bằng quyền tư pháp
Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền tư pháp là tổng hợp các hình thức và biện pháp do pháp luật qui định nhằm đảm bảo cho hoạt động kiểm tra, giám sát của hệ thống các cơ quan tư pháp thực hiện tốt chức năng của mình trong quá trình theo dõi, xem xét và kiểm tra đối với các lĩnh vực tương ứng của bộ máy công quyền nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.
II. KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm
Kiểm soát đối với hoạt động hành chính là loại hoạt động đặc biệt thuộc chức năng
của nhà nước và xã hội nhằm đảm bảo tính hợp pháp và tính hợp lý trong quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động này gồm tổng thể các phương thức tổ chức – pháp lý bao gồm hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh
tra do các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân tiến hành nhằm thiết lập
trật tự trong quản lý, bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua các kênh khác nhau, bao gồm:
- Hệ thống (cơ chế) kiểm soát bên trong bộ máy nhà nước, gồm có: sự giám sát, kiểm tra, thanh tra lẫn nhau giữa các cơ quan, các bộ phận của toàn thể bộ máy nhà nước và tự kiểm tra của từng bộ phận, từng cơ quan trong bộ máy đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước của chính các cơ quan, bộ phận đó.
- Hệ thống (cơ chế) kiểm soát bên ngoài bộ máy nhà nước bao gồm: kiểm tra của