Sự giống nhau trong quá trình vận dụng NEP ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề án kinh tế chính trị- nền kinh tế mới (Trang 33)

II. Sự vận dụng chính sách kinh tế mới ở Việt Nam

2.4.2. Sự giống nhau trong quá trình vận dụng NEP ở Việt Nam

Phân tích thực trạng nước ta hiện nay và tình hình kinh tế xã hội mà NEP đã giải quyết thành công thì những vấn đề chung gồm có :

Một là :Nền kinh tế nhiều thành phần, đòi hỏi phải sử dụng và cải tạo xã hội chủ nghĩa như thế nào để hướng tới một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa .

Hai là : Nền nông nghiệp còn là sản xuất nhỏ đòi hỏi phải giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với nông dân như thế nào, quan hệ giữa kinh tế công nghiệp với kinh tế nông nghiệp và kinh tế gia đình như thế nào để thiết lập bước đầu cơ sở kinh tế của liên minh công nông .

Ba là - Chuyển từ một nền kinh tế bị tàn phá trong chiến tranh sang nền kinh tế hàng hoá, thì cần tổ chức thương nghiệp – một nhân tố có ý nghĩa quyết định và mở đường, như thế nào trong quá trình giải quyết vấn đề kinh tế xã hội cấp bách.

Bốn là - Về mặt phương pháp lãnh đạo và quản lý gồm hai vấn đề cơ bản : Đó là chuyển từ phương pháp lãnh đạo –quản lý chỉ mệnh lệnh hành chính, bằng chỉ thị từ trên xuống của cơ chế tập trưng quan liêu sang những phương pháp kinh tế là chủ yếu kết hợp với phương pháp hành chính và giáo dục. Ngoài ra, trong khi giải quyết tất cả các vấn đề trên, phương pháp kết hợp những vấn đền nóng bỏng trước mắt với những vấn đề lâu dài một cách có căn cứ lý luận và thực tiễn.

2.4.3- Qúa trình vận dụng NEP tại Việt Nam

Xuất phát từ bối cảnh thực hiện NEP tại Việt Nam chúng ta có thể thấy rằng, việc vận dụng NEP ở nước ta hiện nay trước hết phải nhằm mục tiêu xây dụng thành công chủ nghĩa xã hội. Và để thực hiện mục tiêu đó, chúng ta cần phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vận dụng NEP phải hướng tới mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, mà một trong những nhiệm vụ cụ thể trước mắt là giải quyết một cách đúng đắn và hợp lý mối quan hệ giữa Nhà nước và nông dân trong bối cảnh của nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn còn là sản xuất nhỏ, lạc hậu, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp nhằm củng cố khối liên minh công- nông đã được hình thành từ lâu trong tiến trình phát triển cách mạng nước ta, tạo điều kiện để nâng cao dần, mức sống và chất lượng sống cho quần chúng nhân dân .

Vận dụng NEP đòi hỏi phải sử dụng đúng đắn quy luận giá trị, quan hệ hàng- tiền, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho tự do trao đổi hàng hoá, tự do buôn bán và kinh doanh tư nhân trên cơ sở thiết lập sự điều tiết của nhà nươc ở mức độ hợp lý. Thêm vào đó, về phương pháp lãnh đạo và quản lý kinh tế, chúng ta cần dứt khoát từ bỏ phương pháp lãnh đạo và quản lý theo lối mệnh lệnh,

hành chính. Từ bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp để chuyển sang phương pháp kinh tế là chủ yếu, lấy hiệu quả kinh tế làm chính, trên cơ sở kết hợp giải quyết một cách có căn cứ lý luận và thực tiễn những vấn đề cấp bách với những vấn đề mang tính chiến lược lâu dài.

Khẳng định quan điểm vận dụng một cách sáng tạo và phát triển hơn nữa những tư tưởng cơ bản của V.I.Lê-nin về chính sách kinh tế mới nhằm mục đích sáng tạo ra nhiều hình thức quá độ, những nấc thang trung gian đa dạng, phù hợp với bối cảnh của công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Đảng ta đã tiến hành thảo luận dân chủ, nghiêm túc trên cơ sở khái quát lý luận, tổng hợp kinh nghiệp thực tiễn và đi đến quyết định thực hiện chủ trương “đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã . Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác dần dần trở thành nền tảng. Tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư, làm an lâu dài . Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước vói các thành phần kinh tế khác cả trong và ngoài nước. áp dụng phổ biến các hình thức kinh tế tư nhân tư bản nhà nước”1

