LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN GIÀNH CHÍNH QUYỀN

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền 1939 1945 (Trang 33 - 47)

Đầu tháng 8 - 1945, cục diện Chiến tranh thế giới lần II đã bước vào thời điểm quyết định với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít. Ở Châu Âu, phát xít Ý, phát xít Đức đã bị tiêu diệt. Sau khi tấn công vào hang ổ, tiêu diệt phát xít Đức (5 - 1945), ngày 9 - 8 - 1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật. Chỉ trong tuần lễ đầu tiên, Hồng quân Liên Xô anh hùng tiêu diệt hoàn toàn đội quân Quan Đông tinh nhuệ nhất của phát xít Nhật.

Trước nguy cơ thất bại không thể nào tránh khỏi, từ ngày 12 - 8 - 1945, Chính phủ Nhật đã phải tính đến việc đầu hàng và ngày 18 - 8 - 1945 chính thức công bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô có ý nghĩa quyết định dẫn đến sự đầu hàng của phát xít Nhật, tạo thời cơ cho nhân dân ta cũng như các thuộc địa của Nhật ở Đông Nam Á đứng lên giành độc lập dân tộc.

Tin phát xít Nhật đầu hàng làm cho tinh thần binh lính sĩ quan Nhật sa sút nghiệm trọng. Chính quyền bù nhìn thân Nhật từ chóp bu đến cơ sở hoang

mang rệu rã đến cực độ. Ngược lại, cán bộ quần chúng vô cùng phấn khởi, sẵn sàng chờ lệnh nhất tề vùng lên lật đổ chính quyền tay sai phát xít.

Thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền đã chín muồi.

Trong những ngày này, từ 13 đến 16 - 8 - 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội quốc dân đang họp tại Tân Trào, thuộc chiến khu Việt Bắc. Ngay khi nhận được phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Hội nghị toàn quốc của Đảng kịp thời quyết định tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước.

Đêm ngày 13 - 8 - 1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số một truyền lệnh tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước. Đại hội quốc dân quyết định thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

Trong khi đó, được tin phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, chiều 15 - 8 - 1945, Xứ ủy Bắc kỳ khẩn cấp họp hội nghị tại Vạn Phúc, một cơ sở thuộc ATK của Xứ ủy ở Hà Đông. Mặc dù chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ương, nhưng căn cứ vào tinh thần chỉ đạo của Đảng thể hiện trong chỉ thị ngày 12 - 3 - 1945, Xứ ủy Bắc kỳ đã quyết định tiến hành khởi nghĩa ở một số nơi có điều kiện chắc thắng. Tiếp đó, đêm ngày 17 - 8 - 1945, Xứ ủy Bắc kỳ lại họp và quyết định khởi nghĩa trong toàn xứ.

Ngày 18 - 8 - 1945, lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy được truyền tới Hòa Bình giữa lúc cán bộ và quần chúng trong tỉnh đang sôi sục chuẩn bị hành động. Ngay ngày hôm đó, đồng chí Vũ Thơ, Trưởng ban chỉ huy khởi nghĩa đã kịp thời phát lệnh khởi nghĩa, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng khu căn cứ, cho bộ thị xã và các cơ sở cách mạng trong toàn tỉnh.

Thực hiện phương án đã dự kiến là tập trung lãnh đạo khởi nghĩa ở điểm chắc thắng rồi từ đó tiến lên giành chính quyền ở tỉnh lỵ và các châu khác, Ban chỉ huy khởi nghĩa quyết định trước hết đánh chiếm châu Lạc Sơn. Việc huy động lực lượng từ khu căn cứ cách mạng Mường Khói, vận động

nhân dân thị trấn Vụ Bản và các làng xóm chung quanh được tiến hành khá khẩn trương.

