4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giói
Những loài chim di cư cũng mang mầm bệnh và thường không biểu hiện bệnh do chúng có sức đề kháng tự nhiên. Những loài thuỷ cầm mang mầm bệnh và trở nên nguồn tàng trữ bệnh cho các loài gia cầm khác. Virut cúm type A một trong 4 nhóm, bao gồm các nhóm influenza virut A, Influenza virut B, Influenza virut c và Thogotovirut. Đặc tính cấu trúc chung của tất cả 4 nhóm virut là hệ gen chứa RNA một sợi có cấu trúc sợi âm, phân chia thành 6-8 phân đoạn (segment), mà mỗi phân đoạn là một gen chịu trách nhiệm cho mỗi một loại protein của virut (Alexander, 2000). Cúm gà, đúng hon là cúm ở các loài chim (Avian influenza), một loại virut thường tồn tại dưới type đặc biệt (subtype ) dựa trên quan hệ kháng nguyên của hemaglutinin (H) và Neuraminidase (N). Hiện nay có khoảng 16 loại kháng nguyên H và 9 loại N đều được phát hiện ở virut gây bệnh trên các loài lông vũ (WHO, 2006). Biến chủng của virut cúm gây bệnh ở các loài chim được phân chia theo tính gây bệnh ở hai mức độ độc lực khác nhau. Loại virut có độc lực cao gọi là HPAI (Highly pathogenic avian influenza) thường gây chết 100% gia cầm bị nhiễm bệnh. Loại thứ hai là LPAI (Lowly pathogenic avian influenza) thường nhiễm ở gia cầm, nhưng không có biểu hiện lâm sàng và tỉ lệ chết cũng rất thấp. Virut cúm gia cầm được bài thải qua đường hô hấp, niêm mạc và phân. Trong một gram phân có thể chứa tới 107 hạt virut gây nhiễm (Alexander, 2000).
Virut cúm A hiện diện trên rất nhiều loài, chủ yếu loài chim, nhất là thủy cầm, nhiễm trùng phần lớn chỉ nằm ở đường ruột, lây theo đường nước và không có triệu chứng. Vịt nuôi tại vùng Đông nam Á là ký chủ chính của virut cúm A và giữ vai trò trung tâm trong việc sinh sản và duy trì virut H5N1 (Li, 2004). Tại Thái Lan, có sự kết họp chặt chẽ giữa virut H5N1 với số lượng dồi dào loài vịt thả rông và , ở mức độ ít hon, là gà (gà con và gà chọi) cũng như ruộng nước và con người. Ruộng nước là nơi trồng lúa năm 2 vụ, nơi mà vịt thả rong, rúc tìm thức ăn quanh năm trên ruộng lúa, dường như là 1 yếu tố quyết định cho sự tồn tại và lan rộng của chủng virut cúm chim có tính sinh bệnh cao (WHO, 2005).
Thời gian bài thải virut thay đổi tuỳ theo chủng virut nhiễm và loài gia cầm bị nhiễm, thời gian này có thể kéo dài 14 ngày ở gà, 21 ngày ở gà tây, 18 ngày ở cút, 11 ngày ở vịt (Alexander et al., 2000).
Quốc gia Ngày Type Động vật bị bệnh Bệnh ở người
Hàn Quốc 17/01/2003 H5N1 Gà đẻ, vịt Không
Việt Nam 08/01/2004 H5N1 Gà, vịt, ngan, ... Có
Nhật Bản 12/01/2004 H5N1 Gà, quạ Không
Đài Loan 20/01/2004 H5N2 Gà, vịt, chim trĩ Không
Thái Lan 23/01/2004 H5N1 Gà, vịt, ngỗng, ... Có
Campuchia 24/01/2004 H5N1 Gà, vịt, ngỗng, ... Không
Hồng Kông 26/01/2004 H5N1 Chim cút Không
Lào 27/01/2004 H5N1 Gà, vịt, cút Không
Pakistan 28/01/2004 H7N3; H9N2 Gà đẻ Không
Indonesia 06/02/2004 H5N1 Gà, vịt, cút Không
Trung Quốc 06/02/2004 H5N1 Gà, vịt, ngỗng Không
Những quan sát về gia cầm bị bệnh gần đây của một số chuyên gia cho thấy bệnh do chủng virut H5N1 có độc lực mạnh gây ra ở thuỷ cầm các nuớc Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Lào... có các dấu hiệu lâm sàng, bệnh tích rõ rệt và tỷ lệ chết khá cao. Đây là điều khác biệt so với mô tả của Alexander D.j (2000); Mc Feran J.B và Mc Nulty (2000) về bệnh cúm ở thuỷ cầm các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Các tác giả này đã nghiên cứu và nhận xét các loài thuỷ cầm như vịt, ngan, vịt trời... nhiễm virut có độc lực cao (HPAI) nhưng virut chỉ nhân lên ở ruột, rồi thải ra ngoài theo phân và thuỷ cầm không thể hiện rõ các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích như ở gà bệnh.
