Thành tích và những hạn chế của NEP tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề án kinh tế chính trị- nền kinh tế mới (Trang 44)

II. Sự vận dụng chính sách kinh tế mới ở Việt Nam

2.5. Thành tích và những hạn chế của NEP tại Việt Nam

2.5.1-Thành tích của việc vận dụng NEP tại Việt Nam

Qúa trình vận dụng NEP tại Việt Nam đã diễn ra và thu được những kết quả hết sức to lớn.Nền kinh tế ở nước ta đã có bước chuyển biến từ nền kinh tế mang nặng tính quan liêu bao cấp, nền kinh tế hoạt động dựa trên những chỉ tiêu pháp lệnh từ trên xuống,nền kinh tế yếu kém, bị động sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và có sự quản

lý và điều tiết của nhà nước .Việc phát triển nền kinh tế hàng hoá ở Việt Nam đã thúc đẩy được quá trình xã hội hoá sản xuất ,đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất ,mở rộng giao lưu kinh tế trong nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, việc vận dụng NEP vào điều kiện nước ta đã góp phần giải phóng các mối quan hệ kinh tế khỏi sự trói buộc của nền kinh tế khép kín đã từng kìm hãm sự phát triển của lượng sản xuất,góp phần xây dụng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế được được phát triển nhanh và dần ổn định, lượng công nghiệp, nông nghiệp dều tăng đáng kể. Những chuyển biến trên mặt trận lương thực góp phần quan trọng vào cải thiện đời sống nhân dân và hướng vào xuất khẩu . Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ . tỷ trọng công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng . Chúng ta đã từng bước xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí cho chủ nghĩa xã hội. Phát triển những ngành công nghiệp then chốt, hướng nền kinh tế theo hướng xuất khẩu .Dần dần dưa nước ta tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới, thực hiện nhiệm vụ chính, hàng đầu mà chúng ta đã đề ra trong quá khứ và luôn luôn hướng tới :đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội .

2.5.2- Những hạn chế và biện pháp khắc phục trong quátrình vận dụng NEP tại Việt Nam trình vận dụng NEP tại Việt Nam

Qúa trình vận dụng NEP tại Việt Nam đạt được những kết quả lớn nhưng bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn mà chúng ta cần có biện pháp giải quyết .

Nền kinh tế nước ta vẫn còn mang tính chất nông nghiệp lạc hậu; công nghiêp nhỏ bé , chủ yếu là công nghiệp chế biến và khai khoáng sử dụng nhiều lao động nhưng hiệu quả không cao .

Nền kinh tế có mức tăng trưởng khá nhứng năng suất, chất lượng và hiệu quả còn thấp .

Vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế xã hội còn yếu :khả năng kiềm chế lạm phát chưa vững chắc,Ngân sách thu không đủ chi...Tình trạng bất công xã hội, tham nhũng, buôn lậu, vi phạm kỉ cương còn nặng và phổ biến .

Nguyên nhân của những vấn đề trên một mặt do hậu quả của nhiều năm trước đây để lại và do những tác động bất lợi của tình hình quốc tế; mặt khác, còn do những khuyết điểm trong công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nuớc

Để khắc phục những hạn chế này chúng ta cần tiếp tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu chính sách kinh tế mới và tư tưởng của Lênin về chính sách này, từ đó vận dụng có chọn lọc và có sáng tạo vào điều kiện nước ta, thêm nữa, chúng ta cần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước, đảm bảo vai trò quản lý và điều tiết nền kinh tế của nhà nước. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các

thành phần kinh tế phát triển và phát huy đầy đủ vị trí và vai trò của nó.

2.5.3- Những bài học kinh nghiệm rút ra từ mô hình NEPtại Việt Nam tại Việt Nam

Chính sách kinh tế đã được áp dụng thực hiện ở nước ta trong thời gian qua và qua thực tế áp dụng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá:

Việc vận dụng NEP phải được căn cứ vào tình hình thực tế của từng quốc gia, từ đó tìm ra phương pháp áp dụng một cách khoa học và có hiệu quả nhất, tránh tình trạng áp dụng một cách rập khuôn, giáo điều gây ra những hậu quả khôn lường .

Vận dụng NEP không phải trên câu chữ, mà ở chiều sâu của tư duy lý luận triết học- kinh tế của ông, áp dụng không theo lối “sao chép y nguyên” mà là trên tinh thần, ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của việc thực hiện NEP để từ đó, tự suy nghĩa về những giải pháp cụ thể cho mỗi giai doạn, mỗi bước đi phù hợp với bối cảnh lịch sử – cụ thể trong từng giai đoạn , từng bước đi ấy .

