0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đo đạc và cảnh báo hệ thống cung cấp hóa chất tẩy rửa và diệt trùng

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG RỬA QUẢ LỌC CHO MÁY THẬN NHÂN TẠO (Trang 60 -63 )

Đối với hệ thống cấp hóa chất, có hai vấn đề sau cần được kiểm soát chặt chẽ khi hoạt động:

− Kiểm soát áp suất khi bơm hóa chất: Tránh tình trạng quá áp gây rò rỉ. Nhiệm vụ này về cơ bản giống như việc kiểm soát áp suất nước RO nên ta không đi sâu phân tích.

− Kiểm soát lượng hóa chất còn lại trong các bình chứa: Đây là một nhiệm vụ tuy đơn giản nhưng rất quan trọng. Việc cảnh bảo đúng lượng hóa chất còn lại không chỉđảm bảo khả năng hoạt động bình thường của hệ thống mà còn giúp các kỹ thuật viên chủđộng trong việc bổ xung hóa chất khi cần thiết.

Lưu đồ thuật toán của phần mềm kiểm soát lượng hóa chất còn lại được cho trên hình 5.2.

Ngay sau khi khởi động hệ thống, phần mềm điều khiển quá trình cảnh báo ngay lập tức được khởi tạo. Trình điều khiển cảnh báo thực hiện việc quét các thiết bị đầu cuối để kiểm tra các kết nối vật lý cũng như các kết nối dữ liệu cần thiết cho quá trình đọc và ghi dữ liệu. Khi các kết nối đã được kiểm tra, trình điểu khiển khởi tạo một loạt các bộ nhớ trung gian cần thiết cho việc đệm dữ liệu truyền nhận và kết nối. Các biến này tùy vai trò sẽ có những giá trị khởi tạo tương ứng (thông

thường là 0) để đảm bảo hệ thống không hoạt động với các tham số lạ, không thể kiếm soát.

Ngay sau quá trình khởi tạo, trình điều khiển thực hiện việc đọc kết quả biến đổi từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số - ADC. Đầu vào của bộ ADC là tín hiện ra từ các cảm biến đo mức đặt tại các bình chứa hoá chất. Tín hiệu số từ ADC sau đó được đưa qua các hàm lọc số thông thấp có tần số cắt được thiết kế khoảng 20 Hz (chu kỳ là 50ms). Tần số cắt này đảm bảo đủ lớn để không làm giảm tốc độđáp ứng của mạch (50ms) và cũng đủ nhỏ để lọc sạch các gợn nhiễu cao tần, đặc biệt là nhiễu 50Hz của mạng điện lưới. Tín hiện số từđầu ra mạch lọc là tín hiệu có độ tin cậy tương đối cao được đưa vào các hàm xử lý để tính toán lượng dung dịch còn lại thực tế.

Lượng hóa chất còn lại sau đó được đem so sánh với các mức ngưỡng. Có ba mức ngưỡng quan trọng: Ngưỡng đầy (95%), ngưỡng báo hết (10%) và ngưỡng hết (0 - 1%). Theo đó quá trình kiểm tra được tiến hành như sau:

Nếu lượng dung dịch còn lại đạt dưới mức ngưỡng báo hết (10%) nhưng trên ngưỡng hết (0 – 1%): Trình điều khiển chỉ nháy đèn báo hiệu để người vận hành thiết bị biết và có kế hoạch bổ xung. Mọi hoạt động của máy vẫn diễn ra như bình thường.

Nếu lượng dung dịch còn lại đạt dưới mức ngưỡng hết (0 – 1%): Trình điều khiển lập tức ngừng toàn bộ hoạt động của máy, phát tín hiệu cảnh báo bằng đèn và còi. Tín hiệu cảnh báo chỉ tắt khi có lệnh pha hóa chất và hệ thống tạm ngưng hoạt động cho đến khi pha dịch xong.

Nếu lượng dung dịch đạt trên mức ngưỡng đầy (95%): Trình điều khiển lập tức ngừng bơm pha dịch để tránh tràn dịch ra khỏi bình chứa. Việc pha dịch hoàn thành và thiết bị lại có thể hoạt động bình thường.

Nhân viên vận hành máy rửa có thể căn cứ vào các tín hiệu cảnh báo để có kế hoạch bổ xung hóa chất. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong việc tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo độ an toàn, giúp cho nhân viên vận hành máy hạn chế bớt số lần phải trực tiếp thao tác với các thùng hóa chất.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG RỬA QUẢ LỌC CHO MÁY THẬN NHÂN TẠO (Trang 60 -63 )

×