1Đảng cộng sản Việt Nam:Văn kiện đại hội đại biểu to n quà ốc giữa nhiệm kì khoá VIII , Nxb. Chính trị

Về việc áp dụng phổ biến các hình thức kinh tế tư vản nhà nước và cho phép tồn tại kinh tế tư bản tư nhân, ở nước ta hiện đang có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này, một số người đã quá nhấn mạnh tính chất đối kháng về chính trị giữa sự phát triển các hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân với việc xây dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa . Những người theo quan niệm này cho rằng sự phát triển các thành phần kinh tế này sẽ dẫn đễ sự ra đời giai cấp tư sản, tầng lớp tư sản mới và do vậy, có nguy cơ dẫn đến sự mất ổn định chính trị đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa. Thậm chí có người cho rằng kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội không thể cùng tồn tại. Rằng việc phát triển kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân , theo họ, sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, đưa đến sự thoái hoá của cán bộ Đảng và Nhà nước, làm tăng thêm sự phân hoá giàu nghèo...Một số người khác khi đề cập đên vấn đề này đã đưa ra những đánh giá quá cao về kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân. Họ chỉ nhận thấy ở đó tính chất kinh tế , vai trò kinh tế không thể thiếu của các thành phần kinh tế này trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở nước ta .Vai trò đó được thể hiện ở tỷ trọng vốn góp đầu tư , tỷ trọng trong GDP... Những người theo quan niệm này cho rằng kinh tế tư bản nhà nước không chỉ là một thành phần kinh tế trong kết cấu kinh tế quá độ, mà còn mang ý nghĩa một chế độ kinh tế thống trị có tác dụng chi phối toàn bộ

nền kinh tế quốc dân. Một số người khác tuy cũng khẳng định tính tất yếu của của việc phát triển kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân, song họ lại cho rằng việc phát triển các thành phần kinh tế này chỉ được coi là tạm thời, là giải pháp tình thế chứ không phải là giải pháp mang ý nghĩa chiến lược lâu dài .

Tất cả những người theo quan điểm trên dù đánh giá thấp hay cao vai trò của kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân cũng đều thừa nhận vai trò quyết định chủ đạo của kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã trong nền kinh tế nhiều thành phần. Song họ không thấy được những mặt yếu kém những hậu quả có thể xảy ra, những đóng góp tích cực của kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân . để làm hiểu rõ vấn đề này ta cần làm sáng tỏ thành phần kinh tế này là thế nào, và tồn tại dưới hình thức nào trong bối cảnh hiện thời ở nước ta .

Kinh tế tư bản nhà nước với tư cách là thành phần kinh tế bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản nước ngoài ...có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ khả năng tổ chức quản lý...của các nhà tư bản vì lợi ích của bản thân họ, cũng như công cuộc xây dựng phát triển kinh tế đất nước. Để kinh tế tư bản nhà nước thực hiện được vai trò quan trọng đó, chúng ta chủ trương áp dụng nhiều hình thức góp vốn giữa nhà nước với các

nhà kinh doanh tư nhân trong các nước nhằm tạo thế, tạo lực cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, tăng sức hợp tác và cạnh tranh với bên ngoài . Cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực quản lý để thu hút có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài . Cụ thể hoá đường lối đó, tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ưng khoá VII, một lần nữa Đảng ta khẳng định, trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư bản nhà nước là thành phần được “khuyến khích phát triển” và đề ra biện pháp cụ thể để khuyến khích sự phát triển của nó trong khuôn khổ pháp luật, với sự điều tiết của nhà nước nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa .

Kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng, nhưng không vì thế mà ta tuyệt đối hoá vai trò của nó, khẳng định vai trò to lớn, ý nghĩa quan trọng của kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế đó vẫn là kinh tế nhà nước, lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo và cùng với nó, phát triển kinh tế hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phầnh kinh tế này dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân .

Vấn đề phát triển kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã trong bối cảnh xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Đảng ta khẳng định :”kinh tế hợp tác xã .. là hiình thức liên kết tự nguyện của những người lao động nhằm kết

hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh của tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất, kinh doanh và đời sống”1

Với quan điểm như vậy về kinh tế hợp tác, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế hợp tác với nhiều hình thức đa dạng , từ thấp đến cao, được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ trên cơ sở góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của các thành viên tham gia.

