Đảng bộ Hạ Hòa lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh kháng chiến đến thắng

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Hạ Hoà, Tỉnh Phú Thọ lãnh đạo nhân dân xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 đến 1954 (Trang 47 - 57)

1954)

2.2.2.Đảng bộ Hạ Hòa lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh kháng chiến đến thắng

2.2.2. Đảng bộ Hạ Hòa lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi thắng lợi

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, để chuẩn bị cho chiến dịch Biên Giới và đáp ứng yêu cầu của chiến trường. Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh Tổng động viên. Thực hiện Sắc lệnh của Chính phủ, Huyện ủy Hạ Hòa đã chỉ đạo các xã thành lập các Ban chỉ đạo công tác Tổng động viên do các Chủ tịch ủy ban kháng chiến làm trưởng ban. Thành viên của Ban chỉ đạo là Hội Liên Việt, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ. Ban phân công thành viên xuống từng gia đình, vận động những người có đủ độ tuổi tham gia vào lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong, đi dân công hỏa tuyến. Qua vận động toàn huyện đã có 200 thanh niên tòng quân, hàng nghìn thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến.

Ngày 22/8/1950, giữa lúc quân và dân ta mở chiến dịch Biên Giới, thì thực dân Pháp mở rộng cuộc càn quét với qui mô lớn mang tên “Con nhộng”, tấn công ra vùng tự do của ta ở Phú Thọ nhằm phá hậu phương chiến dịch của ta. Chúng tiến theo ba hướng:

- Hướng thứ nhất: Từ Trung Hà (Sơn Tây) qua Việt Trì, lên Ấm Thượng đến Y Sơn.

- Hướng thứ hai: Chúng đi canô từ sông Hồng lên Đan Thượng.

- Hướng thứ ba: Theo đường quốc lộ lên Trạm Thản.

Ngày 22/8/1950 địch dùng 2 canô chở đầy lính lê dương và lính ngụy lên Ấm Thượng và một số xã hạ huyện như Yên Kỳ, Chính Công, Vĩnh Chân.

Khoá luận tốt nghiệp Đại học 43

Cùng ngày khoảng 400 tên lính địch phần lớn là lính Âu - Phi tinh nhuệ từ Hanh Cù đánh lên Dộc Phát xã Yên Kỳ căn cứ địa của Tỉnh ủy Phú Thọ. Đi tới đâu quân địch cũng thực hiện chính sách “Ba sạch” đến đó. Được cấp trên báo trước, các chi bộ, chính quyền cùng các ban chỉ huy tác chiến đã chủ động họp bàn triển khai phương án chiến đấu và cách phòng tránh cụ thể. Theo kế hoạch thì một bộ phận dân quân tự vệ hướng dẫn nhân dân đi sơ tán đến vùng an toàn theo hướng đã định và vận động nhân dân cất giấu lương thực. Một bộ phận dân quân tự vệ khác tham gia chuyển 70 tấn thóc và 10 tạ muối trong các kho của các cơ quan đến nơi an toàn. Một bộ phận dân quân khác phối hợp với bội đội, công an tuần tra canh gác theo dõi bám sát địch, cử người vận chuyển vũ khí từ xưởng quân khí Phan Đình Phùng về để chiến đấu.

Tại Đan Thượng, quân giặc ập đến đỗ canô ở bến chợ, cho 2 trung đội vào làng lùng sục, cướp bóc, đốt nhà của nhân dân, hãm hiếp phụ nữ, hăm dọa cụ già chưa kịp sơ tán. Tại Lang Sơn, giặc bắt nhiều phu chuyển súng đạn cho chúng về mặt trận Tây Nam Phú Thọ. Tại Y Sơn chúng đốt cháy một kho gạo. Nhiều nơi khác ở trong huyện đã bị địch phong tỏa bằng máy bay ném bom phá hủy nhiều cơ quan, xí nghiệp, công sở, trường học gây tổn thất lớn cho nhân dân. Trong trận càn này giặc đốt 500 ngôi nhà, 5 xưởng giấy, 2 dãy phố Ấm Thượng, 2 dãy phố Vĩnh Chân, trường Hùng Vương, trại thiếu nhi Bác Hồ, thôn Yên Kỳ và Dộc Phát đều bị đốt. Làm chết 9 người, 8 người bị thương, 7 người bị hiếp, 27 trâu bò và một số gia súc bị giết. Riêng Minh Côi chúng ném bom phá hủy 89 ngôi nhà, 4 người và 2 con trâu bị chết, 1 thuyền của dân và 5 thuyền chở lương thực của nhà nước bị đắm.

