Phân hệ tả i

Một phần của tài liệu Tính toán đường truyền trong các hệ thống thông tin vệ tinh ở việt nam (Trang 26 - 34)

2.1.1.1. Tổng quan phân hệ tải

Đây là bộ phận quan trọng nhất trực tiếp cung cấp dịch vụ cho hệ thống thông tin vệ tinh Vinasat -1. Phần tải của vệ tinh được thiết kế để hoạt động ở hai băng tần là băng Ku và băng C mở rộng. Phân hệ tải ở băng Ku có vùng phủ sóng ở

cả hướng thu và phát là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Myanma. Phân hệ tải băng C được thiết kế có vùng phủ sóng cả hướng thu và phát là Việt Nam, Lào, Campuchia, Đông Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc.

Phân hệ tải của VINASAT-1 cung cấp 12 kênh băng Ku có độ rộng mỗi kênh là 36MHz và 12 kênh băng C trong đó có 10 kênh có độ rộng là 36MHz và 2 kênh có độ rộng là 72MHz. Tải tin băng Ku sử dụng 12 trong số 16 bộ khuếch đại đèn sóng chạy tuyến tính hóa có công suất là 108 W LTWTA và tải tin băng C sử dụng

26

8 trong số 11 bộ LTWTA công suất 68W để thực hiện 3 kênh thứ cấp. Nhưng tại thời điểm chúng ta chỉ có thể sử dụng tối đa là 11 kênh của băng C.

Thiết bị trên băng Ku làm việc ở tần số hướng lên là (13.75 ÷ 14.0) GHz và (14.25 ÷ 14.5) GHz và tần số hướng xuống là (10.95 ÷ 11.2) GHz và (11.45 ÷ 11.7) GHz. Thiết bị trên băng C làm việc tại tần số hướng lên là (6.425 ÷ 6.725)GHz và tần số hướng xuống là (3.400 ÷3.700) GHz. Các phân bố tần sốđược biễu diễn dưới dạng bảng như trong bảng 1.1 và bảng 1.2.

27

Bảng 1. 2: Phân bố tần số băng C 2.1.1.2. Cấu tạo và hoạt động của phân hệ tải

- Cấu tạo: Phân hệ có hai mặt phản xạ mô hình lưới kép được bố trí tại phía

đông và phía tây của Vệ Tinh (hình 2.2)

28

- Băng Ku:

Tải băng Ku sử dụng bề mặt phía sau của 2 khối gương phản xạ dạng lưới kép ở

mặt Tây và mặt Đông. Phần sau của mặt Đông nhận tín hiệu đường lên với phân cực thẳng (phân cực V) và phần sau của anten mặt Tây phát tín hiệu đường xuống với phân cực ngang (phân cực H).

Hình 2. 3:Sơđồ khi chc năng phân h con ti tin băng Ku

- Băng C:

Các anten của băng C nằm ở mặt trước của hệ thống gương phản xạ lưới kép

ở cả mặt Tây và mặt Đông. Mặt trước phía Đông nhận và phát ở phân cực H còn mặt trước phía Tây để nhận và phát ở phân cực V. Băng C dùng diplexer để phân chia từng phân cực thành Tx và Rx (Tx với hướng lên và Rx với hướng phát).

29

Hình 2. 4 : Sơđồ khi chc năng phân h con ti tin băng C

Hoạt động của băng tần a. Hoạt động của băng Ku:

Tải tin băng Ku sử dụng bề mặt phía sau của hai khối gương phản xạ dạng lưới kép, phủ sóng Việt Nam, Lào, Campuchia, và một phần Myanma. Hướng phát là toàn bộ khoảng tần số từ (10,95 ÷ 11,7) GHz và hướng thu là toàn bộ khoảng tần số từ (13,75 ÷ 14,5) GHz.

Đặc tính của các anten thu và phát được xác định bởi: Công suất bức xạđẳng hướng tương đương (EIRP) và hệ số phẩm chất của trạm thu (G/T) thu được tại các city (các điểm phủ sóng cụ thể) bên trong các đa giác phủ sóng xác định (polygon) trên toàn vùng phủ sóng. Vùng phủ sóng băng Ku được hiển thị trên hình 2.5 và hình 2.6.

30

31

Hình 2. 6 : Vùng bao ph các thành ph trên băng Ku

b.Hoạt động của băng C:

Tải tin băng C sử dụng bề mặt phía trên của hai khối gương phản xạ dạng lưới kép, vùng phủ sóng bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Đông Nam Á, Ấn

Độ, Nhật bản và Úc. Hướng phát là toàn bộ khoảng tần số từ (3.400 ÷ 3.700) GHz, hướng thu là toàn bộ khoảng tần số từ (6.425 ÷ 6.725) GHz.

Đặc tính của anten thu và phát được xác định bởi: Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) và hệ số phẩm chất của trạm thu (G/T) thu được tại các thành phố (các điểm phủ sóng cụ thể) bên trong các polygon trên toàn vùng phủ

32

33

Hình 2. 8 : Vùng ph sóng các thành ph ca băng C

Một phần của tài liệu Tính toán đường truyền trong các hệ thống thông tin vệ tinh ở việt nam (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)