Đồng thời với việc chuẩn bị gấp rút giành chính quyền châu Lạc Sơn, Ban chỉ huy khởi nghĩa cấp tốc giao nhiệm vụ cho chi bộ, Mặt trận Việt Minh thị xã Hòa Bình kịp thời lãnh đạo nhân dân giành chính quyền châu Kỳ Sơn (đóng tại Phương Lâm nay là Uỷ ban nhân dân tỉnh), chuẩn bị phối hợp với lực lượng từ các khu căn cứ cách mạng tiến về giành chính quyền tỉnh. Lực lượng ở chiến khu cách mạng Cao Phong - Thạch Yên có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng cách mạng từ Lạc Sơn tiến lên giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Đối với Mai Đà, Ban chỉ huy khởi nghĩa ra lệnh ngoài nhiệm vụ khởi nghĩa giành chính quyền địa phương phải huy động một bộ phận lực lượng vũ trang từ các khu căn cứ cách mạng bí mật về mai phục tại phía tây bắc thị xã sẵn sàng phối hợp và hỗ trợ cho các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh.

Lệnh khởi nghĩa truyền đi tới đâu là ở đấy cán bộ và quần chúng phấn khởi, khẩn trương hành động. Khắp núi rừng trong tỉnh dấy lên một khí thế cách mạng sôi sục chưa từng có.

Theo đúng kế hoạch đã định, ngày 20 - 8 - 1945, đơn vị vũ trang tập trung, tự vệ chiến đấu và hàng trăm quần chúng từ khu căn cứ cách mạng Mường Khói rầm rộ tiến ra Vụ Bản. Nhân dân thị trấn Vụ Bản, nhân dân các xóm xã khu vực xung quanh thị trấn vũ trang bằng nỏ, dao, gậy,… biểu tình phối hợp cùng lực lượng của khu căn cứ cách mạng Mường Khói tiến hành chiếm châu lỵ Lạc Sơn.

Viên tri châu Quách Hàm trước đó đã có quan hệ thiện cảm với Việt Minh, lại nhận được lệnh của Ban chỉ huy khởi nghĩa phải đầu hàng nên đã chuẩn bị sẵn sổ sách, dấu ấn để giao nộp cho quân khởi nghĩa. Đồn trưởng và toàn bộ lính bảo an ở đồn Vụ Bản đóng gần châu đường không giám chống lại quân khởi nghĩa, xin đầu hàng và giao nộp toàn bộ vũ khí gồm trên 50 khẩu

súng, nhiều đạn dược cho quân cách mạng. Do vậy, việc giành chính quyền châu Lạc Sơn diễn ra thuận lợi, nhanh gọn.

Chiều 20 - 8 - 1945, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại sân châu đường. Đồng chí Trương Đình Dần, đại diện Ban chỉ huy khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ chính quyền bù nhìn tay sai phát xít, thành lập chính quyền cách mạng, hô hào nhân dân đoàn kết ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính quyền nhân dân, tiếp tục tiến lên giành chính quyền tỉnh.

Thắng lợi tại châu Lạc Sơn, nơi phất cờ khởi nghĩa đầu tiên ở Hòa Bình có sức cổ vũ mạnh mẽ cán bộ, quần chúng phấn khởi tiếp tục tiến lên giành thắng lợi lớn hơn, quyết định hơn nhằm mục tiêu giành chính quyền tỉnh.

Sáng 21 - 8 - 1945, đoàn quân khởi nghĩa gồm hàng trăm người từ Vụ Bản rầm rập theo đường 12A hướng về thị xã. Đến Mãn Đức, đoàn khởi nghĩa tạm dừng trú quân. Tại đây, quân khởi nghĩa đã bắt giữ một ô tô của giặc Nhật từ Nho Quan (Ninh Bình) chạy qua.

Sáng ngày 22 - 8 - 1945, đoàn quân khởi nghĩa lại tiếp tục lên đường. Trong khi đó, đơn vị vũ trang và lực lượng tự vệ chiến đấu từ khu căn cứ Thạch Yên - Cao Phong cũng rầm rộ vũ trang biểu tình tiến ra đường 12A.

