Giai đoạn từ 0-6 tháng tuổ

Một phần của tài liệu Hiện Trạng Dinh Dưỡng Của Trẻ Em Việt Nam Hiện Nay (Trang 30 - 35)

III Lựa chọn thức ăn và chế độ ăn cho trẻ em A.LỰA CHỌN THỨC ĂN CHO TRẺ

1- Giai đoạn từ 0-6 tháng tuổ

- Nếu trẻ bú mẹ thì nên cho bú theo nhu cầu, không cần chia số bữa theo giờ nhất định. Nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ đến hết 4 tháng tuổi. Từ 5 tháng tuổi trở đi vẫn cho bú mẹ nhưng có thể tập cho trẻ cho ăn thêm theo hướng dẫn ở mục dưới đây.

- Nếu nuôi trẻ bằng cách xen kẽ sữa bò và sữa mẹ thì số lượng ăn tính phức tạp hơn. Thường thì các bữa trẻ bú mẹ nên cho bé bú đủ no theo nhu cầu. Những bữa nuôi bằng sữa bò thì số lượng được tính theo công thức như khi nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa bò.

- Nếu nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa bò thì số bữa và số lượng ăn của mỗi bữa có thể - được tính như sau :

* Trẻ mới đẻ đến đầy tháng tuổi : cho trẻ ăn từ 6-7 bữa sữa dành cho trẻ sơ sinh. + Ngày đầu tiên và ngày thứ hai cho trẻ ăn chừng 10 ml một bữa.

+ Từ ngày thứ ba đến ngày thứ 8 cho trẻ ăn tăng thêm khoảng 10 ml một bữa, sao cho đến ngày thứ 8, số lượng ăn của trẻ khoảng 70 ml một bữa.

+ Từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 15, tăng dần số lượng lên đến khoảng 90 ml / một bữa. + Từ ngày thứ 15 - 30, tăng dần số lượng lên đến khoảng 100ml / một bữa.

*Tháng thứ hai : Nên cho trẻ ăn chừng 6 bữa sữa , số lượng ăn là khoảng 110ml / một bữa.

* Tháng thứ 3 : 6 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 120ml.

* Tháng thứ 4 : 6 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 130ml và khoảng 2-3 thìa cà phê nước quả • Tháng thứ 5 : 5 bữa, số lượng cho mỗi bữa khoảng chừng 140-150 ml, số bữa có thể được chia như sau

+ Bữa sáng : Sữa bò (hoặc bú mẹ)

+ Khoảng một giờ sau cho trẻ uống chừng 4 thìa cà phê nước quả. Sau đó trẻ có thể ngủ một giấc giữa chừng.

+ Trẻ ngủ dậy cho ăn bữa tiếp theo bằng rau củ nghiền pha sữa hoặc nước cháo pha sữa + 2-3 thìa sữa chua.

+ Sữa bò hoặc bú mẹ.

+ Bữa lót dạ chiều có thể cho trẻ ăn hoa quả nghiền + hoặc 2+3 thìa sữa chua nếu bữa trưa chưa ăn.

• Tháng thứ 6 : (Lưu ý cho trẻ ăn bột loãng). Số lượng mỗi bữa ăn khoảng 150-170 ml trừ bữa hoa quả nên cho trẻ ăn theo nhu cầu.

+ Bữa sáng : sữa bò (hoặc bú mẹ)

+ Khoảng một giờ sau cho trẻ uống chừng 15-20 ml nước quả. Sau đó thường trẻ sẽ ngủ giấc buổi sáng

+ Ngủ dậy nên cho trẻ ăn bữa chính là bột gạo hoặc rau củ nghiền với khoảng 40 gr thịt nạc ninh nhừ và xay mịn + 3-4 thìa sữa chua.

+ Bú đầu giờ chiều : Sữa đậu nành, sũa bò hoặc bú mẹ. Sao do tre thuong ngu giac buoi chieu

+ Bữa lót dạ chiều lúc ngủ dậy : hoa quả nghiền cộng sữa chua nếu bữa trưa trẻ chưa ăn.

+ Bữa chiều tối : bột sữa

+ Bữa tối : sữa bò hoặc bú mẹ.

Bắt đầu từ tháng này, cha mẹ cũng có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn thêm pho mai loại hộp tuơi.

***Những điểm cần lưu ý :

- Các bữa ăn sữa hoặc bột nên cách nhau chừng 3 giờ trở lên.

