* Với đặc thù là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, công ty xây dựng Lũng Lô tổ chức bộ máy kế toán vừa phù hợp với chế độ kế toán Việt nam hiện hành, vừa thích ứng với thực tiễn nghành xây dựng. Bộ máy kế toán tại công ty gồm hai cấp: Phòng ké toán tại công ty và phòng kế toán tại các xí nghiệp thành viên. Trong đó công ty hạch toán tập trung, xí nghiệp thành viên hạch toán phân tán phụ thuộc. Các xí nghiệp hạch toán đầy đủ Doanh thu, Chi phí, kết quả sản xuất kinh doanh, định kỳ và cuối năm lập báo cáo tài chính gửi về công ty. Kế rtáon công ty tổng hợp thành Báo cáo kế toán của công ty gửi về Binh Chủng Công Binh và Cục Tài Chính- Bộ Quốc Phòng.
Đào lòng đường (nếu cao) hoặc đắp lòng Dầm kỹ nền đường Rải đá móng đường Lu lèn chặt Hoàn thiện mặt đường Sửa lề hai bên
đường
Rải nhựa hoặc bê tông Nhận mặt bằng Thi công móng Đổ cột, dầm, sàn, xây Đổ cột, dầm, sàn, xây tường
Thi công mái Hoàn thiện
Tại công ty, bộ máy kế toán được phân công làm đầy đủ các phần hành kế toán, bao gồm:
Kế toán vốn bằng tiền Kế toán TSCĐ và vật liệu
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán tổng hợp.
Tổ chức hạch toán cho các công trình trực thuộc công ty do phòng kế toán công ty thực hiện, tuỳ theo quy mô từng công trình nhỏ hay lớn mà phòng tài chính kế toán công ty sẽ cử một hoặc nhiều người kế toán viên đến phụ trách công trường đó. Kế toán công trường có trách nhiệm thiết lập các chứng từ ghi chép ban đầu, tập hợp chứng từ ở công trường rối chuyển cho kế toán công ty theo định kỳ hoặc theo từng công trình, hạng mục công trình khi hoàn thành. Phòng kế toán công ty sẽ thực hiện tổng hợp tài liệu từ các đội trực thuộc, lập sổ sách kế toán tính giá thành sản phẩm cuối cùng, xác định lãi lỗ toàn công ty, chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Tất cả các sổ sách và chứng từ kế toán đều phải có sự kiểm tra, phê duyệt của Kế toán trưởng.
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty như trên là phù hợp với điều kiện của công ty, đảm bảo được tính khả thi của chế độ kế toán trong thực tiễn hoạt động của công ty, giúp cho việc cung cấp thông tin cho quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên góc độ tổ chức công tác kế toán, việc tổ chức bộ máy kế toán như trên là đảm bảo nguyên tắc đối chiếu, kiểm tra của kế toán mà không vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong phân công lao động kế toán.
* Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Kế toán trưởng và các bộ phận cấu thành của bộ máy kế toán:
Vai trò, chức trách, nhiệm vụ của Kế toán trưởng:
Kế toán trưởng là chức danh đặt cho người đứng đầu bộ máy kế toán của doanh nghiệp và ở những tổ chức khác hay nói cách khác là người đứng đầu đơn vị kế toán cơ sở. Còn người phụ trách đơn vị kế toán phụ thuộc không gọi là kế toán trưởng, mà gọi là trưởng phòng hoặc phụ trách kế toán.
- Kế toán trưởng là người giúp doanh nghiệp tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán , thống kê tài chính ở doanh nghiệp, đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính doanh nghiệp. Kế toán trưởng chịu sự chỉ dạo trực tiếp của giám đốc.
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện việc ghi chép, tính toán, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ kế toán, các chính sách, chế độ kinh tế tài chính trong toàn doanh nghiệp. Kế toán trưởng Kế toán tiền lương & các khoản trích theo Kế toán tập hợp chi phí và tính giá Kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ và vật liệu Kế toán vốn bằng tiền Kế toán các đội công trường trực Phòng kế toán ở các xí nghiệp thành
- Tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp nhằm đánh giá đúng tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có những kiến nghị nhằm thức đẩy doanh nghiệp phát triển.
Chức trách, nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành bộ máy kế toán:
Các bộ phận kế toán đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Kế toán trưởng và do Kế toán trưởng phân công phân nhiệm.
- Bộ phận kế toán vốn bằng tiền có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Ghi chép tổng hợp, chi tiết các khoản tiền vay, các khoản công nợ, ghi chép tình hình biến động của các khoản vốn bằng tiền ( Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và giúp Kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
- Bộ phận kế toán tài sản cố định và vật liệu có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết TSCĐ, Công cụ dụng cụ tồn kho, vật liệu tồn kho, tính khấu hao TSCĐ, phân bổ công cụ dụng cụ, tính giá vốn vật liệu xuất kho...
- Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tính lương và bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp, ghi chép kế toán tổng hợp tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ...
- Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành có nhiệm vụ chủ yếu sau: Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản xuất sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang, lập các báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...
- Bộ phận kế toán tổng hợp có nhiệm vụ:
Thực hiện các phần hành còn lại mà chưa phân công phân nhiệm cho các bộ phận trên như :Hoạt động bất thường, hoạt động tài chính...
Các đơn vị khác cũng phải tự xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở đơn vị mình cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, quy mô , phạm vi hoạt động của đơn vị, phù hợp với khả năng , trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện có.
Tổ chức khoa học và hợp lý công tác kế toán nói chung và bộ máy kế toán ở đợn vị kế toán nói riêng chẳng những đảm bảo được những yêu cầu của việc thu nhận, hệ thống hoá và cung cấp thông tin kế toán, phục vụ tốt các yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, mà còn giúp đơn vị quản lý chặt chẽ tài sản, ngăn ngừa được những hành vi làm tổn hại đến tài sản của đơn vị.