Phương pháp sinh học phân tử, sử dụng kỹ thuật RT-PCR (reverse transcription polymerase Chain reaction) trong chẩn đoán, giám định, phân loại, giải trình trình tự các phân đoạn và toàn bộ gen, di truyền quần thể, xem xét tiến hoá và nguồn gốc các biến chủng được xem là phương pháp có lợi thế trong nghiên cứu virut cúm A gây bệnh ở động vật và người. RT - PCR có thể sử dụng nhân một phần gen của các gen độc HA và NA để giải trình trình tự rồi đối chiếu so sánh thành phần nucleotid của các subtype H và N; phân biệt chủng HPAI và chủng LPAI qua phân tích chuỗi nối giữa HAI và HA2; kết họp với ELISA để so sánh; hoặc phân tích hàm lượng đánh giá độc lực (Nina, 2002).
Bảng 2. Tình hình bệnh cúm gia cầm ở các nước Châu Á
(Nguồn: Tô Long Thành, 2004)
4.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Theo Tô Long Thành (2004) bệnh thường phát vào mùa Đông và có thể do các loài chim di cư.
Theo Nguyễn Tiến Dũng et al (2004) giám sát bệnh cúm tại tỉnh Thái Bình qua kiểm tra 1.002 mẫu huyết thanh và mẫu dịch ổ nhớp gia cầm từ 130 hộ chăn nuôi thuộc 13 xã của tỉnh Thái Bình. Cho thấy tỷ lệ dương tính huyết thanh trên vịt là 60,8%, ngan 23,6% và gà thả vườn 4,8%. Phân tích tỷ lệ nhiễm virut theo các mô hình chăn nuôi khác nhau cho thấy, các hộ chăn nuôi vịt hoặc vịt lẫn với gà có nguy cơ nhiễm virut (69,5%) cao gấp 8 lần so với gà ở các hộ chỉ chăn nuôi gà (8,4%).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2004) những đàn vịt có mẫu dương tính đều khoẻ mạnh, bình thường do vịt có sức đề kháng với virut bệnh, kể cả chủng có độc lực cao gây bệnh nặng trên gà, nên đây là nguồn truyền bệnh nguy hiểm nhất. Hậu quả là một khối lượng lớn virut được bài thải qua phân gây ô nhiễm nước, môi trường và vịt trở thành một tác nhân lưu trữ, phát tán mầm bệnh nguy hiểm cho các loài cầm.