Biến căm thù thành hành động, lực lượng bộ đội cùng dân quân và nhân dân Hạ Hòa đã anh dũng chống càn quét quyết liệt, giáng cho địch những đòn nặng nề trên mọi hướng. Ngày 28/8/1950, một trung đội trực chiến

Khoá luận tốt nghiệp Đại học 44

ở Yên Kỳ phối hợp với Đại đội 209 và 165 của Tỉnh đội tổ chức chiến đấu, tiêu diệt 20 tên địch, buộc chúng phải tháo chạy về Hanh Cù. Bị quân ta đánh trả mạnh mẽ, sau 10 ngày quân địch phải rút lui. Cuộc càn quét qui mô lớn của địch bị thất bại. Trong đợt chống càn qui mô lớn và đầy gian khổ này, quân ta đã tiêu diệt được hơn 130 tên địch, làm bị thương 30 tên, 2 canô bị hỏng nặng, thu hồi hàng trăm súng, lựu đạn và các thứ vũ khí khác. Thắng lợi của đợt chống càn đã chứng tỏ sự lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt của lực lượng, bộ đội địa phương và dân quân du kích, đó cũng là kết quả của sự phối hợp tác chiến giữa ba thứ quân. Dưới sự chỉ đạo của Huyện đội, lực lượng vũ trang huyện Hạ Hòa đã có thể tổ chức chiến đấu bẻ gẫy các cuộc càn quét lớn của địch. Cũng qua đợt chống càn này, lực lượng dân quân du kích rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc di dân, chuyển tài sản, cất giấu lương thực, bố trí phòng ngự khi địch tấn công bất ngờ.

Song song với công tác chống càn quét của thực dân Pháp, Đảng bộ còn chỉ đạo quân dân Hạ Hòa chống phỉ quấy nhiễu. Từ cuối năm 1949 đến đầu năm 1950 vài lần bọn phỉ từ Ngòi Vần, Mai Côi đột phá vào các làng ở hữu ngạn khu vực sông Hồng cướp bóc tài sản của nhân dân, thậm chí giết người để chiếm đoạt tài sản. Huyện ủy đã cử 3 tiểu đội dân quân du kích mai phục ở các hướng chúng hay tiến vào, sau một lần bị đánh tan tác bọn phỉ không dám quay lại quấy nhiễu nữa.

Để phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng mới, từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951, tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã diễn ra Đại hội lần thứ II của Đảng. Theo báo cáo chính trị của Đại hội đã chỉ rõ nhiệm vụ về chính sách ruộng đất ở vùng tự do. Phải triệt để thi hành chính sách giảm tô, giảm tức, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian tạm cấp cho dân cày nghèo, cho các gia đình chiến sĩ để cải thiện đời sống cho nông dân và nâng cao tinh

Khoá luận tốt nghiệp Đại học 45

thần kháng chiến. Đảng đã nhận thức đúng về vấn đề ruộng đất trong cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. Từng bước giải quyết đó một cách thỏa đáng để phục vụ nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Căn cứ vào nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, ngày 3/3/1951 tại xã Văn Lang huyện Hạ Hòa, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ khai mạc. Cùng với Đại hội của Tỉnh thì trong tháng 3/1951, Đại hội đại biểu huyện Hạ Hòa cũng khai mạc. Về dự Đại hội có 200 đại biểu đại diện cho hơn 1000 đảng viên. Đại hội đã hoàn toàn nhất trí với đường lối, nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới của các mạng mà Đại hội toàn quốc của Đảng và Đại hội của Tỉnh đã đề ra. Đồng thời Đại hội kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong nhiệm kỳ, đề ra phương hướng và nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới. Qua phân tích tình hình thực tiễn của huyện, Đại hội quyết định những nhiệm vụ quan trọng về kiện toàn lại tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương và đội ngũ Đảng viên; về chính sách kinh tế; chính sách ruộng đất; thuế nông nghiệp, củng cố chính quyền, mặt trận; đẩy mạnh chiến tranh du kích. Đại hội nhấn mạnh các ngành các cấp nhanh chóng triển khai và thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ mà Đảng đã đề ra. Đại hội bầu ra Ban chấp hành huyện ủy mới gồm 11 đồng chí, đồng chí Hoàng Tiến Lập được bầu làm Bí thư huyện ủy.

Đại hội Đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ II của Huyện thành công tốt đẹp đã góp phần cổ vũ, động viên cán bộ và nhân dân trong huyện hăng hái thi đua sản xuất, giết giặc lập công, không tiếc công tiếc của hết lòng phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Công tác kiện toàn và củng cố được đặt lên hàng đầu, Đảng bộ Hạ Hòa đã bồi dưỡng, đào tạo được nhiều đảng viên trung kiên, có tinh thần cách mạng và năng động.

