đến huyện, nâng cao năng lực điều hành của bộ máy nhà nước các cấp, làm cho chính quyền cơ sở đủ sức tổ chức động viên toàn dân thực hiện đường lối của Đảng ở địa phương.

Chính quyền do Đảng lãnh đạo từ huyện đến xã đã trở thành công cụ tổ chức nhân dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân đối với nhà nước. Chính quyền các cấp trở thành nhà nước của dân, do dân, vì dân ở cơ sở. Cùng với việc xây dựng và ngày càng hoàn thiện bộ máy lãnh đạo chính quyền, Đảng bộ còn chú trọng xây dựng kiện toàn hệ thống chính trị ở các cấp như: Mặt trận, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ…

Việc củng cố các đoàn thể, các Hội quần chúng đã giúp cho Đảng, chính quyền động viên được đông đảo nhân dân tham gia các phong trào lớn như: Phong trào cứu đói, phong trào xóa nạn mù chữ, phong trào tong quân, đi dân công hỏa tuyến…trong những năm kháng chiến.

Khoá luận tốt nghiệp Đại học 65

Nhờ việc củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị ở cơ sở, Đảng bộ đã huy động được sức người, sức của của nhân dân toàn huyện để xây dựng hậu phương kháng chiến. Đây được xem là bài học kinh nghiệm không chỉ có ý nghĩa trong một giai đoạn lịch sử nhất định mà còn có giá trị lâu dài trong quá trình lãnh đạo của Đảng đối với dân tộc.

Thứ năm: Trong mỗi một thắng lợi cụ thể, mỗi bước trưởng thành của huyện không tách rời sự đóng góp của Đảng. Trong tất cả các thời kỳ Đảng luôn ý thức rõ ràng rằng công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.

Đảng luôn chú trọng xây dựng Đảng trên cả ba mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đối với một Đảng bộ lãnh đạo một huyện có địa bàn, có vị trí chiến lược quan trọng của Trung ương của quân khu và của Tỉnh. Nên Đảng bộ luôn chú ý xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh trên cả ba mặt. Toàn huyện nhất trí cao và thong suốt mọi quan điểm, đường lối của Trung ương, phát huy trí lực của tập thể, đảng viên vận dụng vào điều kiện cụ thể để hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp với tình hình địa phương.

Đảng bộ cũng chú trọng giáo dục cho toàn Đảng viên nắm vững đường lối chính trị của Đảng bộ, nhằm thống nhất về tư tưởng để lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt các chính sách của Đảng. Chính nhờ làm tốt nhiệm vụ này ở những mốc chuyển giai đoạn, ở những thời điểm tách nhập dễ nảy sinh tiêu cực. Nhưng toàn Đảng bộ vẫn đảm bảo sự nhất trí về tư tưởng chính trị, giữ vững sự ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhờ công tác giáo dục chính trị được đặt ra thường xuyên, nhờ truyền thống đoàn kết nhất trí trong Đảng. Dù trong kháng chiến có xảy ra muôn vàn khó khăn, toàn bộ đảng viên vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, tính tiên phong gương mẫu, tinh thần cầu thị khiêm tốn học hỏi vươn lên. Nhiều đồng

Khoá luận tốt nghiệp Đại học 66

chí đang làm Bí thư huyện sẵn sàng chấp nhận sự điều động công tác tăng cường cho Tỉnh hoặc đi làm công tác khác. Tính Đảng trong sinh hoạt Đảng dược duy trì và đặt lên hàng đầu, tinh thần đồng đội đồng chí được đề cao. Công tác kiểm tra, xử lí kỉ luật được đặt ra thường xuyên, nghiêm chỉnh, giải quyết thấu lí, đạt tình, vừa có tác dụng giáo dục, vừa có tác dụng củng cố trong xây dựng Đảng.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội và nhiều mặt còn nhiều khó khăn hơn các huyện khác trong tỉnh. Nhưng trong sự lãnh đạo sát sao, đúng đắn của Huyện ủy đã đưa sự nghiệp cách mạng đến thành công.