số gia cầm 50 gà 50 vịt 50 ngan
Chỉ tiêu theo dõi Có
biến đổi Tỷ lệ (%) Có biến đổi Tỷ lệ (%) Có biến đổi Tỷ lệ (%)
Biến đổi ở mào và tích 44 88 - - - -
Nước nhầy từ mỏ, mũi 38 76 12 24 17 34
Viêm xoang mũi, xoang trán 16 32 - - - -
Viêm khí quản 41 82 16 32 21 42
Viêm túi khí 33 66 11 22 15 32
Xuất huyết màng treo ruột 26 52 - - - -
Xuất huyết màng bao tim 22 44 - - - -
Xuất huyết màng bao dạ dày tuyến, dạ dày cơ
11 32 “ “ “ “
Xuất huyết màng bao xương lồng ngực
23 46 33 66 30 60
Xuất huyết cơ tim, bao tim có dịch xuất
46 92 44 88 46 92
Xuất huyết dưới màng gan 19 38 18 36 22 44
Xuất huyết lách 13 26 - - - -
Xuất huyết thận 18 36 - - - -
Viêm phổi 50 100 50 100 50 100
Xuất huyết dạ dày tuyến 34 68 - - - -
Xuất huyết đường ruột 50 100 44 88 35 70
Túi Fabricius 17 34 - - - -
Viêm buồng trứng + ống dẫn trứng ở gia cầm đã trưởng thành và đẻ
48 96 40 80 46 92
Xuất huyết cơ đùi và ngực 27 54 - - - -
Xuất huyết mỡ bụng, mỡ đùi, mỡ màng treo ruột, mỡ tim
36 72 11 22 16 32
Xuất huyết dưới da chân, kẻ ngón chân
37 74 27 54 22 44
Theo ghi nhận của Trung tâm Thú y vùng VII: ở ĐBSCL dịch phát nặng từ tháng 1/2005 do thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm xuống thuận lợi cho virut cúm gia cầm phát triển, đồng thời trong thời gian này nguời dân tập trung tăng đàn gia cầm để chuẩn bị tiêu thụ trong dịp Tet nguyên đán nên mật độ gia cầm tăng cao nhất.
Theo Nguyễn Tiến Dũng (2005) chủng virut H5N1 không những có mặt ở các đàn gà mà còn gây bệnh cho vịt và vịt xiêm. Sau khi nhiễm, cá thể vịt bài thải virut H5N1 đến 17 ngày sau đó và ở đàn vịt 500 con thì virut bài thải ra môi trường bên ngoài tới 35 ngày sau khi cá thể đầu tiên bị bệnh; gà có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 8 lần nếu nuôi chung với vịt.
Theo Phạm sĩ Lăng (2005) trong điều kiện tự nhiên người ta cũng đã thấy có một số chủng cúm gà có độc lực thấp, gây bệnh nhẹ cho gia cầm (vịt, ngan) hoặc thấy một số loài chim trời mang virut, không có triệu chứng lâm sàng và trở thành vật tàng trữ, truyền lây mầm bệnh .
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thanh Tùng từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 7 năm 2005 [4] về tình hình bệnh cúm gia cầm trên tỉnh An Giang cho thấy: từ ngày 15 tháng 12 năm 2003 đến ngày 20 tháng 3 năm 2004 dịch cúm gia cầm đã xảy ra trên tất cả các huyện thị thành trong tỉnh. Đen ngày 13 tháng 12 năm 2004 dịch cúm gia cầm lại tái xuất hiện một lần nữa với 7/11 huyện thị thành tái phát có tất cả 38 ổ dịch. Các loại gia cầm đã mắc bệnh được ghi nhận là: gà, vịt, đà điểu, cút. Thông qua xét nghiệm các mẫu nước, đất cũng cho thấy có sự hiện diện của virut cúm gia cầm.
Trong thời gian bệnh cúm lưu hành từ cuối năm 2003 đến khi đại dịch kết thúc, tháng 3/2004 Lê Văn Năm đã tiến hành theo dõi diễn biến dịch tễ, các biểu hiện lâm sàng, các đặc điểm bệnh lý của bệnh trên nhiều loài gia cầm, nhiều dòng gia cầm, nhiều lứa tuổi.
Địa điểm theo dõi Hà Tây, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam.
Các biến đổi bệnh lý đại thể của bệnh cúm gia cầm trên ngan và vịt về cơ bản cũng giống như ở gà. Tuy nhiên tần suất biến đổi tập trung chủ yếu ở phổi, tim, buồng trứng và đường ruột. Viêm xuất huyết phổi, xuất huyết dưới màng xương lồng ngực được thấy thường xuyên và có thể đây là biến đổi có tính đặc thù của bệnh cúm ở ngan và vịt.
