Xây dựng thương hiệu nông sản

Một phần của tài liệu Chuyên đề sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững (Trang 29 - 31)

II. Tạo thương hiệu và quảng cáo sản phẩm

1. Xây dựng thương hiệu nông sản

1.1 Nhãn hiệu, thương hiệu

• “Nhãn hiệu” là tên gọi, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ ... hay tổng hợp các yếu tố trên nhằm xác định sản phẩm đó là của ai và phân biệt với các sản phẩm khác cùng loại trên thị

trường.

• “Nhãn hiệu hàng hóa” là nhãn hiệu đã đăng ký và bảo hộ.

• “Thương hiệu” bao gồm những từ ngữ, tên gọi, biểu tượng hay bất kỳ sự kết hợp nào giữa những yếu tố trên, được dùng trong thương mại, được bảo vệđể xác định, phân biệt hàng hóa của các nhà sản xuất và xác định nguồn gốc của hàng hóa đó.

ả n xu ấ t nông nghi ệ p trong kinh t ế th ị tr ườ ng và h ộ i nh ậ p vì s ự phát tri ể n b ề n v ữ ng

Như vậy có thể hiểu “Thương hiệu” là “Nhãn hiệu hàng hoá”. Ý nghĩa của thương hiệu:

• Thương hiệu là tài sản vô hình, vô giá của nhà sản xuất.

• Thương hiệu là công cụ để cạnh tranh, để bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất khi bước vào thương trường.

• Thương hiệu là hình ảnh của nhà sản xuất trên thị trường.

• Với người mua thì thương hiệu là cơ sở để lựa chọn và ra quyết định mua, tạo ra phong cách tiêu dùng cá nhân, đồng thời phản ánh khía cạnh đạo đức và ý thức trách nhiệm của người tiêu dùng với xã hội.

• Với nền kinh tế, thương hiệu hàng hóa tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định sự phát triển của nền kinh tế ...

5 yếu tố của một thương hiệu mạnh trên thị trường • Mức độ nhận biết của thương hiệu.

• Hình ảnh của thương hiệu. • Tính cách của thương hiệu. • Điểm khác biệt của thương hiệu. • Sức sống của thương hiệu

1.2 Một số vấn đề liên quan đến xây dựng và phát triển thương hiệu

Xây dựng các thành tố thương hiệu

• Tên nhãn hiệu: Phần đọc được trên thương hiệu, tên phải hàm chứa lợi ích của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, dễđọc, dễ nhớ và khác biệt với các tên khác trên thị trường.

• Lôgô: Là thành tốđồ họa của nhãn hiệu, là biểu tượng của nhãn hiệu, nhìn vào ta biết đó là sản phẩm của ai... • Các thành tố khác: Tăng khả năng tiếp xúc của khách hàng với nhãn hiệu, gồm: + Tính cách của nhãn hiệu + Khẩu hiệu thương mại + Đoạn nhạc + v.v...

• Đăng ký, xác lập quyền được bảo hộ với cơ quan có thẩm quyền • Định vị nhãn hiệu trên thị trường

• Khuếch trương và bảo vệ nhãn hiệu ...

1.3 Xây dựng thương hiệu nông sản

Hiện tại vấn đề thương hiệu, nhãn hiệu đang còn là vấn đề mới lạđối với đa số bà con nông dân. Hầu hết các hàng hóa nông sản của bà con trên mọi miền chưa có thương hiệu, ngay cả những hàng hóa nông sản tham gia và thị trường xuất khẩu. Đó đang là những trở ngại lớn cho hàng nông sản Việt Nam khi hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên những bài học về thương hiệu bưởi Năm Roi, vải Thanh Hà, cà phê Trung Nguyên ...

đã chứng minh vai trò vào ý nghĩa của thương hiệu khi tham gia thị trường và hội nhập

Để có thương hiệu tham gia thị trường và hội nhập, cần chú ý

Hãy bắt đầu từ nhãn hiệu. Trong nhãn hiệu hàng hoá cần làm rõ và nổi bật mấy vấn đề sau: • Tận dụng những lợi thế của vùng, địa phương, những tên truyền thống, nông sản đặc sản

ệ p trong kinh t ế th ị tr ườ ng và h ộ i nh ậ p vì s ự phát tri ể n b ề n v ữ ng

• Hãy tận dụng những tên mà người tiêu dùng ưa thích đểđặt cho hàng hóa của mình. • Cần có sự giúp đỡ, tư vấn của nhà chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhãn hiệu (vai trò của tổ

chức, chính quyền các cấp) để:

+ Thiết kế, đăng ký thương hiệu (Vai trò của tập thể, chính quyền các cấp trong việc giúp nông dân hình thành thương hiệu);

+ Phát triển thương hiệu.

Để có thương hiệu tuy khó, nhưng định vị và phát triển thương hiệu còn khó khăn hơn nhiều. Nhiều những vấn đề cần phải quan tâm giải quyết. Đó là:

• Tăng cường, tạo vùng sản xuất hàng hóa đủ lớn. • Bảo đảm quy trình sản xuất nghiêm ngặt.

• Đảm bảo uy tín, chất lượng sản phẩm, sản phẩm an toàn.

• Tận dụng cơ hội để tham gia thương hiệu “Chất lượng hàng hoá nông lâm sản Việt Nam, chất lượng cao và uy tín thương mại” - Thương hiệu do Bộ NN & PTNT xây dựng và đưa ra quy chếđược công nhận.

Một phần của tài liệu Chuyên đề sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)