Hai cánh quân gặp nhau tại Phố Bằng (Cao Phong, Kỳ Sơn) hợp lại thành một lực lượng hùng hậu cùng hăng hái tiến bước. Đoàn biểu tình vũ trang khởi nghĩa càng đi càng được tăng cường thêm lực lượng lên tới hàng ngàn người, đội ngũ chỉnh tề kéo dài hàng cây số, cờ đỏ sao vàng phấp phới với một rừng gươm, giáo, nỏ xen lẫn hỏa mai, súng kíp, súng trường, với những nhịp chân rung chuyển núi rừng.

Theo đường 12A tiến ra thị xã, vượt qua dốc Cun là chặng đường trở ngại nhất, vì giặc Nhật có một đại đội chốt giữ đoạn đường hiểm trở, cửa ngõ ra vào thị xã ở hướng này. Phát xít Nhật đã bại trận, lính Nhật hoang mang, suy sụp tinh thần, song với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, chúng không dễ

dàng từ bỏ địa vị thống trị. Đơn vị Nhật đóng tại Cun đang chuẩn bị lực lượng và có khả năng chặn đánh đoàn quân khởi nghĩa.

Chiều 22 - 8 - 1945, đoàn quân khởi nghĩa tạm dừng tại đồn điền Đốc Thịnh thuộc xã Cao Phong, chờ giải quyết khó khăn khi vượt qua dốc Cun.

Tại thị xã Hòa Bình, tin Nhật đầu hàng truyền đến, tiếp đó, tin tức khởi nghĩa thắng lợi từ các tỉnh, Hà Nội dội tới làm cho bọn phát xít và chính quyền bù nhìn vô cùng hoang mang dao động. Tên quan năm chỉ huy Nhật bãi bỏ lễ chào cờ hàng ngày theo thường lệ, ra thu lệnh súng của lính bảo an đưa về kho để đề phòng bất chắc, đề phòng rơi vào tay Việt Minh. Ngót 1.000 binh lính Nhật đóng ở trên 15 vị trí trong và quanh thị xã đều tỏ ra ngao ngán không có tinh thần chiến đấu. Bộ máy chính quyền bù nhìn rã rời chỉ còn trừ một số ít tên lừng chừng nghe ngóng còn hầu hết có thiện cảm với cách mạng. Ngay tên phó chỉ huy bảo an trước đây vẫn ôm chân Nhật nay cũng muốn tìm cách liên lạc với Việt Minh. Anh em Binh lính cứu quốc, Công chức cứu quốc công khai tuyên truyền vận động công chức, binh lính ngả theo cách mạng. Các tầng lớp nhân dân đều náo nức mong chờ ngày hội đổi đời.

Ngày 19 - 8 - 1945, chi bộ thị xã tiếp nhận được lệnh của ban chỉ huy khởi nghĩa tỉnh.

Tối ngày 19 - 8 - 1945, chi bộ triệu tập Hội nghị cán bộ, họp tại nhà một Đảng viên ở phố Đồng Nhân. Hội nghị cử ra Ban chỉ huy khởi nghĩa, bàn kế hoạch phát động nhân dân bên phía phải sông Đà vũ trang giành chính quyền châu Kỳ Sơn, chuẩn bị lực lượng phương tiện đón và phối hợp với quân khởi nghĩa từ các căn cứ tiến về. Bên phía bờ trái sông Đà tiến hành khởi nghĩa ở một số thị xã, đẩy mạnh vận động nắm công chức, binh lính làm lực lượng từ căn cứ về giành chính quyền tỉnh.

