I. Kinh nghiêm của Thái Lan
2. Ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới ngành Hoá dầu
2.1 Những cam kết Trung Quốc phải thực hiện khi gia nhập WTOJ
a. Cam kết về thuế quan:
Khi gia nhập WTO, thuế quan của Trung Quốc sẽ giảm từ mức bình quân 25% xuống còn 9,4% và mức thuế 7% sẽ được áp dụng đối với những hàng hoá được ưu tiên của Mỹ. Trung Quốc cũng cam kết dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu cũng như quyền sản xuất kinh doanh. Hạn ngạch nhập khẩu sẽ được bãi bỏ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO được 5 năm. Nhiều rào cản khác cũng được nới lỏng ngay lập tức.
b. Cam kết về phân phối sản phẩm
Trong vòng 5 năm sau kể từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào các dịch vụ bán buôn dầu thô và các sản phẩm chế biến từ dầu thô bao gồm cả các sản phẩm hoá dầu. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ được phép cung cấp các dịch vụ bán lẻ các sản phẩm dầu và hoá dầu trong thời gian gian 3 năm kể từ ngày gia nhập.
c. Cam kết về độc quyền kinh doanh của Nhà nước
Trung Quốc đồng ý cho phép các nhà kinh doanh tư nhân tham gia kinh doanh các sản phẩm dầu và hoá dầu. Các công ty sẽ không còn phải làm ăn với các nhà nhập khẩu Nhà nước khi vận chuyển dầu vào Trung Quốc. Quyền nhập khẩu độc quyền các sản phẩm hoá dầu sẽ vẫn được duy trì trong thời gian tới nhưng sẽ được loại bỏ dần dần.
d. Các cam kết khác:
' Theo Allan Zhang_ Phần II cùa Báo cáo China’s Energy Industry: ‘Tlie Energy Industry after WTO Accession
1 Interfax_ “China’s Petrochemical Industry after entry into WTO”_ 2003
3£Á0á /t/ậ/i fẠ'f nự/úêfi Qạ (3ànự — C7Ỉ2 ^ỉtSc /
nhiều để đối phó với những thay đổi trong tương lai không xa. Ba thay đổi lớn sẽ liên quan trực tiếp đến ngành là: dỡ bỏ hàng rào thuế quan, thu hẹp bớt hàng rào phi thuế quan và mở cửa thị trường bán buôn và bán lẻ cho các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, có thể việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn tới ngành Hoá dầu vì trên thực tế từ vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã là quốc gia nhập khẩu ròng về dầu thô. Và đối với các nhà sản xuất hoá dầu thì từ lâu thị trường nhựa tổng họp và sợi hoá học đã trở nên khá cạnh tranh và có mức thuế suất nhập khẩu thấp, cắt giảm thuế sẽ làm giảm bớt lợi nhuận của các nhà sản xuất dầu thô nhưng lại làm giảm chi phí đầu vào cho các nhà máy lọc dầu khi không còn thuế suất 2 USD/thùng dầu thô nữa. Điều đó có nghĩa là nguyên liệu đầu vào cho ngành Hoá dầu sẽ có giá thấp hơn còn các cơ sở lọc dầu thì lợi nhuận vẫn sẽ giảm đi do thuế đánh vào xăng cũng giảm từ 9% xuống còn 5%. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất từ việc cắt giảm thuế suất xuống còn 9% (trước đây bình quân là 17%) sẽ là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chỉ sản xuất một loại sản phẩm. Ví dụ như trong sản xuất pp, chi phí sản xuất một tấn của các công ty Trung Quốc cao hơn của các công ty quốc tế là 80USD. Chỉ cần thuế suất giảm từ 30%- mức thuế suất trước khi gia nhập WTO- xuống còn 10% theo quy định mới thì các doanh nghiệp sẽ mất đi 60USD lợi nhuận trên mỗi tấn. Các doanh nghiệp lớn có thể thay đổi để thích nghi còn các doanh nghiệp nhỏ thì sẽ không chịu được sự giảm sút về lợi nhuận như vậy và khả năng thay đổi để thích nghi cũng không cao.
Hạn ngạch nhập khẩu có vẻ sẽ gây ảnh hưởng đến ngành Hoá dầu nhiều hơn so với thuế quan vì hạn ngạch nhập khẩu các sản phẩm dầu năm 2000 là 16,58 triệu tấn và sẽ tăng lên 15% mỗi năm cho đến năm 2004 thì bị xoá bỏ hẳn1. Như vậy là các sản phẩm dầu vừa chịu thuế suất thấp lại không bị giới hạn bởi hạn ngạch có nguy cơ sẽ tràn ngập thị trường khiến cạnh tranh trở nên gay gắt hơn.
Trong khi đó, các công ty nước ngoài lại được tự do tham gia thị trường bán buôn cũng như bán lẻ nên áp lực cạnh tranh từ các tập đoàn lớn của các nước có ngành Hoá dầu phát triển sẽ đè nặng lên các nhà sản xuất trong nước. Thực vậy,
2 3E Inlbrmation Development and Consultant_ “Chinese Petrochemical Quarterly”_Quý 3 năm 2001
3£Á0á /t/ậ/i fẠ'f nự/úêfi Qạ (3ànự — C7Ỉ2 ^TỉtSc/
giới, 70% đầu tư trực tiếp, 80% phát triển và chuyển giao công nghệ trong khi các công ty trong nước ngày càng phụ thuộc vào dầu nhập khẩu và công nghệ sản xuất thì thua kém hơn nhiều. Nếu tính gộp cả Sinopec và CNPC thì quy mô của cả hai công ty này vẫn nhỏ hơn so với tập đoàn Exxon-Mobil và tổng tài sản của hai công ty này cũng chỉ bằng 63% tổng tài sản của Exxon-Mobil. Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc tuy được WTO gia hạn áp dụng các quy định mới trong vòng 5 năm nhưng khả năng cạnh tranh của các cơ sở này là rất thấp, b. Cung trong nước về dầu và các sản phẩm hoá dầu không đủ đáp ứng cầu
Trước hết, có thể nói rằng Trung Quốc sẽ không đủ khả năng tự cung cấp dầu và khí trong thời gian tới. Các số liệu thống kê cho thấy tính bình quân hiện nay, mới chỉ có 2% lượng dầu dự trữ của thế giới bị sử dụng và đối với khí thiên nhiên thì tỉ lệ này là l ,3%. Tuy nhiên, CNPC đã phải dùng tới 6,4% lượng dầu dữ trữ của họ và 5,75% lượng khí dự trữ cũng đã bị khai thác. Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào dầu nhập khẩu. Lượng dầu nhập khẩu tăng bình quân 10 triệu tấn một năm trong khi sản lượng trong nước vẫn chỉ ở mức 160 triệu tấn. 30% lượng dầu sử dụng là từ nhập khẩu và 20% là từ vịnh Ba Tư. Theo dự tính, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 100 triệu tấn năm 2005, 130 triệu tấn năm 2010 và 160 triệu tấn năm 2015. Nhập khẩu dầu sẽ làm ảnh hưởng đến đầu vào cho ngành Hoá dầu.1
Thêm vào đó, các chuyên gia cho rằng thị trường hoá dầu sẽ thiếu hụt về cung trong giai đoạn trước 2008. Sản lượng ethylene năm 2001 là 4,79 triệu tấn trong khi cầu là 12 triệu tấn, như vậy ehtylene nhập khẩu chiếm tới 62% thị trường. Dự đoán cầu năm 2005 sẽ là 15 triệu tấn trong khi cung trong nước chỉ đạt được 8,3 triệu tấn.* 2
Hiện tại, mức tiêu thụ PE và pp bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn thấp hơn của các quốc gia phát triển rất nhiều. Một người Trung Quốc chỉ tiêu thụ 5kg PE và 4,5kg pp trong khi con số này ở Bắc Mỹ tương ứng là 37kg và 17kg. Cầu về
Allan Zhang_ Phần II của Báo cáo China’s Energy Industry: “The Energy Industry ạfter WTO Accession 2000
3£Á0á /t/ậ/i fẠ'f nự/úêfi Qạ (3ànự — C7Ỉ2 ^ỉtSc /
triệu tấn trong đó hơn 50% được nhập khẩu. Nhìn chung, năm 2005, cầu về các sản phẩm nhựa tổng họp sẽ có thể lên tới 25 triệu tấn với 15 triệu tấn do trong nước cung cấp còn 10 triệu tấn sẽ được nhập khẩu. 26% của 5 loại nhựa phổ biến nhất sẽ phụ thuộc vào nhập khẩu.1
c. Cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước
Cùng với việc Trung Quốc gia nhập WTO, ba doanh nghiệp Nhà nước lớn là Sinopec, CNPC và Cnooc đều phải có những thay đổi cơ bản để thực thụ trở thành một thành viên trong thị trường quốc tế. Cuối thập niên 90, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định đưa Sinopec và CNPC trở thành các doanh nghiệp cổ phần là China Petroleum and Chemical Corporation, Sinopec và Công ty trách nhiệm hữu hạn PetroChina. Năm 2000, PetroChina và Sinopec đã tiến hành niêm yết cổ phiếu tại Hong Kong, New York và London. Công ty lớn thứ ba là Cnooc cũng bắt đầu niêm yết trên thị trường quốc tế từ năm 2001. Sau khi được tái cơ cấu, năng lực cạnh tranh của ba công ty này đã tăng lên và vị trí của họ trên thị trường quốc tế cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực.
• PetroChina- CNPC đã thu hút được số vốn 2,89 tỉ USD khi phát hành cổ phiếu năm 2000. Năm 2001, doanh số bán hàng của CNPC tăng 34,01 tỉ nhân dân tệ (tức 4,1 tỉ USD) và tổng lợi nhuận đạt được là 53 tỉ nhân dân tệ (6,4 tỉ USD). Sản lượng sản phẩm hoá dầu của CNPC năm 2001 là 7,377 triệu tấn. Trong số 50 công ty dầu khí hàng dầu thế giới theo xếp hạng của tờ Oil News Weekly ra ngày 17 tháng 12 năm 2001, CNPC đứng thứ 9, đây là lần đầu tiên một công ty Trung Quốc lọt vào vị trí top-ten. Trong số các công ty niêm yết, CNPC đứng thứ 5, chỉ sau Exxon-Mobil, Shell, BP và TotalFinaElf. Trong danh sách 100 công ty niêm yết hàng đầu của Trung Quốc theo xếp hạng của tờ Fortune ra ngày 2/1/2002, CNPC đứng thứ 2 với doanh thu là 242 tỉ nhân dân tệ (29,2 tỉ USD). CNPC dự định đóng cửa các nhà máy lọc dầu nhỏ không có hiệu quả với tổng công suất là 16 triệu tấn vào năm 2005. CNPC đang nỗ lực nâng cấp hai cơ sở lọc dầu là công ty dầu và hóa dầu Dalian, nhà máy lọc
CXArtá /t/ậ/i fẠ'f nự/úêfi Qạ (3ànự — C7Ỉ2 ^CỉtSc/
Với hai dự án này, tổng sản lượng lọc dầu của CNPC sẽ là 120 triệu tấn năm 2005.'
• Năm 1999, Sinopec lần đầu tiên lọt vào top 50 công ty dầu khí của Oil News Weekly với vị trí thứ 20. Năm 2000, nó rơi xuống vị trí 23 và năm 2001 đứng ở vị trí thứ 33. Tuy nhiên, nó lại là công ty đứng đầu trong danh sách các công ty niêm yết của Trung Quốc theo xếp hạng của Fortune năm 2002 với doanh thu 322,9 tỉ nhân dân tệ (38,9 tỉ USD). Nó đứng ở vị trí thứ 5 trong số các công ty lọc dầu tốt nhất thế giới theo xếp hạng của tạp chí Oil & Gas năm 2001. Sinopec đã liên doanh với Exxon- Mobil để thành lập nhiều công ty dầu và hoá dầu ở Quảng Châu với mục đích nâng cao công suất lọc dầu thêm 10 triệu tấn vào năm 2005. Nó cũng có kế hoạch nâng cao tổng công suất lọc dầu của mình lên 160 triệu tấn năm 2005, tăng 20% so với hiện nay.'
