Suy dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Hiện Trạng Dinh Dưỡng Của Trẻ Em Việt Nam Hiện Nay (Trang 37 - 38)

III Lựa chọn thức ăn và chế độ ăn cho trẻ em A.LỰA CHỌN THỨC ĂN CHO TRẺ

Suy dinh dưỡng

Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em có nhiều, chủ yếu là do nuôi dưỡng kém,

như mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa phải nuôi nhân tạo, cho trẻ ăn sam quá sớm (dưới 4 tháng) và cho ăn không đủ chất dinh dưỡng, cai sữa cho trẻ quá sớm

(dưới 1 năm), v.v...

Tình trạng kiêng khem vô lý, bắt trẻ ăn cháo muối, hoặc ăn bột, ăn cháo với ít nước mắm, mì chính kéo dài trong và sau các đợt bị tiêu chảy của nhiều bà mẹ cũng là một trong

những nguyên nhân quan trọng gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra ta phải kể đến các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, ho gà, viêm phổi, lao, hội chứng lỵ... làm cơ thể trẻ suy yếu, biếng ăn, rối loạn tiêu hoá kéo dài cũng dễ làm trẻ bị suy dinh dưỡng. Ngược lại, trẻ bị suy dinh dưỡng, cơ thể suy yếu, sức đề kháng với bệnh tật

giảm nên rất dễ mắc những bệnh nhiễm khuẩn và bị bệnh nặng, dễ tử vong. Vòng luẩn quẩn suy dinh dưỡng - bệnh nhiễm khuẩn càng làm tình trạng suy dinh dưỡng nặng thêm và việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn càng trở nên phức tạp, khó khăn

Như vậy, đâu phải chỉ trẻ em nhà nghèo thiếu ăn bị suy dinh dưỡng, mà bệnh có thể xảy ra cả ở con em những gia đình khá giả thừa ăn nhưng nuôi trẻ không đúng phương pháp, cho trẻ ăn uống không hợp lý, hoặc do những kiêng khem vô lý trong và sau những lần trẻ bị bệnh, nhất là sau các đợt tiêu chảy.

Những dấu hiệu và các thể suy dinh dưỡng thường gặp

Các dấu hiệu dễ thấy nhất để phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng là:

Trẻ không lên cân mà còn sụt cân.

Lớp mỡ dưới da mỏng, cơ thể gầy yếu, bắp thịt nhẽo.

Trẻ biếng ăn, nôn trớ, rối loạn tiêu hoá, tóc thưa dễ rụng, mỏi mệt, lờ đờ, có thể bị phù

nề, ngoài da có những đám sắc tố, lở loét...

Ngoài ra, có thể thấy gan trẻ to ra vì thoái hoá mỡ, mắt bị khô hoặc viêm loét giác mạc

do thiếu vitamin A. Phần lớn trẻ suy dinh dưỡng bị thiếu vitamin A dẫn đến khô, loét giác

mạc mắt ở các mức độ khác nhau, nếu nặng có thể gây mù loà.

Có hai thể suy dinh dưỡng chính:

1. Suy dinh dưỡng thể đét (Marasmus): Trẻ gầy đét, da bọc xương, da nhăn nheo, lớp mỡ dưới da có thể bị mất hết, các bắp cơ ở tay, chân teo nhỏ, vòng cánh tay nhỏ lớp mỡ dưới da có thể bị mất hết, các bắp cơ ở tay, chân teo nhỏ, vòng cánh tay nhỏ hơn trẻ bình thường, cân nặng giảm tới 40% hoặc hơn, không phù.

Một phần của tài liệu Hiện Trạng Dinh Dưỡng Của Trẻ Em Việt Nam Hiện Nay (Trang 37 - 38)