5.1. CÁC NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP VỚI CẤP DƯỚI (Đọc thêm trong cuốn “Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh”)
Hãy quan tâm tới việc tìm kiếm nhân tài bằng cả tấm lòng của
mình.
Hãy tin và tín nhiệm nhân tài giao cho họ những trọng trách
xứng đáng.
Hãy dụng nhân như dụng mộc.
Hết sức quan tâm đào tạo bồi dưỡng nhân tài.
Hãy lắng nghe ý kiến cấp dưới.
Hãy tôn trọng và quan tâm cấp dưới (tôn trọng nhân viên về
mặt con người).
Hãy đến với nhân viên bằng tấm lòng và trái tim
Đừng bao giờ quên lời hứa.
Khen, chê kịp thời.
5.2. GIAO TIẾP VỚI CẤP TRÊN
Khi giao tiếp với cấp trên, bạn cần chú ý những điểm sau:
Hãy tuân thủ trật tự đẳng cấp.
Khi cấp trên giao nhiệm vụ cần chú ý lắng nghe và sau đó nêu
lên một số ý kiến về nhiệm vụ đó đồng thời bày tỏ tinh thần quyết tâm thực hiện.
Cần phải phản hồi thường xuyên về việc thực hiện công việc của mình.
Cần cố gắng vượt qua những khó nhăn bằng chính sức lực của
mình.
Hãy tiếp nhận những lời phê bình một cách vô tư.
Hãy quí trọng thời gian của họ. Khi cần báo cáo, bàn việc với
họ, bạn nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể.
Hãy cư xử một cách khéo léo, không nói xấu họ, không chê bai
họ sau lưng.
Hãy học hỏi những phong cách và kinh nghiệm tốt của họ.
5.3. GIAO TIẾP VỚI ĐỒNG NGHIỆP
Để tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, chúng ta cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:
Hãy đáp ứng nhu cầu an toàn tâm lý cho đồng nghiệp trong giao
tiếp bằng cách: không nên quá tò mò về đời tư của họ, không bình luận nói xấu sau lưng, không lật lọng, không cố chấp với những sai lầm của đồng nghiệp.
Giữ nguyên tắc “có qua có lại” với đồng nghiệp, nhưng không
nên trao đổi một cách thực dụng.
Cạnh tranh với nhau trong công việc một cách lành mạnh, vì
mục đích chung nhằm giúp nhau tiến bộ lên.
Khen ngợi chân thành những ưu điểm và thành công của đồng
nghiệp.
Phân biệt rõ việc công với việc tư.
5.4. GIAO TIẾP VỚI KHÁCH HÀNG
Có nhiều hình thức giao tiếp với khách hàng:
Thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp của nhân viên bán hàng với khách
hàng.
Thứ hai là giao tiếp của ban quản trị với khách hàng trong
những hội nghị khách hàng, hội chợ, triển lãm...
Thứ ba là tổ chức những cuộc tham quan của khách hàng tại
doanh nghiệp;
Thứ tư là sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, như
các phóng sự truyền thanh truyền hình, chương trình giới thiệu sản phẩm;
Thứ năm là tổ chức các cuộc triển lãm, giới thiệu sản phẩm...
Khi giao dịch với khách hàng cần tuân theo một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất là hãy có trách nhiệm với khách hàng, đáp ứng kịp
thời các hợp đồng các nhu cầu của họ, không để chậm trễ khi đã hứa.
Thứ hai là hãy thông tin cho khách hàng một cách kịp thời nếu
có chuyện chậm trễ về sản xuất và giao hàng.
Thứ ba là hãy tôn trọng họ, không can thiệp vào những công
việc liên quan đến nội bộ doanh nghiệp của họ, trừ khi người ta yêu cầu bạn cho lời khuyên.
Thứ tư là không nên tỏ ra quá thân thiện, vì điều này khiến cho
họ có ý tưởng muốn được những ưu đãi đặc biệt, mà bạn nên giữ một khoảng cách hợp lý.
