CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật đại vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật của một số nước trên thế giới (Trang 86 - 100)

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Sự hình thành và phát triển của ngân hàng nước ngoài là tất yếu trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Ở Việt Nam, sự xâm nhập của ngân hàng nước ngoài ngày càng phát triển, gia tăng (tham chiếu Phụ lục 1 và Phụ lục 2), theo đó, các ngân hàng nước ngoài có đóng góp nhất định đối với thị trường tài chính, ngân hàng, cụ thể:

Thứ nhất, đóng góp cho sự phát triển của đầu tư và thương mại quốc tế: Các

ngân hàng nước ngoài có lợi thế cạch tranh hơn các ngân hàng nội địa. Chính các ngân hàng này đã tiên phong trong việc đổi mới doanh nghiệp, đồng thời có nhiều kinh nghiệm và phong phú về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại quốc tế và cơ sở hạ tầng hệ thống thanh toán, quản lý tiền mặt và tài sản. Sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài đã làm phong phú thêm các sản phẩm trên thị trường ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ của các ngân hàng, do đó đã đóng góp vào việc xúc tiến thương mại và đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động đầu tư, các ngân hàng nước ngoài đã mang lại nguồn vốn cho sự phát triển của kinh tế.

Thứ hai, góp phần đổi mới doanh nghiệp và sản phẩm: Với việc mở cửa lĩnh

vực ngân hàng đã nhập khẩu những công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến, cũng như là các sản phẩm và dịch vụ hoàn thiện được thị trường kiểm chứng, giúp các ngân hàng nội địa nâng cao năng lực tài chính.

Thứ ba, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng trong nước. Sự xuất

hiện của các ngân hàng nước ngân hàng thì tất nhiên cạnh tranh khắc nghiệt hơn sẽ xảy ra đối với ngành ngân hàng. Nhưng điều này sẽ mang lại kết quả là mỗi ngân hàng phải hoạt động tốt hơn và như vậy khách hàng cũng như nền kinh tế sẽ được hưởng lợi. Xu hướng có thể thấy được là những ngân hàng nước ngoài làm ăn có lãi ở Việt

Nam sẽ tìm kiềm cơ hội mua cổ phần của các ngân hàng mạnh của Việt Nam. Việc mua bán cổ phần có lợi cho cả hai bên, các ngân hàng nước ngoài có thể đưa sản phẩm mới vào Việt Nam thông qua mạng lưới hiện tại ở Việt Nam và ngân hàng Việt Nam cũng có nhiều vốn để mở rộng quy mô…

Bên cạnh những lợi ích từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại thì nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng ngân hàng nói riêng cũng đồng thời phải đối mặt với các sức ép lớn mà sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tạo ra. Sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài sẽ làm khối lượng giao dịch tăng lên cung với sự gia tăng thương mại và đầu tư, năng lực quản lý cũng đồng thời phải tăng lên để theo kịp yêu cầu. Nếu năng lực quản lý và lập pháp không theo kịp và không lường trước được sự phát triển nhanh chóng của các giao dịch tài chính, khả năng có thể xảy ra là hoặc ngành mất kiểm soát và dẫn tới khủng hoảng, hoặc quốc gia tái áp dụng các hạn chế để duy trì kiểm soát. Cả hai trường hợp này đều có hại cho sự phát triển và ổn định của nền kinh tế.

Như vậy, sự hoạt động và phát triển của ngân hàng nước ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển hệ thống ngân hàng quốc gia, từ đó thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển. Do đó, việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động của các ngân hàng nước ngoài nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Định hướng về pháp luật ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

- Xây dựng các quy phạm pháp luật về địa vị pháp lý của các ngân hàng nước ngoài trên cơ sở các chuẩn mực, thông lệ và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định, hiệp ước quốc tế song phương, đa phương với các quốc gia trên thế giới liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Hai trong số các cam kết lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam trong lĩnh vực này là Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và cam kết gia nhập WTO. Trong các văn bản pháp luật của nước ta khi ban hành đều có điều khoản quy định về việc áp dụng các điều ước quốc

tế. Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định: “Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy

định của Luật này, thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó”. Vì vậy, để tránh sự

mâu thuẫn, xung đột và tạo sự thống nhất giữa văn bản pháp luật trong nước và quốc tế khi cùng điều chỉnh về hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, nhất là khi nước ta đã ký kết những Điều ước quốc tế quan trọng và tham gia vào tổ chức quốc tế lớn, các văn bản pháp luật trong nước khi ban hành cần phải phù hợp với các điều ước, cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

- Việc xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật về địa vị pháp lý của ngân

hàng nước ngoài phải phù hợp và thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan.