Trong 3 ngày, từ 19 đến 21 - 8 - 1945, thị xã Hòa Bình, cả hai khu vực bên bờ phải và bờ trái sông Đà, cả các phố và các xóm xã xung quanh sôi sục

không khí chuẩn bị khởi nghĩa. Cán bộ, quần chúng cứu quốc công khai phổ biến kế hoạch khởi nghĩa trong nhân dân chuẩn bị vũ khí, băng, cờ đón chờ ngày nổi dậy. Tự vệ chiến đấu, tự vệ cứu quốc cắt dây điện thoại, tổ chức tuần tra, canh gác các khu phố, các xóm làng. Tổ tự vệ khu phố Phương Lâm đã đột nhập kho vũ khí của giặc Nhật tại phố An Hòa lấy được 27 khẩu súng, có cả trung liên và nhiều đạn dược. Ban chỉ huy khởi nghĩa chỉ đạo chặt chẽ việc theo dõi sát sao thái độ và hành động của bọn chỉ huy Nhật, bọn đầu sỏ bù nhìn châu, tỉnh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc biểu tình giành chính quyền của nhân dân, đại diện Ban chỉ huy khởi nghĩa thị xã đã trực tiếp gặp chỉ huy quân đội Nhật yêu cầu họ không can thiệp vào công cuộc giành chính quyền của nhân dân. Viên chỉ huy quân đội Nhật chấp thuận, hứa không gây khó khăn, trở ngại, sẽ cấm không cho binh lính ra khỏi doanh trại. Sau đó các đồng chí cùng tự vệ cứu quốc đến gặp chánh hội đồng thị xã, tri châu Kỳ Sơn, yêu cầu họ phải đầu hàng cách mạng, nếu chống lại sẽ bị trừng trị. Họ đều ngoan ngoãn chấp thuận.

Kẻ thù hầu như tê liệt. Ở nhiều phố, xóm, tổ chức Việt Minh công khai đứng ra điều hành mọi công việc.

Sáng ngày 22 - 8 - 1945, đông đảo nhân dân thị xã, vũ trang thô sơ, nòng cốt là tự vệ cứu quốc xông thẳng vào trụ sở của bọn hội đồng thị xã. Trước sức mạnh của quần chúng cách mạng, bọn chúng phải đầu hàng, giao nộp đồng triện, bằng sắc và tài liệu sổ sách,… cho quân cách mạng.

Đông đảo nhân dân vô cùng phấn khởi, từ các ngả đường phố và các xóm làng xung quanh vũ trang tập trung tại chợ Phương Lâm tham dự cuộc mít tinh mừng khởi nghĩa thị xã thắng lợi. Đại diện Ban chỉ huy khởi nghĩa tuyên bố: Chính quyền tay sai Nhật đã bị đập tan, từ nay chính quyền thị xã thuộc về nhân dân và thành lập Uỷ ban cách mạng lâm thời thị xã Hòa Bình.

Sau đó, cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang tiến lên chiếm châu đường Kỳ Sơn.Tự vệ chiến đấu, tự vệ cứu quốc nai nịt gọn gàng, vũ khí trong tay, đội ngũ chỉnh tề dẫn đầu hàng trăm quần chúng nối theo kết thành một khối rầm rập tiến vào châu đường.

Tri châu cùng nha lại, binh lính đã xếp hàng đón quân khởi nghĩa, giao nộp 30 khẩu súng trường, toàn bộ sổ sách giấy tờ cho Ban chỉ huy khởi nghĩa, xin cách mạng khoan hồng.

Trong niềm vui vô hạn của quần chúng trước thắng lợi, một đại diện Mặt trận Việt Minh thị xã tuyên bố: Từ nay chính quyền châu Kỳ Sơn hoàn toàn thuộc về nhân dân các dân tộc và đề cử Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời châu gồm một số ủy viên là hội viên cứu quốc và cử một nhân sĩ người Mường làm Chủ tịch thực hiện chính sách Mặt trận đoàn kết rộng rãi của cách mạng.

Với niềm tin tuyệt đối ở cách mạng, nhân dân nhiệt liệt chào mừng chính quyền cách mạng lâm thời do Mặt trận Việt Minh đề cử, hô vang các

khẩu hiệu: Mặt trận Việt Minh muôn năm!

