CHƯƠNG 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật đại vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật của một số nước trên thế giới (Trang 30 - 86)

NGOÀI THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1. Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật của Trung Quốc

Năm 2010, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Hiện nay, Trung Quốc đứng thứ 5 thế giới về đầu tư ra nước ngoài. Đến 2020, Trung Quốc có nhiều khả năng trở thành nhà đầu tư dẫn đầu thế giới. Trung Quốc là một nước lớn trên thế giới và là một nước có ảnh hưởng quan trong ở châu Á. Giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều điểm tương đồng như: cùng là những nước chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp cũ sang cơ chế thị trường, cùng là những nước kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, và có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, xã hội.

Vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu quy định về pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Trung Quốc thđể đúc rút kinh nghiệm cho Việt Nam tham vấn.

2.1.1. Khái quát quá trình cải cách hệ ngân hàng tại Trung Quốc

Các ngân hàng nước ngoài đã có lịch sử hiện diện tại Trung Quốc từ hàng trăm năm trước. Sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, bốn ngân hàng nước ngoài vẫn tiếp tục duy trì văn phòng đại diện tại thành phố Thượng Hải là: HSBC, Ngân hàng Đông Á, Tập đoàn Ngân hàng Hoa Kiều và Ngân hàng Standard Chattered.

Trung Quốc là trường hợp điển hình thực hiện hội nhập quốc tế khu vực ngân hàng thông qua các cam kết trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Tiến trình hội nhập quốc tế của Trung Quốc được tiến hành từng bước và được hỗ trợ bằng các chương trình cải cách nhằm củng cố khu vực ngân hàng và các khu vực tài chính khác, đồng thời với quá trình cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Phương pháp hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc bao gồm tự do hoá các hạn chế đối với sự tham gia và hoạt động của các ngân hàng nước ngoài thông qua việc cho phép thành lập “ mới” các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và cho phép mua các cổ

phần thiểu số mang tính chất đối tác chiến lược trong các ngân hàng thương mại quốc doanh trung bình hoặc lớn hơn nhưng không được quyền chi phối. Các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn sẽ thu hút các luồng vốn quốc tế thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu trên các thị trường quốc tế và có thể bán cho các đối tác chiến lược. Quá trình cải cách này được tiến hành đồng thời với các biện pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát (thiết lập một cơ quan thanh tra ngân hàng độc lập) nhằm phát triển các thị trường vốn, cải thiện các công cụ và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.

Trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua một loạt các chính sách và sửa đổi các luật, quy định có liên quan. Năm 1994 Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một văn bản pháp lý toàn diện điều chỉnh các hoạt động của các ngân hàng có vốn đầu tư nước

ngoài trên toàn lãnh thổ Trung Quốc với tên gọi là: Quy chế của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quản lý các định chế tài chính có vốn nước ngoài. Quy chế này được phát triển từ quy định được ban hành từ 1985 mang tên Quy chế của nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa về quản lý các ngân hàng có vốn nước ngoài và ngân hàng liên doanh hoạt động tại các đặc khu kinh tế. Quy định mới đã cung cấp các hướng

dẫn pháp lý đối với việc gia nhập thị trường và hoạt động thanh tra các ngân hàng có vốn nước ngoài.

Với việc Trung Quốc chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/12/2001, ngành Ngân hàng của Trung Quốc đã chứng kiến những thay đổi sâu sắc trong giai đoạn này. Trong thời gian 5 năm ân hạn theo quy định trong thoả thuận gia nhập, Chính phủ Trung Quốc đã tôn trọng các cam kết và mở cửa thêm các lĩnh vực kinh doanh cho các ngân hàng có vốn nước ngoài tham gia. Những nỗ lực mở cửa và điều chỉnh hợp lý, nhanh chóng về mặt chính sách đã tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài mở rộng hoạt động.