Trên đà thắng lợi của công tác củng cố, xây dựng Đảng, cuối năm 1952, Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng bộ Hạ Hòa đã họp tại Đồng Thóc,

Khoá luận tốt nghiệp Đại học 46

xã Văn Lang. Sau khi kiểm điểm công tác hơn 1 năm hoạt động kể từ Đại hội lần thứ II của huyện. Đại hội đã đề ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết trên các mặt kinh tế, chính trị và quân sự. Đại hội quyết định: Toàn dân tập trung hơn nữa, cung cấp sức người sức của cho cuộc kháng chiến. Đại hội bầu ra Ban chấp hành mới gồm 13 đồng chí, đồng chí Hoàng Văn Thực được bầu làm Bí Thư, đồng chí Trần Ngọc Lưu được bầu làm phó Bí thư huyện ủy.

Căn cứ vào Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương ngày 12/11/1952, địch đánh lên Phú Thọ và nhiệm vụ của Phú Thọ là phải nhanh chóng thống nhất chỉ huy lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, ra sức bám địch, phá hoại đánh phục kích trên đường giao thong thủy, bộ, tập kích vào các vị trí pháo binh, đánh cạnh sườn địch để kiềm chế, tiêu hao, tiêu diệt những bộ phận nhỏ của địch. Đồng thời ra sức bảo vệ dân, giúp đỡ gặt hái, cất giấu thóc gạo, phân tán nhanh chóng các kho tàng, máy móc. Các cán bộ quân, dân, chính, Đảng phải động viên nhân dân nhận thức rõ sự thất bại và lung túng của địch, làm cho dân hăng hái tin tưởng tham gia chiến tranh du kích tiêu diệt địch, giúp đỡ bộ đội đánh giặc như: Cung cấp lương thực, điều tra tình hình địch, chăm sóc và bảo vệ thương binh.

Hạ Hòa là vùng tự do trong kháng chiến, có nhiệm vụ là hậu cứ của cuộc kháng chiến là chủ yếu. Sẵn sàng cung cấp lương thực, thực phẩm và lực lượng kháng chiến mỗi khi tiền tuyến yêu cầu. Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng, Đảng bộ Hạ Hòa đã làm tốt các nhiệm vụ trên, cụ thể:

Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo nông dân thực hiện chính sách thuế nông nghiệp và thuế công thương nghiệp của Chính phủ ban hành, nhằm đảm bảo cho nhu cầu kháng chiến và đảm bảo chế độ đóng góp công bằng, hợp lí cho người dân. Trong quá trình tuyên truyền chính sách thuế mới của nhà nước, Ban chỉ đạo thuế nông nghiệp đồng thời tuyên bố hủy bỏ những thứ thuế vô lí, các giấy tờ tạm vay, các hình thức vay lãi, cầm cố được xóa bỏ hoàn toàn.

Khoá luận tốt nghiệp Đại học 47

Hiểu rõ tầm quan trọng của chính sách thuế nông nghiệp, đông đảo nông dân trong huyện đã chấp hành triệt để chính sách thuế, phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân cho cuộc kháng chiến. Trong 2 năm 1952 - 1953, huyện Hạ Hòa đã đóng thuế cho nhà nước được 1.150 tấn thóc và 60.000 đồng thuế công thương nghiệp vượt chỉ tiêu trên giao, huyện được Trung ương và Tỉnh Phú Thọ khen ngợi. Đặc biệt chi bộ và nhân dân xã Lang Sơn đã được Bộ tài chính tuyên dương về công tác giao nộp thuế nhanh gọn nhất miền Bắc, được Ủy ban kháng chiến hành chính Tỉnh Phú Thọ biểu dương.

Cùng với những thành quả về kinh tế, công tác hậu phương quân đội cũng ngày càng đi vào nề nếp. Năm 1953, toàn huyện có 2843 dân quân, 836 du kích, chủ yếu là thành phần bần cố nông. Anh em học tập và noi gương anh hung Nguyễn Thị Chiên ra sức rèn luyện sẵn sàng chiến đấu. Huyện ủy chỉ đạo chặt chẽ các xã đội giữ nguyên kỷ cương, thường xuyên kiểm tra kĩ thuật quân sự của dân quân du kích ở các xã. Các lực lượng vũ trang trong huyện phối hợp cùng nhân dân trong huyện vừa tham gia sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu, ra sức bảo vệ sự bình yên cho thôn xóm, quê hương.