PHẦN BA: PHẦN KẾT LUẬN

Trên đây là những quan điểm nghiên cứu, xem xét về chính sách kinh tế mới và sự vận dụng nó trong điều kiện Việt Nam . Có thể nó NEP là giải pháp đúng dắn, hợp lý, mang tính chiến lược, là “vấn đề kinh tế quan trọng nhất” để cải tạo nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cải thiện đời sống nhân dân, thu hút họ vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với cách thức biện pháp “ dễ tiếp thu nhất”, “giản đơn nhất” , “dễ dàng nhất”.NEP mở ra con đường đưa kinh tế tư bản tư nhân, tầng lớp tư sản mới và chủ nghĩa tư bản được phục hồi ở một mức độ nào đó vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản nhà nước và

cho phép giai cấp vô sản “ bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc” xuyên qua chủ nghĩa tư bản , lên chủ nghĩa xã hội một cách chậm hơn nhưng chắc chắn hơn . NEP còn là giải pháp hữu hiệu để tăng cường quyền lực Nhà nước ,củng cố vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản.

Do một lý do nào đó , những ngưới kế nhệm của Lênin đã không thực hiện NEP và hướng nền kinh tế nước Nga theo hướng tập trung . Nhưng những bài học kinh nghiệm về quá trình thực hiện NEP ở Liên Xô thì vẫn vô cùng quý giá và cần được tiếp tục củng cố và phát huy ở những giai đoạn sau cho phù hợp với tình hình mới.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của quý vị .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Ambarỡumốp E : chính sách kinh tế mới qua lăng kính của thời đại hiện nay , NXB. Sự thật .Hà Nội 1989

2- Bàn về chế độ hợp tác toàn tập – tập 43 3- Bàn về thuế lương thực toàn tập – tập 36 4- Giáo trình kinh tế chính trị – tập 2

5- Lê thanh sinh – chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin với công cuộc đổi mới ở Việt Nam , NXB chính trị quốc gia Hà Nội – 2000

6- Lênin kinh tế chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản 7- Mác tư bản quyển 1 tập 3

Mục lục

Phần I:...1

Lời nói đầu...1

Phần II: Phần nội dụng...3

I. Tổng quan về chính sách kinh tế mới...3

1. Bối cảnh ra đời, tính tất yếu và cơ sở của NEP...3

1.1. Bối cảnh ra đời, tính tất yếu và cơ sở của NEP...3

1.1.1. Hoàn cảnh nước Nga sau chiến tranh...3

1.1.2. Chính sách: "Kinh tế cộng sản thời chiến" và những vấn đề bất hợp lý của nó trong tình hình mới...4

1.2. Tính tất yếu phải có chính sách kinh tế mới...10

1.3. Cơ sở của NEP...11

1.3.1. Cơ sở lý luận của NEP...11

1.3.2. Cơ sở thực tế của chính sách kinh tế mới...13

2. Nội dung của chính sách mới...13

2.1. Đối tượng của chính sách kinh tế mới...13

2.2. Nội dung của chính sách kinh tế mới...14

2.2.1. Thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng thuế lương thực ...15

2.2.2. Cho phép tự do buôn bán...19

2.2.3. Chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa...20

2.3. ý nghĩa của chính sách kinh tế mới...23

2.3.2. ý nghĩa của NEP đối với thế giới...24

II. Sự vận dụng chính sách kinh tế mới ở Việt Nam...24

2.1. Sự vận dụng NEP tại Liên Xô, thành tích và bài học kinh nghiệm...24

2.2. Việt Nam trước thời kỳ đổi mới...25

2.2.1. Tình hình kinh tế ...25

2.2.2. Tình hình chính trị xã hội ...26

2.3. NEP với tư cách là cơ sở lý luận về con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội...26

2.4. NEP với vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...31

2.4.1. Sự khác biệt về hoản cảnh thực hiện NEP ở Việt Nam và Liên Xô...31

2.4.2. Sự giống nhau trong quá trình vận dụng NEP ở Việt Nam và Liên Xô...32

2.4.3. Quá trình vận dụng NEP tại Việt Nam...34

2.5. Thành tích và những hạn chế của NEP tại Việt Nam...43

2.5.1. Thành tích của việc vận dụng NEP tại Việt Nam...43

2.5.2. Những hạn chế và biện pháp khắc phục trong quá trình vận dụng NEP tại Việt Nam...44

2.5.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ mô hình NEP tại Việt Nam...45

Một phần của tài liệu Đề án kinh tế chính trị- nền kinh tế mới (Trang 44)

w