Chính quyền cách mạng muôn năm!

Chiều 22 - 8 - 1945, nhân dân phấn khởi, sôi nổi tiếp tục chuẩn bị giành chính quyền tỉnh. Bên bờ phải sông Đà, hàng nghìn quần chúng có tự vệ chiến đấu, tự vệ cứu quốc làm nòng cốt, vũ trang bằng đủ thứ vũ khí thô sơ, sẵn sàng trong tư thế chiến đấu đề phòng sự phản ứng của phát xít Nhật và giành chính quyền bù nhìn đầu tỉnh ở phía tả ngạn tấn công sang. Lực lượng chiến đấu được bố trí áp sát bờ sông, từ đồi ông Tượng qua phố Trang Nghiêm đến Sủ Bến. Hàng trăm quần chúng chuẩn bị trên 20 chiếc thuyền để phục vụ việc đưa mũi tiến quân chính vượt sông Đà sang chiếm tỉnh lỵ vào những ngày sau.

Trong những ngày trên, bên phía bờ trái sông Đà, không khí chuẩn bị giành chính quyền cũng rất sôi sục. Ban chỉ khởi nghĩa thị xã đã huy động một số cán bộ, hội viên cứu quốc thị xã về phối hợp hỗ trợ quần chúng cứu quốc các xã Hòa Bình, Thịnh Lang phát động quần chúng giành chính quyền xã thắng lợi. Khi lực lượng vũ trang khu căn cứ Hiền Lương - Tu Lý do đồng chí Bình Huấn lãnh đạo băng rừng về đến phía tây thị xã, nhân dân xã Thịnh Lang đã dùng thuyền nan đưa các chiến vượt qua cánh đồng Khoang ngập nước vào mai phục tại đồi Ba Vành, đồi Bảy Mẫu phía tây dinh tỉnh trưởng. Đồng thời, hàng trăm quần chúng vũ trang mai phục tại đầu cầu Đúng, ngăn chặn không cho bọn bù nhìn đầu sỏ tháo chạy, ứng cứu lẫn nhau. Các tổ công chức cứu quốc ra sức vận động, tập hợp lực lượng trong các công sở, doanh trại sẵn sàng làm nội ứng.

Cả thị xã đã dàn thế trận sẵn sàng đón quân khởi nghĩa từ khu căn cứ tiến về giáng đòn quyết định vào sào huyệt của chính quyền bù nhìn đầu sỏ, giành chính quyền tỉnh về tay nhân dân. Để giải quyết khó khăn, đưa quân khởi nghĩa đang tiến trên đương 12A qua dốc Cun có quân Nhật chốt giữ, Ban chỉ huy khởi nghĩa đã nhận định: Tinh thần quân đội Nhật đang suy sụp, do đó có thể dùng biện pháp thương lượng, trung lập hóa chúng. Nhưng mặt khác cần cảnh giác đề phòng bản chất ngoan cố hiếu chiến của chúng. Từ nhận định như vậy, Ban chỉ huy quyết định trực tiếp gặp bọn chỉ huy Nhật ở Cun, dùng lý lẽ vạch cho chúng rõ nếu can thiệp vào công cuộc giành độc lập, tự do của nhân dân ta, sẽ dẫn đến đổ máu vô ích. Ngược lại, nếu họ nhượng bộ cách mạng sẽ có con đường sống để trở về với gia đình quê hương.

Chiều 22 - 8 - 1945, trong khi triển khai kế hoạch sẵn sàng chiến đấu, đồng chí Trương Đình Dần đại diện Ban chỉ huy khởi nghĩa đã đến gặp chỉ huy đơn vị lính Nhật đóng tại Cun. Cuộc thảo luận tại Cun thực sự là một cuộc đấu tranh gay go, phức tạp giữa hai thế lực, thế lực cách mạng quật khởi

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền 1939 1945 (Trang 33 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)