Bên cạnh sự lớn mạnh của lực lượng dân quân du kích, tự vệ là sự phát triển mạnh của đội ngũ công nhân hỏa tuyến. Từ năm 1951 đến 1953, theo lệnh Tổng động viên của Chính phủ và theo khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, Đảng bộ Hạ Hòa đã tổ chức động viên nhân dân đi dân công hỏa tuyến, số người tham gia rất đông. Nhiệm vụ của dân công hỏa tuyến là cung cấp lực lượng bổ sung cho tiền tuyến khi cần thiết, vận chuyển lương thực, đạn dược vũ khí ra tiền tuyến, di chuyển kho tàng, bến bãi khi địch càn quét. Trong những năm kháng chiến hàng nghìn lượt người dân Hạ Hòa đã đi dân công phục vụ cho các chiến dịch lớn như: Chiến dịch Trung Du (1/1951), chiến dịch Hoàng Hoa Thám (4/1951), chiến dịch Lý Thường Kiệt (10/1951), chiến dịch Hòa Bình (từ tháng 11/1951 đến tháng 2/1952), cùng

Khoá luận tốt nghiệp Đại học 48

với các chiến dịch Thượng Lào, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Anh em không ngại đường sá xa xôi, trèo đèo, lội suối, vượt thác ghềnh chạy qua bom đạn để vận chuyển hàng vạn tấn vũ khí, đạn dược ra chiến trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện còn huy động lực lượng vận tải thủy, theo đường sông để phục vụ chiến trường. Với 177 chiếc thuyền gồm 553 thuyền viên đã trở vũ khí, đạn dược, lương thực, hàng vạn bộ đội qua sông ra chiến trường. Đảng bộ huyện còn vận động nhân dân xay sát lúa gạo, giết mổ lợn, trâu bò phục vụ kháng chiến, kêu gọi nhân dân mua công trái được 34.614.500 đồng.

Công tác giao thong làm cầu đường cũng được Đảng bộ huyện và chính quyền hết sức chú trọng. Từng địa bàn thôn, xã đã thành lập các tổ bảo vệ cầu đường. Lực lượng tự vệ và dân công cùng nhân dân địa phương đã mở nhiều tuyến đường mới, khơi thong các tuyến đường thả bom bị hư hỏng. Vì vậy, trong những năm kháng chiến, Hạ Hòa luôn đảm bảo giao thong thong suốt trên các tuyến đường, phục vụ kịp thời những yêu cầu của tiền tuyến và giao thong ở địa phương.

Thực hiện đường lối cách mạng của Đảng về vấn đề ruộng đất cho nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp mà Đại hội Đảng lần thứ II đã đề ra. Cuối tháng 4/1953. Tỉnh ủy Phú Thọ đã tiến hành họp mở rộng nhằm kiểm điểm việc thực hiện chính sách ruộng đất ở trong Tỉnh kể từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1953. Hội nghị nhận thấy Phú Thọ có đủ những điều kiện để tiến hành phát động quần chúng triệt để giảm tô, giảm tức; đồng thời thông qua kế hoạch tiến hành giảm tô giảm tức trong toàn Tỉnh. Kế hoạch tiến hành giảm tô, giảm tức của tỉnh đã lấy Liên khu X Hạ Hòa làm thí điểm và chia làm 2 đợt.

Đợt 1: Từ ngày 25/4/1953 đến ngày 7/7/1954, làm thí điểm 3 xã là Tân Trào, Tứ Hiệp (Hạ Hòa), Đồng Xuân (Thanh Ba).

Đợt 2: Là thời gian đồng loạt sẽ tiến hành đồng loạt trong 32 xã còn lại của Hạ Hòa và một số huyện khác trong tỉnh.

Khoá luận tốt nghiệp Đại học 49

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Đảng bộ Hạ Hòa đã cử cán bộ đi dự lớp huấn luyện của Tỉnh, sau đó về chỉ đạo nhân dân trong huyện thực hiện phát động giảm tô, triệt để giảm tức. Lấy Tân Trào và Tứ Hiệp làm điểm, sau đó rút kinh nghiệm rồi thực hiện trên qui mô toàn huyện. Qua 5 tháng thực hiện, Đảng bộ đã triệu tập các chi bộ họp rút kinh nghiệm, tăng cường tuyên truyền chính sách ruộng đất của Đảng cho nông dân. Thực hiện đúng chính sách ruộng đất của Đảng tránh gây hoang mang cho một số phú nông và địa chủ khiến họ có những phản ứng xấu như: Xóa khẩu hiệu phát động quần chúng giảm tô, hăm dọa nông dân, phá hoại sản xuất. Công tác giảm tô, triệt để giảm tức thực hiện tốt trong toàn huyện đã giúp cho nông dân phấn khởi tăng gia sản xuất đóng góp sức người sức của cho tiền tuyến.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Hạ Hoà, Tỉnh Phú Thọ lãnh đạo nhân dân xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 đến 1954 (Trang 47 - 57)