GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý hành chính nhà nước PGS TS lê thiên hương (Trang 110 - 115)

- Điều chỉnh hoạt động quản lý

GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC NƯỚC

1.1. Khái niệm giám sát

Theo từ điển Tiếng việt là "sự theo dõi, xem xét làm đúng hoặc sai những điều đã qui định" hoặc "là sự theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều qui định”

Giám sát là một hoạt động xem xét có tính bao quát của chủ thể bên ngoài hệ thống đối với đối tượng thuộc hệ thống khác, tức là giữa chủ thể giám sát và đối tượng giám sát không nằm trong một hệ thống trực thuộc nhau theo chiều dọc.

Đặc điểm

 a. Giám sát là hoạt động luôn mang tính quyền lực chính trị (thực hiện quyền lực) và luôn mang lại hậu quả có tính pháp lý, tức là hoạt động theo dõi, xem xét, kiểm tra và nhận định về một việc làm nào đấy đã thực hiện đúng hay sai những điều đã qui định.

 b. Giám sát là hoạt động luôn có tính mục đích. Mục đích của giám sát là nhằm có được những nhận định chính xác của chủ thể có quyền giám sát đối với hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát, từ đó có những biện pháp xử lý đối với nhưng việc làm sai trái nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất.

 c. Giám sát luôn gắn với một chủ thể nhất định, tức là hoạt động giám sát phải trả lời được câu hỏi: ai giám sát (người hoặc tổ chức nào) có quyền thực hiện việc theo dõi, xem xét, kiểm tra và nhận định về một việc làm nào đấy là đúng hay sai với những điều đã qui định.

 d. Giám sát cũng luôn gắn với một đối tượng cụ thể, tức là hoạt động giám sát phải trả lời được câu hỏi: giám sát ai và giám sát cái gì? Điều này có ý nghĩa ở chỗ giúp chúng ta

phân biệt giám sát với kiểm tra. Đối với kiểm tra thì chủ thể hoạt động và đối tượng chịu sự tác động của hoạt động đó có thể đồng nhất với nhau, đó là việc tự kiểm tra của đối

tượng hoạt động (tự xem xét, đánh giá); nhưng giám sát thì không có tình trạng chủ thể tự theo dõi, xem xét hoạt động của chính mình mà bao giờ cũng phải thông hoạt động của cơ quan (người) khác.

 e. Giám sát phải được tiến hành trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ của chủ thể hoạt

động giám sát và đối tượng chịu sự giám sát, tức là chủ thể thực hiện hoạt động

giám sát có những quyền và nghĩa vụ gì đối với đối tượng chị sự giám sát và ngược lại.

 g. Giám sát phải được tiến hành trên những căn cứ nhất định, đó là những qui định

pháp luật mà chủ thể thực hiện quyền giám sát có quyền đặt ra khi thi hành công vụ, từ đó đưa ra những kết luận đối với đối tượng chụ sự giám sát.

* CÁC LOẠI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

Một phần của tài liệu Thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý hành chính nhà nước PGS TS lê thiên hương (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)