1. Kết Luận
Huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi của tinh Bắc Giang, công tác quản lý môi trường của huyện còn nhiều hạn chế nhưng cùng với sự lỗ lực của các cấp lãnh đạo, công tác quản lý môi trường đang ngày càng được chú ý và áp dụng nhiều biện pháp quản lý phù hợp với địa phương mình. Qua kết quả nghiên cứu tôi có kết luận như sau: Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt: tại bốn địa bàn nghiên cứu hiện có mức phát sinh chất thải rắn sinh hoạt không giống nhau, xã Trù Hựu: 0,48 kg/người, xã Thanh Hải: 0,47 kg/người, xã Nam Dương: 0,62 kg/người, thị trấn Chũ: 0,56 kg/người. Do dân số khác nhau nên tông khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của các xã cũng có sự khác biệt rất lớn, hiện nay xã Thanh Hải có tỷ lệ phát sinh CTRSH cao nhất, xã Thanh Hải: 6.752,96 kg/ngày, xã Nam Dương: 4.988,52 kg/ngày, xã Trù Hựu: 4.471,20 kg/ngày, thị trấn Chừ: 4.443,94 kg/ngày. Với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất hữu cơ khó phân huỷ.
Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt: hiện nay,việc thu gom được thực hiện bởi Công ty cố phần Môi trường đô thị và các HTX môi trường. Do điều kiện về diện tích rộng nên việc thu gom mới chỉ được thực hiện triệt để tại thị trấn Chũ, tỷ lệ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các xã được thu gom là rất ít, xã Nam Dương: 4,2%, xã Thanh Hải: 6,1%, xã Trù Hựu: 12,1%, riêng thị trấn Chũ: 66,7%. Các hình thức xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay của người dân chủ yếu là: tái sử dụng, tiêu huỷ, đổ ra vườn, ao, kênh mương, ven đường.
Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn ngày càng được chú trọng. Hiện tại, các xã đã có cán bộ môi trường cơ sở, có HTX và tổ vệ sinh môi trường. Kinh phí phục cho công tác quản lý ngày càng được đầu tư nhiều hơn, công tác kiêm tra và xử phạt các hành vi đổ rác không đúng nơi quy định được tiến hành thường xuyên.
2. Kiến Nghị
Khoa Môi Trường Trường ĐH Tài Nguyên và Môi Trường HN