28
(Nguồn: Lê Văn Năm, 2004)
Theo kết quả nghiên cứu Lê văn Năm (2004) nhận thấy ở gà bệnh xảy ra hầu hết ở các giống có mặt tại miền bắc nuớc ta nhu: các giống 707, Cob, Rod 308, Hyline, Goldline, gà ta, gà Tam hoàng, Hoa lương phượng, Kabir Sasso. Vịt các giống vịt cỏ, vịt bầu bắc kinh, Hà lan, vịt siêu thịt... Lứa tuổi gia cầm mắc bệnh: Sớm nhất ở gà là 26 ngày, ở vịt là 28 ngày tuổi, ở ngan là 24 ngày tuổi. Muộn nhất gà là 10 tháng, ở vịt 18 tháng tuổi, ở ngan là 14 tháng tuổi.
Theo kết quả nghiên cứu của xầm Văn Lang (2006) khi khảo sát biểu hiện triệu chứng và bệnh tích trên vịt cho thấy: vịt mang trùng không biểu hiện ra triệu chứng lâm sàng. Vịt bị bệnh cúm gia cầm có biểu hiện như viêm mắt, mắt có dử, hoặc bị mù, chảy nuớc mắt, nuớc mũi và có triệu chứng thần kinh. Bệnh tích điển hình là dịch nhày ở mũi, họng; viêm và xuất huyết ở khí quản, ruột, não. Chủ yếu là vịt con dưới 1 tháng tuổi. Khảo sát sự lưu hành của virut cúm gia cầm tại 9 huyện và thị xã thuộc tỉnh Sóc Trăng cho thấy tỷ lệ mang trùng năm 2004 và năm 2005 ở vịt đẻ là 13,68% và 31,60%, vịt thịt 17,39 và 66,10%.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hiền Trung (2006) qua khảo sát sự lưu hành virut cúm A, H5 trên gia cầm ở tỉnh Hậu Giang cho thấy virut chỉ gây bệnh đối với đàn gia cầm và thuỷ cầm trên 2 tuần tuổi. Tỉ lệ mang trùng năm 2004 và năm 2005 ở thuỷ cầm là 18,11% và 60,79%, ở gia cầm năm 2004 là 4,38%.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan, Hoàng Văn Dũng, Đặng Xuân Bình (2006) giám sát sau khi tiêm phòng tại tỉnh Thái Bình trên 236 mẫu huyết thanh của 09 cơ sở chăn nuôi (03 cơ sở nuôi vịt, 06 cơ sở nuôi gà) thuộc 03 huyện, thị cho thấy gia cầm đuợc tiêm vắc-xin có tỷ lệ phản ứng thấp, tỉ lệ chết thấp 0,14%. Tất cả gia cầm đều có miễn dịch bảo hộ với hiệu giá ngùng kết từ 1/16 đến 1/125, tỉ lệ bảo hộ đạt từ 6,5% đến 96% (gà) và từ 1/10 đến 1/160, tỉ lệ bảo hộ đạt từ 10 đến 86,6% (vịt). Tại tỉnh Bình Duơng, kết quả nghiên cứu Lưu Đình Lệ Thúy (2008) kiểm tra 3.864 mẫu huyết thanh sau tiẽm phòng của 65 đàn gia cầm các loại để xác định hiệu giá kháng thể. Ket quả tỷ lệ sau tiêm phòng chung của đàn gia cầm là 66,15% ở lần kiểm tra thứ nhất, sau 4 tháng giảm còn 53,69%. Gà ở hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, vịt và cút không đủ bảo hộ đối với bệnh. Gà đẻ nuôi công nghiệp có tỷ lệ bảo hộ rất tốt (89.85-94,06% có hiệu giá kháng thể >41og2). Kiểm tra 78 mẫu dịch ngoáy vùng hầu họng và hậu môn không phát hiện sự hiện diên virut cúm. Trên đàn gia cầm chỉ bảo không có sự chuyển đổi huyết thanh dương tính sau 2 lần kiểm tra.
Ket quả nghiên cứu của Trần Minh Giang (2008) qua giám sát sự lưu hành của virut cúm từ 2530 mẫu huyết thanh của đàn thủy cầm có 206 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 8,1%. Đối với các chợ có buôn bán và giết mổ gia cầm sống, xét nghiệm 2530 mẫu dịch ổ nhớp, có 265 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 10,4%.
Sau hơn một năm nghiên cứu, Viện Công Nghệ Sinh Học (thuộc viên KHCN Việt Nam) đã chủ trì nghiên cứu, sản xuất thành công vắc-xin cúmA/H5Nl dùng cho gia
cầm. Đây là một thành công lớn, giúp chúng ta chủ động nguồn vắc-xin tiêm phòng cho gia cầm.
