Hình 4-9: Công tắc áp suất
Máy nén khí loại cánh gạt xuyên có một công tắc nhiệt độ đặt ở đỉnh của máy nén để phát hiện nhiệt độ của môi chất. Nếu nhiệt độ môi chất cao quá mức, thanh lưỡng kim ở công tắc sẽ biến dạng và đẩy thanh đẩy lên phía trên để ngắt tiếp điểm của công tắc. Kết của là dòng điện không đi qua ly hợp từ và làm cho máy nén dừng lại. Do đó ngăn chặn được máy nén bị kẹt
6.4. Sơ đồ và cách vận hành hệ thống điện của hệ thống điện lạnh ô tô
Bật công tắc máy (2) nối điện “ON”.
Công tắc quạt gió (6)”ON” rờle (5) “ON” (môtơ quạt gió (8) quay).
Công tắc máy lạnh (12) “ON” Nguồn cung cấp điện chính amplifier(13) “ON”.
Công tắc áp suất kép (11) “ON” (điều kiện áp suất trong hệ thống trên 2,1 kg/cm2 và dưới 27 kg/cm2).
Nhiệt điện trở (10) cung cấp tín hiệu nhiệt độ của dàn lạnh cho nguồn cung cấp điện chính amplifier.
Rơle bộ ly hợp từ trường (14) nối mạch “ON”. Bộ cảm biến nhiệt độ (15) “ON” (dưới 1700C) Ly hợp từ trường (16) nối khớp quay máy nén
Bộ cảm biến vận tốc (9) cung cấp tín hiệu về vận tốc máy nén cho amplifier. Nếu máy nén bị kẹt cứng, amplifier sẽ ngắt mạch diện bộ ly hợp từ trường.
Hình : Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển hệ thống điều hoà không
khí trên ôtô Toyota
1. Bình ắc quy; 2. Công tắc máy; 3. Bộ ngắt mạch; 4. Cầu chì; 5. Rờ le nhiệt; 6. Công tắc quạt gió; 7. Cầu chì máy lạnh; 8. Mô tơ quạt gió; 9. Bộ cảm biến vận tốc máy nén; 10. Nhiệt điện trở; 11. Công tắc áp suất kép; 12. Công tắc máy lạnh; 13. Nguồn cung cấp điện Amplifier; 14. Rờ le bộ ly hợp; 15. Bộ cảm biến nhiệt; 16. Bộ ly hợp từ trường.
CHƯƠNG 5 MÔI CHẤT LẠNH DÙNG TRONG ÔTÔ
Môi chất lạnh còn gọi là tác nhân lạnh hay ga lạnh dùng trong hệ thống điều hoà không khí ôtô
Hình 5-1: Bảo dưỡng xe ô tô
Môi chất lạnh dùng trong hệ thống điều hoà không khí ôtô phải đạt được các yêu cầu sau đây:
- Dễ bốc hơi có điểm sôi thấp.
- Phải trộn lẫn được với dầu bôi trơn.
- Có hoá tính trơ, nghĩa là không làm hỏng các ống cao su, nhựa dẻo, không gây sét gỉ cho kim loại.
- Không gây cháy nổ và độc hại.
Hệ thông điện lạnh ôtô sử dụng hai loại môi chất lạnh phổ biến là R-12 và R- 134a.
5.1 Môi chất lạnh R-12
Tích chất vật lý của môi chất lạnh R-12 là không độc, không bắt lửa, không bùng nổ. Tuy nhiên nếu hít phải lượng lớn môi chất lạnh R-12 sẽ gây ra thương tích cho cơ thể
Môi chất lạnh R-12 là một hợp chất gồm clo, flo và cacbon. Điểm sôi của R- 12 là -220F (-300C), nhờ vậy Do đó phải đựng môi chất lạnh R-12 trong những bình chứa dưới áp suất cao hơn áp suất khí quyển, phải cẩn thận trong việc bốc xếp di chuyển các bình này.
Cùng với đặc tính có khả năng lưu thông xuyên suốt hệ thống ống dẫn nhưng không bị giảm hiệu suất, làm cho môi chất lạnh R-12 trở thành môi chất lạnh lý tưởng của hệ thống điện lạnh
khoáng chất), không phản ứng làm hỏng kim loại, các ống mềm và gioăng đệm. Nó có khả năng lưu thông xuyên suốt qua hệ thống lạnh nhưng không bị giảm hiệu suất lạnh.
- Nhược điểm: Chất này thải vào không khí, nguyên tử clo tham gia phản ứng làm thủng tầng ôzôn bao bọc bảo vệ Trái Đất. Trên tầng cao từ 16-> 48 km, tầng ôzôn bảo vệ Trái Đất bằng cách ngăn chặn tia cực tím của mặt trời phóng vào Trái Đất. Sự cạn kiệt và phá huỷ tầng khí ôzôn là do chúng ta thải vào khí quyển nhiều chlorofluorocarbons (CFCs). Môi chất lạnh dùng trong hệ thống điện lạnh bấy lâu nay lại cùng họ hoá chất với loại khí carbon CFCs.
Hiện nay nghành công nghiệp hoá chất đang tìm kiếm các môi chất lạnh khác thay thế cho môi chất lạnh R-12. Do đó, ngày nay hệ thống điện lạnh ôtô dùng loại môi chất mới R-134a thay thế cho R-12.
5.2 Môi chất lạnh R-134a
Để giải quyết vấn đề môi chất lạnh R-12 phá thủng tầng ôzôn của khí quyển, một loại môi chất lạnh mới vừa được dùng, gọi là môi chất lạnh R-134a. Môi chất lạnh R-134a là hợp chất gồm flo và cacbon. Điểm sôi của môi chất R-134a là -150F (-260C). Môi chất này không có clo nên không tham gia phá hỏng trầm trọng từng ôzôn. Các đặc tính của R-134a gần giống như của R-12