Hiện nay, các ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành ngân hàng mà còn chịu sự điều chỉnh của rất nhiều luật chuyên ngành khác có liên quan khác.

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng thông qua hình thức đầu tư trực tiếp (thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, góp vốn thành lập ngân hàng liên doanh, mở chi nhánh tại Việt Nam) hoặc hình thức đầu tư gián tiếp (góp vốn, mua cổ phần nhưng không tham gia vào hoạt động quản lý kinh doanh của ngân hàng). Do đó, địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài chịu sự hoạt động của Luật đầu tư. Khi được cấp phép hoạt động, ngân hàng có vốn nước ngoài bản chất là một doanh nghiệp, như vậy nó phải chịu điều chỉnh của luật doanh nghiệp. Đồng thời quyền và nghĩa vụ của ngân hàng nước ngoài cũng chịu sự điều chỉnh của quy định pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền, phá sản…

Vì vậy, các quy định về ngân hàng nước ngoài cần phải thống nhất và phù hợp với các văn bản pháp luật điều chỉnh có liên quan nhằm đảm bảo xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ. Hiện tượng các văn bản chồng chéo, mâu thuẫn vẫn còn xảy ra rất nhiều trong hệ thống pháp luật nước ta. Theo đó, việc hoàn thiện pháp luật về ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần tham khảo pháp luật khác ngoài luật ngân hàng như Luật dân sự, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật phá sản, Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật chứng khoán…

- Yêu cầu đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống tổ chức tín dụng trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế

Một hệ thống ngân hàng hiệu quả cần có mức độ cạnh tranh cao. Do vậy, sở hữu nhà nước chi phối trong các ngân hàng cần được nắm giữ ở mức phù hợp sao cho không ảnh hưởng tới mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, nếu các ngân hàng có sở hữu nhà nước chi phối thì các ngân hàng này cần phải có khả năng hoạt động như một pháp nhân độc lập.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế Việt Nam đã từng bước mở cửa dịch vụ ngân hàng, nhằm hướng đến xây dựng hệ thống ngân hàng cạnh tranh bình đẳng trên bình diện quốc tế theo khuôn khổ pháp lý phù hợp và thống nhất. Hơn bao giờ hết sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam càng gia tăng khi Chính phủ Việt Nam tháo dỡ rào cản đối với các ngân hàng thương mại nước ngoài và tiến đến xóa bỏ những bảo hộ của Nhà nước đối với ngân hàng trong nước. Vì vậy đánh giá chính xác năng lực và vị thế cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam và xây dựng quy định pháp luật về cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng trong điều kiện hiện nay là yêu cầu cần thiết.

- Các quy định cần xóa bỏ sự phân biệt, đối xử giữa các loại hình ngân hàng để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh

Các loại hình ngân hàng khi hoạt động ở nước ta đều có vị trí bình đẳng như nhau. Theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và cam kết gia nhập WTO, các ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài khi vào Việt Nam được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia. Một khi Việt Nam đã chấp nhận các điều ước song phương, đa phương, có nghĩa là chấp nhận sân chơi bình đẳng mà ở đó ngân hàng Việt Nam cũng có vị trí ngang bằng như các ngân hàng ngoại. Vì vậy, quy định pháp luật cũng phải tạo được sự bình đẳng giữa các ngân hàng, điều đó sẽ tạo động lực cho sự phát triển của các loại hình ngân hàng tại Việt Nam.

- Yêu cầu thực hiện thông lệ và chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát

Trong điều kiện Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tín dụng nhanh là một tín hiệu khả quan, nhưng đồng thời cũng là nguy cơ khi năng lực quản trị điều hành, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng còn yếu kém. Việc mở cửa và tự do hóa thị trường tài chính trong nước gắn liền với những thách thức to lớn, sẽ khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường tài chính nội địa trở nên gay gắt hơn. Đồng thời, các ngân hàng sẽ ngày càng hội nhập sâu hơn với thị trường tài chính toàn cầu, và do đó, sẽ phải chịu sự ảnh hướng từ các biến động quốc tế.

Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam không ngừng phát triển cả về số lượng, quy mô hoạt động phong phú và phức tạp về nghiệp vụ. Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của nghiều loại hình ngân hàng ở Việt Nam, cùng với sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài đã làm cho mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng một môi trường pháp lý ngân hàng trong nước hấp dẫn với các cơ chế chính sách nhất quán, có quy định quyền sở hữu rõ ràng, công tác thanh tra giám sát an toàn với mức độ độc lập cao, chế độ báo cáo và kiểm toán minh bạch, tạo lập một sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng (trong nước và nước ngoài) phát triển.