- Số lượng của từng bữa ăn nếu ra ở đây chỉ mang tính chất tương đối, cha mẹ nên áp dụng một cách mềm mại và linh họat với con mình.

- Bắt đầu từ 4 tháng tuổi nên tập cho trẻ uống nước quả như cam, quýt, táo. Tập cho trẻ ăn thêm hoa quả, các lọai hoa quả trẻ có thể ăn được trong giai đoạn này là : chuối (tốt hơn cả là chuối tây), na, nhãn hoặc táo nhừ xay mịn.

- Bắt đầu từ 5 tháng tuổi nên bắt đầu tập cho bé quen với chất bột. Tác dụng của chất bộ là làm giảm sự vón cục gây khó tiêu của sữa. Ban đầu thường bắt đầu bằng bột ngọt ăn liền pha vào sữa, hoặc vài thìa bột trước khi uống sữa, hoặc nước cháo pha sữa, hoặc rau nghiền pha sữa (xin xem thêm phần chế biến một số loại thức ăn).

- Bắt đầu từ tháng thứ 5-6 có thể tập cho trẻ làm quen với sữa chua, có thể cho trẻ uống sữa đậu nành, có thể cho vào bột các loại đậu đỗ khô, ninh nhừ xay mịn hoặc chắt lấy nước pha sữa.

- Lưu ý là khi muốn tập cho trẻ một loại thức ăn mới thì nên bắt đầu vào lúc trẻ khỏe mạnh, tập dần tý một, theo dõi sự tiêu hóa của trẻ, nếu thấy tốt thì có thể tăng dần, nếu thấy trẻ tiêu hóa chưa tốt (ví dụ trẻ ậm ạch khó chịu, phân có biểu hiện sống lổn nhổn hoặc mùi rất thối…) thì nên dừng lại vài ngày rồi tập lại.

- Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, nên phối hợp một cách cân bằng các loại thức ăn bám sát theo ô vuông thức ăn (thường được phát khi cho trẻ đi tiêm phòng cùng với biểu đồ theo dõi cân nặng và chiều cao). Ô vuông thức ăn có thể được mô tả như sau : + Thức ăn chủ yếu : là các loại lương thực như gạo, ngô, khoai…

+ Thức ăn giàu đạm động vật và thực vật : Thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ các loại…

+ Thức ăn giàu vi ta min, muối khoáng : Các loại rau quả + Thức ăn giàu năng lượng ; mỡ, dầu, bơ…

+ Đường, muối

Khi phối hợp thức ăn cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ, đến thời tiết … - Lưu ý cho trẻ uống thêm nước, đặc biệt khi bắt đầu ăn dặm, khi thời tiết nóng hoặc khô. - Lưu ý vệ sinh miệng sạch sẽ cho trẻ sau khi ăn.

1. Năm 2010, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em nước ta là 17,5% (chỉ tiêu cân nặng/tuổi), trong đó SDD vừa (độ I) là 15,4%, SDD nặng (độ II) là 1,8% và SDD rất nặng (độ III) là 0,3%. 20/63 tỉnh, thành có mức SDD trẻ em trên 20% (xếp ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới).

2. Tỷ lệ trẻ em SDD theo chỉ tiêu chiều cao/tuổi (SDD thể thấp còi) năm 2010 toàn quốc là 29,3%, trong đó xét theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới có đến 31 tỉnh tỷ lệ trên 30% (mức cao), 2 tỉnh trên 40% (mức rất cao). Mức giảm trung bình SDD

thấp còi trong 15 năm qua (1995-2010) là 1,3%/năm. Tỷ lệ SDD thể gầy còm (cân/cao) là 7,1%.

Ước tính đến năm 2010, nước ta còn gần 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng nhẹ cân, khoảng 2,1 triệu trẻ em SDD thấp còi và khoảng 520.000 trẻ em SDD gầy còm. Phân bố SDD không đồng đều ở các vùng sinh thái khác nhau. Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 2010 là 4,8%. Tuy vẫn ở mức dưới 5% nhưng tỷ lệ này có xu hướng gia tăng. So với năm 2000, tỷ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi hiện nay cao hơn 6 lần.

3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng là 29,2%, ở phụ nữ có thai là 36,5% và ở phụ nữ tuổi sinh đẻ chung là 28,8%.

Một phần của tài liệu Hiện Trạng Dinh Dưỡng Của Trẻ Em Việt Nam Hiện Nay (Trang 30 - 35)