Tôn trọng các cam kết WTO: Những hạn chế về đối tượng khách hàng đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng có vốn nước ngoài đã được dỡ bỏ ngay sau khi gia nhập WTO. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh bằng đồng nhân dân tệ của các ngân hàng nước ngoài cũng đã được mở rộng từ bốn thành phố lớn là Thượng Hải, Thâm Quyến, Thiên Tân và Đại Liên ra toàn quốc, đối tượng khách hàng cũng được mở rộng từ các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài sang các doanh nghiệp và

người dân Trung Quốc. Cũng trong thời gian này, các hạn chế khác đối với các ngân hàng có vốn nước ngoài từng bước được nới lỏng, như hạn chế về tài sản nợ bằng đồng nhân dân tệ được dỡ bỏ; giới hạn về tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ từ nguồn trong nước đối với các ngân hàng có vốn nước ngoài đã được bãi bỏ tuân theo nguyên tắc đối xử quốc gia được thoả thuận trong cam kết gia nhập WTO.

Thực hiện các cam kết gia nhập WTO và dựa trên sự phân tích những điều kiện thực tiễn của Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã sửa đổi, ban hành nhiều luật và quy định mới. Những văn bản pháp luật quan trọng gồm: Luật Quản lý và Giám sát Ngân hàng của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Quy định của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về Quản lý các định chế tài chính có vốn nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành. Những quy định tại các văn bản này đã cung cấp cơ sở vững chắc để tiếp tục tiến trình mở cửa khu vực ngân hàng Trung Quốc. Tháng 12/2003, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Quy chế mua cổ phần tại các định chế tài chính Trung Quốc của các định chế tài chính nước ngoài. Trong đó, quy định các tiêu chuẩn về quy mô tài sản, mức vốn và khả năng sinh lời cũng như giới hạn tối đa được mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, Điều Luật này đã thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa các ngân hàng Trung Quốc và các ngân hàng nước ngoài.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng mở rộng sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài, tăng cường công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro. Uỷ ban Giám sát Ngân hàng đã tăng cường năng lực giám sát và phân tích từ xa, cải thiện việc lập kế hoạch và thanh tra tại chỗ. Nhờ đó, chất lượng thanh tra đã được tăng cường đáng kể, góp phần lành mạnh các ngân hàng nước ngoài tại Trung Quốc [47].

2.1.2. Một số quy định về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài ở Trung

Quốc

Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật ngân hàng có vốn nước ngoài của Trung Quốc thì ngân hàng nước ngoài là ngân hàng thương mại đã được đăng ký thành lập bên ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc và được sự chấp thuận hoặc cấp phép của cơ quan giám sát tài chính của đất nước mình hoặc khu vực. Ngân hàng có vốn nước ngoài là bất kỳ tổ chức nào dưới đây được chấp thuận để thành lập

trong lãnh thổ nước Công hòa dân chủ nhân dân Trung Quốc, phù hợp với quy định của pháp luật của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc:

(1) Ngân hàng có toàn bộ vốn nước ngoài hoặc có sự liên doanh với bất kỳ một tổ chức tài chính nước ngoài khác;

(2) Ngân hàng liên doanh Trung Quốc – nước ngoài, với vốn có sự liên doanh giữa một tổ chức tài chính trong nước với một công ty Trung Quốc;

(3) Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài;

(4) Văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài.

Các tổ chức được liệt kê từ (1) đến mục (3) được gọi chung là ngân hàng có vốn nước ngoài.

Như vậy, theo quy định của pháp luật Trung Quốc, các ngân hàng nước ngoài có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình tại Trung Quốc thông qua việc thành lập ngân hàng 100%vốn nước ngoài (tự mình bỏ 100% vốn hoặc liên doanh với tổ chức tài chính nước ngoài khác), ngân hàng liên doanh với tổ chức Trung Quốc, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, một ngân hàng có vốn nước ngoài phải tuân thủ các quy định của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, và sẽ không làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, xã hội và công cộng của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Quyền và lợi ích hợp pháp ngân hàng có vốn nước ngoài được bảo vệ bởi pháp luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc [57].

Văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài không tham gia hoạt động kinh doanh ngân hàng, nhưng có thể tham gia vào những hoạt động khác không phải là hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không giới hạn bởi việc thực hiện dịch vụ liên lạc, nghiên cứu thị trường và tư vấn. Trách nhiệm dân sự của văn phòng đại diện sẽ do ngân hàng nước ngoài bảo đảm (theo Điều 33 Luât ngân hàng có vốn nước ngoài của Trung Quốc).

- Về điều kiện và thủ tục xin cấp phép thành lập ngân hàng có vốn nước ngoài

Việc thành lập một ngân hàng có vốn nước ngoài và chi nhánh của nó phải chịu sự kiểm tra, chấp thuận của cơ quan quản lý ngân hàng .Cơ quan quản lý của Hội đồng

Nhà nước và các văn phòng ở địa phương của nó (sau đây gọi chung là cơ quan điều hành ngân hàng) có trách nhiệm thực hiện giám sát sự hoạt động của các ngân hàng có vốn nước ngoài.

Để thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Trung Quôc thì cổ đông của ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài nộp đơn thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện phải đáp ứng các yêu cầu chung được quy định tại Điều 9 của luật về ngân hàng có vốn nước ngoài tại Trung Quốc là:

(1) Có khả năng kiếm lợi nhuận liên tục, danh tiếng tốt và không vi phạm pháp luật và các quy định;

(2) Có kinh nghiệm trong hoạt động tài chính quốc tế; (3) Có hệ thống phòng, chống rửa tiền hiệu quả;

(4) Chịu sự giám sát hiệu quả bởi cơ quan có thẩm quyền tài chính của quốc gia hoặc vùng nơi có quốc tịch và chịu sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền tài chính đó, và

(5) Các yêu cầu thận trọng được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền về ngân hàng của Hội đồng Nhà nước.

Để thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, cổ đông sáng lập, cổ đông quản lý của ngân hàng sẽ phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 10 của luật về ngân hàng có vốn nước ngoài tại Trung Quốc:

(1) Là một ngân hàng thương mại;

(2) Có một văn phòng đại diện đã duy trì hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc ít nhât là 02 năm;

(3) Có tổng tài sản không ít hơn 10 tỷ USD và cuối năm nộp đơn và;

(4) Có tỷ lệ tương ưng vốn phù hợp với yêu cầu được quy định bở cơ quan giám sát tài chính của nước hoặc vùng lãnh thổ mà nó mang quốc tịch và cơ quan có thẩm quyền về ngân hàng của Hội đồng Nhà nước.

Đối với các ngân hàng liên doanh thành lập ở Trung Quốc, ngoài các điều kiện quy định tại Điều 9 trên đây thì các cổ đông sáng lập, cổ đông quản lý cũng phải đáp ứng các điều kiện như đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chỉ khác, có văn phòng đại diện đang duy trì hoạt động ở Trung Quốc mà không giới hạn tối thiểu là bao nhiêu năm.

Đối với việc thành lập chi nhánh, ngoài các quy định tại Điều 9, ngân hàng nước ngoài ở Trung Quốc phải đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Có tổng tài sản không ít hơn 20 tỷ USD vào cuối năm nộp đơn;

(2) Có tỷ lệ vốn tương ứng đáp ứng các yêu cầu của cơ quan giám sát tài chính của nước hoặc vùng lãnh thổ nơi nó mang quốc tịch hoặc cơ quan có thẩm quyền ngân hàng của Hội đồng Nhà nước;

(3) Có một văn phòng đại diện đang tồn tại trong lãnh thổ Trung Quốc ít nhất 2 năm nơi mà ngân hàng nước ngoài thành lập chi nhánh đầu tiên của nó [58].