Khoá luận tốt nghiệp Đại học 67

KẾT LUẬN

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nhân dân Hạ Hòa đã đoàn kêt, cần cù trong lao động, dũng cảm, thong minh và sáng tạo trong chiến đấu chống thiên tai địch họa đã viết lên những trang sử vẻ vang, làm sáng danh con cháu Vua Hùng. Truyền thống đó lại được nhân lên gấp bội khi Đảng bộ Hạ Hòa ra đời, trực tiếp lãnh đạo nhân dân Hạ Hòa nhất tề đứng lên giành chính quyền về tay mình, giữ vững chính quyền, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi. Miền Bắc được giải phóng, nhân dân Hạ Hòa cũng được giải phóng, đi vào xây dựng quê hương theo con đường chủ nghĩa xã hội.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, quân và dân Hạ Hòa đã trực tiếp tham gia 62 trận đánh. Có nhiều trận đánh giành thắng lợi lớn, điển hình là trận đánh trên sông Lô năm 1947, trận đánh ở Dộc Phát xã Yên Kỳ năm 1950 tiêu diệt nhiều lính Âu - Phi. Trận đánh ngày 22/8/1950 trên đoạn sông Thao từ xã Lang Sơn đến xã Ấm Thượng, Đan Thượng tiêu diệt hàng trăm tên địch lê dương, bắn hỏng 2 canô, bắn bị thương nhiều tên địch khác.

Ngoài ra còn tổ chức nhiều trận tiễu phỉ, tham gia chiến đấu cùng các Tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang. Trong kháng chiến huyện đã cử được 3.405 dân công hỏa tuyến, đan được 2.415 đôi sọt, 65 xe thồ và hàng ngàn ngày công lao động khác. Huyện đã cung cấp hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, quyên góp hàng chục lượng vàng, tiền cho kháng chiến, đón hàng trăm thương binh về các làng nuôi dưỡng.

Hạ Hòa là vùng tự do trong kháng chiến, nhân dân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu, ra sức sản xuất, tiết kiệm, sẵn sàng chiến đấu và đáp ứng mọi yêu cầu khi tiền tuyến cần. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân

Khoá luận tốt nghiệp Đại học 68

dân Hạ Hòa đã làm tròn nhiệm vụ đó, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của dân tộc.

Phát huy truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ nhân dân Hạ Hòa đã vun đắp trong những năm trước đây. Ngày nay vững tin vào đường lối đổi mới của Đảng, phát huy những thành tích đạt được và rút kinh nghiệm đã trải qua. Đảng bộ Hạ Hòa đang tiếp tục lãnh đạo nhân dân Hạ Hòa viết tiếp những trang sử mới, quyết tâm xây dựng quê hương Hạ Hòa ngày càng giàu đẹp, nhân dân ấm no, hạnh phúc, cùng nhân dân cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.

Khoá luận tốt nghiệp Đại học 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]- Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ - Tập I (1939 - 1968), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2000.

[2]- Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hạ Hòa: Lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Hòa (1930 - 1998), Hạ Hòa - 1999.

[3]- Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Ba: Lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Ba (1930 - 1999), Thanh Ba - 1999.

[4]- Ban chấp hành Đảng bộ xã Gia Điền huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ: Lịch sử Đảng bộ xã Gia Điền (1930 - 1999).Ban tuyên giáo huyện ủy Hạ Hòa - 2000.

[5]- Ban chấp hành Đảng bộ xã Hiền Lương huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ:

Lịch sử Đảng bộ xã Hiền Lương (1930 - 1998). Ban tuyên giáo huyện ủy Hạ Hòa - 1999.

[6]- Ban chấp hành Đảng bộ xã Đại Phạm huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ: Lịch sử Đảng bộ xã Đại Phạm (1948 - 2000). Ban tuyên giáo huyện ủy Hạ Hòa - 2002.

[7]- Ban chấp hành Đảng bộ xã Hương Xạ huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ: Lịch sử Đảng bộ xã Hương Xạ (1930 - 2000). Ban tuyên giáo huyện ủy Hạ Hòa - 2001.

[8]- Ban chấp hành Đảng bộ xã Xuân Áng huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ: Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Áng (1947 - 2000). Ban tuyên giáo huyện ủy Hạ

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Hạ Hoà, Tỉnh Phú Thọ lãnh đạo nhân dân xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 đến 1954 (Trang 65 - 75)