Nhìn chung, sự nguy hiểm từ chất hóa học ở trong nước thì chưa được tìm hiểu kỹ cũng như những thứ khác được tạo ra từ vi sinh vật gây bệnh và động vật ký sinh. Bởi vì sự thiếu dữ liệu trên các sản phẩm phụ của sự tẩy rữa. Có bằng chứng về mối liên giữa sự chlorine hóa nước uống và gia tăng tính nguy hiểm của ung thư ruột kết và bàng quang. Sự kết hợp này thì mạnh mẽđối với người tiêu dùng biểu hiện triệu chứng với nước được chlorine hóa khoảng nhiều hơn 15 năm (Craun, 1988; Larson, 1989). Những nghiên cứu dịch tể học được liên kết với sản phẩm phụ của chất tẩy rửa với những tác động sản sinh và phát triển được coi như là không đủ để chỉ ra bằng chứng của những mối quan hệ này (Reif et al., 1996). Trihalomethane (THM) chẳng hạn như là chloroform (CHCl3), Bromodichloromethane (CHBrCl2), dicromochloromethane (CHBr2Cl) và Bromoform (CHBr3) cũng như acetonitrile halogen hóa là những hợp chất chlorine hóa được tạo
thành bởi nước được xử lý chlorine và được nghi ngờ là những chất gây đột biến gen và sinh ung thư.
Chlorohydroxyfuranone đặc biệt là 3-chloro-4-dichloromethyl-5-hydroxyl-2 (5H) furanone (kí hiệu là MX) cũng được xác minh như là sản phẩm phụ của sự chlorine hóa. MX là chất có thể gây đột biến gen và chất được nghi ngờ là sinh ung thư nhưng tác động của nó lên sức khỏe con người vẫn đang được làm sáng tỏ (Meier et al., 1987; Daniel et al., 1994). Cũng có khả năng mối quan hệ giữa nước được xử lý chlorine với sự gia tăng nguy hiểm đối với bệnh tim mạch nhưng sự dự trữ này cần nghiên cứu xa hơn nữa (Craun, 1988). Những nghiên cứu này dẫn đến U.S.EPA thiết lập giới hạn cao nhất của chất gây ô nhiễm là 100mg/l đối với THM. Mức độ này sẽ được giảm hơn trong tương lai. Bởi vì, nước được xử lý với chloramine không tạo ra bất cứ Trihalomethane, nước tiêu dùng có xử lý chloramine được nghiên cứu thấy xuất hiện ít những tế bào ung thư bàng quang hơn đối với nước xử lý bằng chlorine (Zierler et al., 1987). Có mối liên quan giữa sự hình thành tổng số THM và tổng số hợp chất hữu cơ trong nước (LeChevallier et al., 1992).
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU