Các kỹ thuật lai

Một phần của tài liệu Phát triển thuật toán ước lượng sóng tới trong hệ thống thông tin vô tuyến điện thế hệ tiếp theo (Trang 28 - 30)

L ỜI NÓI ĐẦU

4. Các kỹ thuật lai

Chúng ta có thể kết hợp hai hay nhiều kỹ thuật định vị đã trình bày ở trên để đưa ra một kết quả định vị tin cậy và chính xác hơn là kết quả có thể đưa ra bởi chỉ một trong các kỹ thuật này. Dưới đây là một số kỹ thuật lai giữa các kỹ thuật định vị trên.

4.1. Kỹ thuật lai DOA/TDOA

Trong kỹ thuật này nhiều trạm gốc nhận các tín hiệu từ mobile sau đó ước lượng DOA tại mỗi trạm gốc, và ước lượng TDOA giữa các trạm gốc với nhau kết hợp lại để xác định mục tiêu. Phương pháp này cho kết quả chính xác rất cao. Tuy nhiên nếu có lỗi từ một kỹ thuật nào đó thì sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống

Hình 1.11 Thời gian trễ như là một hàm của hướng đến của tín hiệu Kỹ thuật lai này được sử dụng trong một số hệ thống định vị được phát triển bởi E- Systems như CAPITAL.

4.2. Kỹ thuật lai DOA/TOA

Đây là loại kỹ thuật duy nhất của một hệ thống định vị địa lý tế bào có thể được sử dụng khi mà một trạm cơ sở có thể thu tín hiệu từ một mobile. Trong phương pháp này, ước lượng TOA thu được bằng cách sử dụng phương pháp vòng lặp đóng. Điều này làm giảm khả năng định vị mobile trong đường tròn tâm là trạm cơ sở. Khi đó, ước lượng hướng có thể được tìm thấy bằng cách sử dụng kỹ thuật DOA. Giao điểm của đường định hướng và đường tròn là ước lượng vị trí của mobile. Như ta thấy, kỹ thuật lai này dễ thực hiện hơn kỹ thuật DOA/TDOA vì chỉ cần một trạm gốc nhận tín hiệu từ mobile. Tuy nhiên độ chính xác không cao bằng DOA/TDOA.

d

θ

s(t) s(t – TDOA)

Hình 1.12 Kỹ thuật lai DOA/TDOA

Một phần của tài liệu Phát triển thuật toán ước lượng sóng tới trong hệ thống thông tin vô tuyến điện thế hệ tiếp theo (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)