Hội nhập quốc tế với nguyên tắc chung là tiến tới đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc và thực hiện các chính sách khuyến khích cạnh tranh. Cho phép các ngân hàng con và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia với lộ trình phù hợp, đồng thời cho phép thực hiện sáp nhập và mua lại các ngân hàng trong nước. Khuyến khích sử dụng các yêu cầu về vốn tối thiểu căn cứ theo mức dộ rủi ro là bằng với các yêu cầu về vốn quy định trong thoả thuận Basel I. Tăng cường năng lực thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa, phối hợp giữa các cơ quan thanh tra.

Hiện tại, 25 nguyên tắc cơ bản về thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả, các nguyên tắc về giám sát và an toàn hoạt động ngân hàng (Basel I và Basel II) của Ủy

ban Basel về giám sát ngân hàng (Committee on Banking supervision – BCBS) đang là

chuẩn mực tốt nhất cho các cơ quan giam sát ngân hàng áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Để có thể quản lý, giám sát được hoạt động của các ngân hàng nước ngoài, nâng

cao trình độ và mức độ an toàn hoạt động ngân hàng, Việt Nam phải áp dụng các chuẩn mức quốc tế về thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Việc định hướng và hoàn thiện quy định pháp luật về hệ thống ngân hàng

nói chung và ngân hàng nước ngoài nói riêng cần tham khảo và rút kinh của các quốc gia đi trước.

Nghiên cứu quá trình cải cách hệ thống ngân hàng, mở cửa thị trường ngân hàng nói chung và quy định về ngân hàng nước ngoài nói riêng từ những nước đi trước có thể giúp cho Việt Nam tránh khỏi những sai lầm và định hướng đúng đắn chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế phát triển.

Đồng thời bài học kinh nghiệm của các quốc gia phát triển sẽ giúp ích trong việc cải cách khuôn khổ pháp lý phù hợp với thông lệ, sân chơi chung của cộng đồng quốc tế và xây dựng một hệ thống quy phạm pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh đảm bảo hành lang pháp lý cho thị trường ngân hàng phát triển bền mạnh.

3.3. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu quy định pháp luật Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam và các cam kết quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng mà Việt Nam đã tham gia ký kết, với việc nhận thức một số bất cập trong quy định pháp luật về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài, tác giả đưa ra một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện pháp luật về ngân hàng nước ngoài như sau:

3.3.1. Về cấp phép thành lập và hoạt động

Thứ nhất, cần có những quy định rõ ràng hơn và không mang tính định tính như

một số các quy định đang tồn tại trong quy định pháp luật về ngân hàng nước ngoài, ví dụ: theo quy định của Nghị định số 22/2006/NĐ-CP để được cấp phép thành lập và hoạt động thì ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng nước ngoài không được vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng, tuy nhiên Luật lại không quy định thế nào là nghiêm trong, đây là quy định mang tính định tính và rất khó xác định. Hoặc để đi vào hoạt động thì ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải có trụ sở phù hợp với yêu cầu

hoạt động ngân hàng, nhưng lại không quy đĩnh rõ thế nào là trụ sở phù hợp. Vì vậy, khi xét duyệt hồ sơ xem xét điều kiện này phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của cơ quan xét duyệt.

Thứ hai, để đi vào hoạt động, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân

hàng nước ngoài, ngoài sự cấp phép của Ngân hàng nhà nước thì còn phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc đạt được sự chấp thuận của cả hai cơ quan khi đi vào hoạt động sẽ gây ra những khó khăn, vướng mắc nhất định đối với các ngân hàng này vì thủ tục hành chính ở Việt Nam phức tạp, nhiều thủ tục. Do đó, nên để hoạt động cấp phép hoạt động chỉ cần giao cho một cơ quan quản lý trong lĩnh vực ngân hàng là Ngân hàng nhà nước để đơn giản hóa thủ tục.

Thứ ba, bổ sung yêu cầu về hệ thống phòng, chống rửa tiền phù hợp đối với

ngân hàng nước ngoài khi thực hiện xin cấp phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Như đã phân tích ở trên, ở Mỹ, Trung Quốc và một số các quốc gia phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật đại vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật của một số nước trên thế giới (Trang 86 - 100)