• Cnooc đang cố gắng đi theo mô hình công ty năng lượng liên kết (như các công ty Thái Lan). Năm 2001, Cnooc đứng đầu về khả năng quản lý theo xếp hạng của Fortune. Cnooc cũng liên doanh với Shell để cố gắng đạt mục tiêu sản xuất 2,3 triệu tấn sản phẩm hoá dầu một năm. sắp tới, Cnooc sẽ hoàn thành dự án xây dựng một nhà máy phân bón hoá học lớn nhất Trung Quốc với tổng sản lượng là 2 triệu tấn. 1
d. Sự tham gia của các tập đoàn quốc tế
Các tập đoàn dầu và hoá dầu quốc tế ngày một lớn mạnh hơn và càng có ý định bành trướng nhiều hơn. Trong khi đó, Trung Quốc lại đang dần mở cửa thị trường dầu và hoá dầu cho các tập đoàn này được quyền tự do tham gia. Vì thế, rất nhiều tập đoàn lớn đã rót tiền đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Những tập đoàn lớn hiện có mặt tại thị trường Trung Quốc có thể kể đến là:* 2
' lnterfax_ “China ’s Petrocliemical Industry after entry into WTO 2003
2
Interfax_ “China’s Petrochemicaì Industry aýter entiy into WTO"_ 2003 và “Investment Opportunity in Petrochemical Industry 2002
3£Á0á /t/ậ/i fẠ'f nự/úêfi Qạ (3ànự — C7Ỉ2 ^ỉtSc /
• Exxon-Mobil: có 20% cổ phần trong PetroChina; có dự án liên doanh với Saudi-Aramco và Sinopec trong sản xuất hoá dầu tại Fujian, năng suất là 600 nghìn tấn ethylene/năm; có dự án liên doanh với nhà máy hoá dầu Quảng Châu nhằm tăng khả năng lọc dầu lên gấp đôi.
• Royal Dutch-Shell: có 14% cổ phần trong Sinopec và 20% cổ phần trong Cnooc (trị giá 300 triệu USD); tổng vốn đầu tư vào Trung Quốc là l,7 tỉ USD và dự tính sẽ là 5 tỉ USD vào năm 2005; có trong tay 20 công ty liên doanh; liên doanh với Cnooc và tỉnh Quảng Đông sản xuất 800 nghìn tấn ethylene/ năm.
• BASF: có 6 công ty 100% vốn và liên doanh; có một dự án liên doanh sản xuất hoá dầu tại Nanjing với Sinopec với công suất 600 nghìn tấn ethylene/năm, tham gia xây dựng khu công nghiệp Thượng Hải.
• TotalFinaElf: tham gia trong dự án ethylene ở Bờ biến Nam Trung Hoa.
• Dow/UCC: nâng cao sản lượng ehtylene của liên doanh Tianjing với Sinopec, sản lượng sẽ là 600 nghìn tấn/năm .
• Bayer: tổng vốn đầu tư là 3,1 tỉ USD với 12 doanh nghiệp ở Thượng Hải và các khu vực khác; đang tiến hành đầu tư vào khu công nghiệp Thượng Hải để thiết lập một nhà máy 100% vốn.
• Phillips: liên doanh với CNPC sản xuất 600 nghìn tấn ethylene/năm.
Đồng thời, nhiều nước láng giềng của Trung Quốc cũng đang không ngùng mở rộng sản xuất hoá dầu và coi Trung Quốc là thị trường mục tiêu. Vì thế, trên thị trường Trung Quốc còn có sự hiện diện của các công ty Singapore, Hàn Quốc,
3Ckoa DCinh fỀ QliịOaì £7hưouụ 63
3%/iữá /ffậ/t fẠ'f nự/úêfi Qạ (3ànự Q/tast/t — C7Ỉ2 ^ỉtSc /