Ở Trung Quốc, để thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài yêu cầu phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền về ngân hàng những tài liệu sau:

(a) Đơn xin thành lập gồm tên, địa điểm, vốn đăng ký hoặc vốn hoạt động, phạm vi kinh doanh;

(b) Bản giải trình về tính khả thi; (c) Bản dự thảo điều lệ;

(d) Hợp đồng kinh doanh được ký bở các cổ đông của ngân hàng 100% vốn nước ngoài;

(e) Các điều khoản liên kết của cổ đông;

(f) Sơ đổ tổ chức, danh sách của các cổ đông chính;

(g) Báo cáo tài chính và thông báo hoạt động hàng năm cho ba năm gần nhất của các cổ đông của ngân hàng 100% vốn nước ngoài;

(h) Hệ thống chống rửa tiền được thông qua bở cổ đông của ngân hàng 100% vốn nước ngoài;

(i) Bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép dịch vụ tài chính và các ý kiến về việc thành lập ngân hàng 100 vốn nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền tài chính nơi cổ đông ngân hàng có quốc tịch;

(j) Những tài liệu khác.

Cơ quan có thẩm quyền ngân hàng ở địa phương – nơi ngân hàng 100% vốn nước ngoài dự định thành lập sẽ nộp tài liệu đơn cùng quan điểm xem xét cơ quan này lên cơ quan có thẩm quyền ngân hàng của Hội đồng Nhà nước.

Tiếp đó cơ quan có thâm quyền về ngân hàng của Hội đồng Nhà nước, trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thành lập ngân hàng, quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận và thông báo cho người nộp đơn bằng văn bản. Trong trường hợp không chấp thuận thì phải giải thích rõ lý do. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan này có thể kéo dài thời gian thẩm định đơn và thông báo cho người nộp đơn về việc này bằng văn bản. Tuy nhiên, thời hạn kéo dài không quá 3 tháng.

Kể từ ngày đạt được sự chấp thuận trên, ngân hàng xin cấp phép phải hoàn tất thành lập trong thời hạn nêu trên, nếu ngân hàng không hoàn tất thành lập trong thời hạn nói trên thì phải nêu rõ lý do và được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền ngân hàng mà nó thiết lập để mở rộng thêm một khoảng thời gian là 3 tháng. Nếu trong thời hạn trên mà ngân hàng không thành lập thì quyết định chấp thuận thành lập của cơ quan có thẩm quyền ngân hàng của Hội đồng nhà nước sẽ hết hiệu lực.

Sau khi hoàn tất việc thành lập hoạt động, ngân hàng sẽ nộp những tài liệu sau đây về cơ quan có thẩm quyền ngân hàng tại nơi ngân hàng được thành lập:

(a) Danh sách tên, sơ yếu lý lịch của Ban lãnh đạo ngân hàng; (b) Giấy ủy quyền của những người trên;

(c) Văn bản thẩm tra vốn được ban hành bở cơ quan có thẩm quyền thẩm tra vốn có thẩm quyền;

(d) Các tài liệu về dự phòng an ninh và các điều kiện thuân lợi liên quan đến kinh doanh khác;

(e) Các tài liệu khác được yêu cầu bởi có quan có thẩm quyền ngân hàng của Hội đồng Nhà nước.

Riêng đối với việc thành lập chi nhánh của ngân hàng nước ngoài, thì phải có thêm giấy tờ bảo lãnh của ngân hàng nước ngoài thiết lập chi nhánh về việc nó sẽ có trách nhiệm đối với khoản thuế, khoản nợ của chi nhánh xin thành lập [58].

- Về hoạt động của ngân hàng có vốn nước ngoài

Điều 29 và Điều 30 của Luật ngân hàng có vốn nước ngoài của Trung Quốc quy định:

 Hoạt động của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Trung Quốc, ngân hàng liên doanh thực hiện hoạt động theo phạm vi kinh doanh được chấp thuận bởi cơ

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật đại vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật của một số nước trên thế giới (Trang 30 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)