Theo kết quả nghiên cứu Cục thú y (2008) vắc-xin H5N1 của Trung Quốc bảo hộ 100% số gà đuợc công cuờng độc bằng các chủng virut cúm gia cầm đã gây ra các ổ dịch cuối năm 2006 và đầu năm 2007 tại miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Thí nghiệm công cuông độc ở trong nước và ở Trung Quốc là tuơng đồng nhau. Hiện nay vắc-xin H5N1 của Trung Quốc bảo hộ từ 90-100% số gia cầm được tiêm phòng.
Những nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở khoa học cho những biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm triệt để hơn ở ViệtNam.
Tổng đàn Gà công nghiệp Tổng đàn Gà công nghiệp Tổng đàn Gà công nghiệp Tổng đàn Gà công nghiệp Tổng đàn Gà công nghiệp 1 TP. Long Xuyên 122.93 2.850 38.770 - 32.751 - 25.589 - 12.365 - 2 H.Châu Thành 142.02 8.730 106.03 - 89.571 - 46.491 - 34.350 - 3 H. Châu Phú 161.15 2.910 38.082 - 32.170 - 68.592 632 63.099 - 4 Tx. Châu Đốc 34.47 438 15.288 - 13.778 863 10.089 - 11.403 - 5 H. Chợ Mới 263.67 3.857 66.280 2.519 64.958 11.080 136.286 23.427 67.363 - 6 H. Phú Tân 149.76 16.904 165.96 - 147.172 6.969 80.777 3.825 65.333 - 7 H. Tân Châu 93.52 3.720 45.799 3.300 36.885 1.000 38.967 1.056 55.094 - 8 H. Thoại Sơn 241.63 - 51.580 - 43.573 - 123.657 - 78.091 - 9 H. Tri Tôn 111.68 1.890 38.265 - 32.325 - 60.555 - 58.766 - 10 H. Tịnh Biên 105.44 3.480 25.819 - 28.811 - 56.227 - 46.843 - 11 H. An Phú 121.527 800 73.660 - 62.225 - 60.113 - 48.670 - Toàn tỉnh 1.547.830 45.579 665.532 5.810 577.219 19.912 707.343 28.760 542.186 - STT Địa điểm (huyện/thị) Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng đàn Vịt đàn Tổng đàn Vịt đàn Tổng đàn Vịt đàn Tổng đàn Vịt đàn Tổng đàn Vịt đàn 1 TP.Long Xuyên 135.105 61.465 72.730 46.170 109.452 71.761 66.909 47.743 147.259 135,980 2 H.Châu Thành 210.948 156.034 316.111 262,388 194.586 193.473 165.570 130.606 538.757 489,911 3 H. Châu Phú 232.774 164.083 276.530 263.240 283.743 279.927 322.158 309.427 674.050 660,832 4 Tx. Châu Đốc 65.160 59.646 93.355 79.666 104.012 101.611 130.913 117.198 221.481 207,114 5 H. Chợ Mới 434.475 372.090 244.888 227.294 292.172 269.810 249.048 232.886 484.260 465,549 6 H. Phú Tân 330.167 217.247 247.323 244.245 381.202 342.418 294.273 291.543 609.521 588,864 7 H. Tân Châu 86.965 64.370 174.360 87.443 94.150 75.339 188.974 126.029 277.994 262,360 8 H. Thoại s<m 346.191 181.618 177.610 123.660 166.590 124.376 237.564 178.081 574.602 478,257 9 H. Tri Tôn 80.726 174.137 55.242 50.731 224.784 191.589 225.071 220.473 487.257 478,257 10 H. Tịnh Biên 84.919 65.300 147.399 145.202 175.162 173.624 157.716 157.716 400.998 361,011 11 H. An Phú 143.621 112.682 135.163 129.128 211.824 201.092 207.156 199.714 393.067 357,136 Toàn tỉnh 2.151.049 1.628.600 1.940.711 1.659.100 2.237.677 2.025.020 2.245.352 2.009.385 4.485.397 4.485.397