Thứ năm là hãy nhớ rằng mọi khách hàng đều là quan trọng,
cho dù họ chỉ đến để tham quan doanh nghiệp của bạn mà thôi.
Thứ sáu là hãy khuyến khích khách hàng phản hồi thông tin về
sản phẩm, dịch vụ của bạn.
5.5. GIAO TIẾP VỚI CƠ QUAN CHÍNH QUYỀN
Khi đến các cơ quan chính quyền để giải quyết công việc, bạn cần lưu ý:
Thứ nhất là ăn mặc nghiêm túc, đừng sặc sỡ hay lòe loẹt quá dễ làm cho người ta có ác cảm, và nếu bạn được hẹn thì hãy đến đúng giờ;
Thứ hai là mỗi một cơ quan có những qui định riêng của nó, vì
vậy bạn có bất bình vì nó vô lý thì cũng đừng phản đối kẻo lại gây khó khăn cho việc giải quyết công việc, sau đó bạn có thể góp ý bằng hộp thư;
Thứ ba là hãy tôn trọng người đại diện chính quyền, nhưng
không có nghĩa là bạn phải quỵ lụy, khúm núm làm mất thể diện, cần giữ phong thái đúng mực, ăn nói hòa nhã, trình bày ngắn gọn, và yêu cầu họ giải quyết theo đúng chức trách của họ.
Thứ tư là hãy nhớ rằng ai cũng muốn người khác coi mình là
quan trọng, vì vậy nếu người đại diện chính quyền có làm ra vẻ quan trọng thì bạn cũng thông cảm, cái chính là bạn giải quyết xong công việc.
5.6. GIAO TIẾP VỚI BÁO CHÍ
Khi tiếp xúc với các nhà báo, bao giờ bạn cũng phải tỏ ra cởi mở và lịch sự. Không nên tỏ ra khó chịu và có thái độ lảng tránh. Hãy cung cấp ngay cho họ những thông tin cần thiết, nếu đó không phải là bí mật của công ty. Bạn phải có tác phong nhanh nhẹn khi xuất hiện trước báo chí và gọi điện phúc đáp họ, nếu họ cần đến bạn. Bởi vì các nhà báo bao giờ cũng cần những thông tin nóng hổi, nhất là phóng viên của các báo ngày, và nếu bạn không kịp thời cung cấp thông tin cho họ thì người ta sẽ tìm cách thu thập thông tin từ nguồn tin khác, do đó mà bạn có thể đánh mất một cơ hội nào đó.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày khái niệm về giao tiếp và các thái độ trong giao tiếp
mà bạn biết?
2. Trong hoạt động của mình nhà quản trị thường sử dụng các loại
phương tiện giao tiếp nào? Cho ví dụ.
3. Trình các nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp?
4. Trình bày các nguyên tắc giao tiếp với cấp dưới? Với cấp trên và
với đồng nghiệp?
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU : GIỚI THIỆU MÔN HỌC
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINH DOANH ... 3 BÀI 1 : KHÁI QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG TÂM LÝ ... 5 BÀI 2 : CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU TÂM LÝ TRONG HOẠT
ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH ... 10 BÀI 3 : HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC ... 15 BÀI 4 : TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ ... 20 BÀI 5 : NHÂN CÁCH VÀ CÁC PHẨM CHẤT CỦA NHÂN CÁCH ... 25 BÀI 6 : NHÂN CÁCH VÀ CÁC PHẨM CHẤT CỦA NHÂN CÁCH (TT) ... 30 BÀI 7 : TẬP THỂ – ĐỐI TƯỢNG QUẢN TRỊ ... 33 BÀI 8 : NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ TẬP THỂ CẦN CHÚ Ý TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ ... 39 BÀI 9 : NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ TRONG
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH ... 44 BÀI 10 : TÂM LÝ TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING ... 50 BÀI 11 : ỨNG DỤNG TÂM LÝ HỌC TRONG
TIÊU THỤ SẢN PHẨM ... 56 BÀI 12 : GIAO TIẾP TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH ... 61