Là hình chiếu của một phần vật thể trên mặt phẳng chiếu cơ bản.

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn vẽ kỹ thuật cục đường thủy nội địa việt nam (Trang 52 - 56)

- Hình chiếu riêng phần được dùng trong trường hợp không cần thiết phải vẽ toàn bộ hình chiếu cơ bản của vật thể như hình A và B của hình (Hình 5- 11)

- Hình chiếu riêng phần được giới hạn bằng nét lượn sóng A (Hình 5- 11) hoặc không vẽ giới hạn nếu phần vật thể được biểu diễn có gianh giới rõ rệt B (Hình 5- 11)

A

a) b) c)

A

A

- Hình chiếu riêng phần được ghi chú như hình chiếu phụ.

Hình 5-11: Hình chiếu riêng phần 5.3. Cách vẽ hình chiếu của vật thể

Để vẽ hình chiếu của một vật thể, thường dùng cách phân tích hình dạng vật

thể. Trước hết căn cứ theo hình dạng và kết cấu của vật thể, chia vật thể ra nhiều phần có hình dạng các khối hình học cơ bản và xác định vị trí tương đối giữa chúng, sau đó vẽ hình chiếu của từng phần từng khối hình học cơ bản đó. Khi vẽ, cần vận dụng tính chất hình chiếu của điểm, đường, mặt để vẽ cho đúng, nhất là giao tuyến của mặt phẳng các khối hình học và giao tuyến của hai khối hình học.

Ví dụ: Vẽ ổ đỡ (Hình 5 - 12a)

Có thể phân tích ổ đỡ làm ba phần, phần ổ là trụ rỗng, lỗ rỗng cũng hình trụ; phần đế là hình hộp chữ nhật có hai lỗ hình trụ; phần gân đỡ có gân ngang là hình lăng trụ đáy hình thang cân đặt nằm ngang trên đế và đỡ phần hình trụ và gân dọc là hình lăng trụ đáy hình chữ nhật đặt dọc theo trục của phần ổ (Hình 5 - 12b)

A

A

B B

Hình 5 - 12: Ổ đỡ

Để thể hiện hình dạng thật các mặt của ổ đỡ, đặt mặt đế song song với mặt phẳng hình chiếu bằng và ngang song song với mặt phẳng hình chiếu đứng và lần lượt vẽ các phần đế, ổ, gân đỡ như đã phân tích ở trên (Hình 5 - 13).

Hình 5 - 13: Cách vẽ hình chiếu của ổ đỡ 5.4. Cách ghi kích thước của vật thể

- Kích thước ghi trên bản vẽ xác định độ lớn của vật thể được biểu diễn.

- Các kích thước ghi trên bản vẽ gồm kích thước định hình, kích thước định vị. Để xác định không gian mà vật thể chiếm, ta còn ghi kích thước ba chiều chung là dài, rộng, cao của vật thể.

5.4.1. Kích thước định hình

Là kích thước xác định độ lớn của các khối hình học cơ bản. (Hình 5-14) là một số khối hình học cơ bản với các kích thước định hình của chúng.

- Để xác định các kích thước định vị, mỗi chiều ta phải chọn một đường hay một mặt của vật thể làm chuẩn. Thường chọn mặt đáy, mặt phẳng đối xứng, trục hình học của vật thể làm chuẩn.

Hình 5-14: Kích thước định hình

5.4.2. Kích thước định vị

Là kích thước xác định vị trí tương đối giữa các khối hình học của vật thể.

- Để xác định các kích thước định vị, mỗi chiều ta phải chọn một đường hay một mặt của vật thể làm chuẩn. Thường chọn mặt đáy, mặt phẳng đối xứng, trục hình học của vật thể làm chuẩn.

- (Hình 5-15) chọn mặt bên cạnh của hộp là chuẩn để xác định vị trí của hình trụ theo chiều dài x.

- Chọn mặt trước của hộp xác định vị trí của hình trụ theo chiều rộng y.

Φd h a b c a x y b d h c z Hình 5-15: Kích thước định vị của vật thể b) Hình hộp chữ nhật a) Hình nón. h a h a b

- Hình trụ đặt ở mặt trên của hình hộp nên chiều cao h của hình trụ cũng là kích thước định vị (hoặc dùng z thay cho h). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.5 Cách đọc bản vẽ hình chiếu của vật thể

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn vẽ kỹ thuật cục đường thủy nội địa việt nam (Trang 52 - 56)