Quá trình oxy hóa khử sinh học

Một phần của tài liệu Giáo trình hóa sinh phần 2 đỗ quý hai (Trang 36 - 38)

- Kích thích tổng hợp glycogen và tích luỹ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

8.3. Quá trình oxy hóa khử sinh học

Có thểđịnh nghĩa quá trình oxy hóa khử là quá trình trao đổi điện tử. Sự

oxy hóa là sự tách một hay nhiều điện tử, ngược lại sự khử oxy là sự thu điện tử. Tất cả các chất tham gia vào quá trình oxy hóa khửở cơ thể sống đều có khả

năng nhường hoặc thu điện tử.

Đó chính là khả năng oxy hóa khử. Song song với sự oxy hóa có sự khử

oxy vì điện tửđược chuyển từ chất bị oxy hóa sang chất bị khử: - 2e L

Ví dụ: 2Fe 2+ + Cl2J 2Fe 3+ + 2Cl-

Đại lượng đặc trưng cho khả năng oxy hóa khử của mỗi chất gọi là thế

năng oxy hóa khử. Có thể tính được thế năng oxy hóa khử theo công thức sau: RT [dạng oxy hóa] (1)

E'n= E'o n+ F [ dln ạng khử]

Trong đó: E’n là thế năng oxy hóa khử của một chất nhất định trong những điều kiện nhất định. E’0 là thế năng oxy hóa khửở các điều kiện tiêu chuẩn ( nồng độ của hai dạng bằng nhau)

R là hằng số khí, T là nhiệt độ tuyệt đối, F là trị số Faraday

Bảng 8.2 trình bày E’0, hiệu điện thế oxy hóa khửUE’0 và năng lượng tự

do UGo của mỗi hệ.

Thế năng oxy hóa khử còn dùng để tính năng lượng tự do (ΔGo) được giải phóng ra trong qúa trình oxy hóa khử theo phương trình:

ΔGo = -nF.ΔE'o (2)

(Các ký hiệu đã được giải thích ở công thức tính thế năng oxy hóa khử

và liên quan đến bảng 8.2 ở trên)

* Tiến trình của sự oxy hóa sinh học:

Sự phân giải chất dinh dưỡng và giải phóng năng lượng của tế bào (sự dị

hóa) có thểđược chia thành 3 giai đoạn cơ bản:

Ở giai đoạn đầu: các hợp chất cao phân tử bị thủy phân thành các chất

monosaccharid (glucose), các protein thành các amino acid, các lipid thành các acid béo.

Ở giai đoạn thứ hai: biến những chất đơn giản thành những chất 2 carbon là acetyl CoA (CH3 - CO∼SCoA) (thiếu). Acetyl CoA được coi là sản phẩm thoái hóa của các chất glucid, lipid và protein. Nó được hình thành do sựβ-oxy hóa acid béo, do sự oxy hóa của khoảng một nửa sốα-amino acid cũng như do sự oxy hóa hiếu khí glucose.

Bảng 8.2. Thế năng oxy hóa tiêu chuẩn của một số hệ thống

Hệ thống oxy hóa khử Eo (volt)

pH7, 30oC UE’0 (volt) UGo (kcal/pH7, 30oC) Phosphoryl hóa ADP→ ATP Điện cực hydro 2H+/ H2 -0,42 NAD+/ NADH + H+ -0,32 FAD/ FADH2 -0,10 +0,22 -10,1 1 Cytochrome b Fe3+/ Fe2+ +0,04 +0,14 -6,4 Cytochrome c1 Fe3+/ Fe2+ +0,23 +0,19 -8,7 1 Cytochrome c Fe3+/ Fe2+ +0,26 +0,03 -1,4 Cytochrome a Fe3+/ Fe2+ +0,29 +0,03 -1,4 Cytochrome a3 Fe3+/ Fe2+ +0,55 +0,26 -12,0 1 Điện cực oxy 1/2 O2 / O2- +0,81 +0,26 -12,0 +1,13 -52,0 3

Ở giai đoạn thứ ba: Acetyl CoA được hình thành ở giai đoạn thứ hai sẽ bị

oxy hóa hoàn toàn trong chu trình Szent-Györgyi-Krebs (chu trình citrat) để

hình thành CO2, H2O và giải phóng năng lượng. Phần lớn năng lượng được giải phóng ra ở giai đoạn thứ ba này (khoảng 2/3)

Trong giai đoạn thứ hai và thứ ba khoảng 30-40% năng lượng hóa học

được biến thành nhiệt, hơn 60% năng lượng này được sử dụng để tổng hợp các hợp chất cao năng.

Trong chu trình citrat, các hydrogen tách ra sẽđược oxy hóa qua chuỗi hô hấp để tạo nên năng lượng và H2O. Năng lượng giải phóng được tích trữ ở các phân tử ATP. Toàn bộ quá trình có thểđược minh họa bằng sơđồ trên hình 8.3.

Thức ăn

protein

glucid lipid

glucose Acid béo Amino acid

Acetyl CoA CO2

H2→NAD→FAD→CoQ→Cytb→Cytc1→Cytc→Cyta→Cyta3

O¯¯ 1/2O2 ATP ADP+P 2H+ H2O Chu trình citrat

Hình 8.3. Tiến trình oxy hóa sinh học

Một phần của tài liệu Giáo trình hóa sinh phần 2 đỗ quý hai (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)