Xuất phát từ tư tưởng của Lênin về NEP và điều kiện hoàn cảnh của nước ta cho thấy từ một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta chỉ có thể thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng một loạt những biện pháp qúa độ đặc biệt, quá độ gián tiếp chứ không thể tến thẳng lên chủ nghĩa xã hội được. Một khi chúng ta chưa có nền đại công nghiệp cơ khí lớn, chưa có nền sản xuất nông nghiệp qui mô lớn, có trình độ phát triển cao,xét về phương diện kinh tế , thì sự tồn tại của thành phần kinh tế hợp tác là thiết yếu cần thiết. Một khi chúng ta chưa có điều kiện để chuyển trực tiếp “từ nền tiểu sản xuất nên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, thì ở một chừng mực nào đó , chủ nghĩa tư bản nhà nước , chủ nghĩa tư bản “hợp tác xã” là không thể tránh khỏi nó là “sản vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi” và sự tồn tại của nó với tư cách là “mắt xích trung gian” giữa nền tiểu sản xuất và nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa là hoàn 1 V.I.Lênin:To n tà ập.Nxb Tiến Bộ ,Mátxcơva tr 95

toàn cần thiết và có lợi, nhất là khi hướng nó theo quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội, làm cho nó trở thành một phương thức hữu hiệu để phát triển lực lượng sản xuất .

Thực tiễn của hơn 10 năm đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư đã thông qua nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới m phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế , cần kiệm để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế – xã hội đến năm 2000 . Trong nghị quyết đó, khi khẳng định chủ trương “phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác” trong mối quan hệ và sự tác động qua lại của nó với các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Đảng ta chỉ rõ: “phát triển và quản lý các loại hình doanh nghiệp thuộc kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân”1

Để phát triển các hình thức hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế diễn ra một cách thuận lợi, có hiệu quả, chúng ta chủ trương thực hiện Luật hợp tác xã trong các lĩnh vực, các khu vực sản xuất; vận động và giúp đỡ các tiểu thương, tiểu chủ tự nguyện xây dựng cơ sở kinh tế hợp tác xã đa dạng, từ thấp đến cao ; thành lập tổ chức nghề nghiệp ,nghiệp doàn trong ngành nghề thích 1Đảng cộng sản Việt Nam:Văn kiện hội nghị lần thứ tư ban chấp h nh trung à ương khoá VIII , Nxb. Chính trị quốc gia H Nà ội,1998 tr 72

hợp . Phát triển nhiều hình thức hợp tác, liên minh giữa kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác trên nguyên tắc tự nguyện, bình đảng và bảo đảm lợi ích hợp pháp của mỗi chủ thể kinh tế.

Thành công bước đầu của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, của đường lối xây dựng và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trên cơ sở vận dụng sáng tạo, những tư tưởng của Lêninvề NEP cho thấy, việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, phát triển chế độ hợp tác xã tất yếu phải sử dụng có hiệu quả quy luận giá trị và quan hệ hang- tiền . Trong tiến trình tiếp tục công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, song đây cũng là vấn đề gây không ít khó khăn.

Chúng ta không những phải từ bở quan điêm phủ định sạch trơn sản xuất hàng hoá, chỉ thấy những tiêu cực vốn có của quan hệ hàng- tiền dưới chế độ sở hữu tư nhân, mà còn phải chống lại cả quan điểm tuyệt đối hoá vai trò của quan hệ hàng – tiền, cũng như quan điểm về sự tồn tại trên danh nghĩa quan hệ hàng – tiền trong chủ nghĩa xã hội được hình thành khi chúng ta tuyên bố thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực tiễn của những năm tiến hành công cuộc đổi mới ở nước ta vừa qua cho thấy hiệu quả của việc sử dụng quy luật giá

trị, quan hệ hàng- tiền trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế, đồng thời cho thấy việc sử dụng chúng là đặc trưng không thể thiếu của cơ chế quản lý mới mà chúng ta đang ra sức xây dựng. Bởi vậy, vấn đề đặt ra với chúng ta hiện nay là nhận thức đúng và vận dụng có hiệu quả hơn quy luật giá trị và quan hệ hàng- tiền trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, mà theo tư tưởng của Lê nin khi thực hiện NEP, là tiến hành việc nhà nước điều tiết những mối quan hệ đó sao cho không phải thủ tiêu chúng, mà là phát triển chúng theo hướng mang lại hiệu quả kinh tế cao .

Cuối cùng, vấn đề vận dụng NEP ở nước ta hiện nay cũng cần phải thấy rằng, những tư tưởng của Lênin về việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước vững

Một phần của tài liệu Đề án kinh tế chính trị- nền kinh tế mới (Trang 33)