trường
1. Sản phẩm hàng hoá và nông sản hàng hoá
Sản phẩm hàng hóa là cái gì đó nhằm thoả mãn nhu cầu của con người được thực hiện thông qua quá trình trao đổi trên thị trường. Cái gì đó ở đây bao gồm cả sản phẩm vật chất và sản phẩm phi vật chất. Cái gì đó được thể hiện qua các cấp độ cấu thành sản phẩm:
• Cấp độ cơ bản (sản phẩm ý tưởng) phản ánh lợi ích mà khách hàng trông đợi ở sản phẩm, cũng như giá trị kinh doanh mà người bán, bán cho khách hàng (thường là lợi ích tiềm
ẩn)
• Cấp độ hiện thực (sản phẩm hiện thực) phản ảnh sự có mặt thực tế của sản phẩm đó trên thực tế. Bao gồm các thuộc tính như hình dáng, màu sắc, giá cả, bao bì, tem nhãn ... • Cấp độ hoàn chỉnh bao gồm các cấp độ trên và được bổ sung thêm những thuộc tính nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm khi tham gia thị trường.
Nông sản hàng hóa là những sản phẩm vật chất, được tạo ra từ kết quả của quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của con người thông qua quá trình trao đổi trên thị trường. Cụ thể là: • Thóc, gạo, ngô, khoai, sắn ... • Thịt lợn, thịt gà, thịt bò ... • Tôm, cá .... • Trứng, sữa ... • v.v... 2. Đặc điểm của nông sản hàng hóa
Dựa vào mục đích sử dụng, nông sản hàng hoá có 3 loại: nông sản tiêu dùng cuối cùng, nông sản tiêu dùng qua trung gian và nông sản làm tư liệu sản xuất. Các loại nông sản này có đặc
điểm sau:
Đặc điểm của nông sản tiêu dùng cuối cùng
Nông sản tiêu dùng cuối cùng là sản phẩm bán cho người mua nhằm thoả mãn nhu cầu lợi ích cá nhân của họ. Loại nông sản này có những đặc điểm chủ yếu sau:
• Đa dạng về sản phẩm, phẩm chất để đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. • Có nhiều loại sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau trong quá trình tiêu dùng. • Thị trường phân bố rộng.
• Hàng hoá nông sản tiêu dùng ít co dãn.
• Một bộ phận lớn sản phẩm tiêu dùng dưới dạng tươi sống, liên quan đến chất lượng, bảo quản, vận chuyển ...
• Các nông sản tiêu dùng cho nhu cầu cơ bản của con người do vậy liên quan đến vấn đề an toàn cho người khi sử dụng.
• Sản phẩm nông sản có tính mùa vụ...
ả n xu ấ t nông nghi ệ p trong kinh t ế th ị tr ườ ng và h ộ i nh ậ p vì s ự phát tri ể n b ề n v ữ ng
thương mại. Loại này có những đặc điểm chủ yếu sau: • Độ đồng đều về chất lượng sản phẩm cao. • Giá cả tương đối ổn định.
• Giá trị của nông sản được tăng thêm do bổ sung các dịch vụ vào sản phẩm. • Thị trường thường tập trung hơn so với thị trường người tiêu dùng.
• Các sản phẩm thường có sự khác biệt đểđịnh vị trên thị trường ...
Đặc điểm nông sản làm tư liệu sản xuất (hạt giống, con giống ...)
Một bộ phận nông sản quay trở lại quá trình sản xuất sau với tính chất là tư liệu sản xuất cực kỳ
quan trọng. Loại nông sản này có một sốđặc điểm sau: • Đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm rất cao. • Quyết định đến kết quả của quá trình sản xuất sau. • Thích nghi với điều kiện của vùng sinh thái.
• Nhu cầu thường là nhu cầu dẫn suất (không phải là nhu cầu cuối cùng). • Luôn chịu áp lực của sự thay thế sản phẩm mới.
• Cơ hội thành công và rủi ro lớn trong kinh doanh.
3. Nhận thức về chất lượng sản phẩm
Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), hiện nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên thế giới ngày càng tăng do mức tăng trưởng kinh tế và dân số giai đoạn 2005-2010 cao.
Đó là cơ hội tốt cho nông sản Việt Nam. Do đó, việc xây dựng những tiêu chuẩn quản lý chất lượng nông sản phẩm không chỉ thúc đẩy nông sản nội tiến lên, mà còn là hàng rào hữu hiệu bảo vệ khả năng lây lan dịch bệnh từ hàng nông sản ngoại. Có thể khẳng định, xây dựng và quản lý tốt chất lượng nông sản là con đường tất yếu để nông sản Việt Nam hội nhập thành công. Nông sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ngày nay không chỉ phải thỏa mãn được các điều kiện khắt khe về chất lượng, độ đồng đều, an toàn vệ sinh, mà còn phải đáp ứng được cả những tiêu chuẩn nghiêm khắc về chếđộ nuôi trồng và tính bền vững trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Mặt khác, siết chặt việc quản lý nông sản cũng là yêu cầu cấp bách để nông sản Việt Nam vượt qua được các rào cản thương mại dưới "vỏ" tiêu chuẩn kỹ thuật hay các biện pháp về an toàn nông sản theo tiêu chuẩn của WTO (SPS).
Nhận thức được vai trò của chất lượng hàng hoá trong xu thế hội nhập, Quốc Hội đã ban hành Pháp lệnh chất lượng hàng hóa và Chính phủđã ban hành Nghị định số 179 /NĐ-CP. Nghị định này quy định về chất lượng sản phẩm hàng hoá như sau:
Chất lượng sản phẩm, hàng hoá là tổng thể những thuộc tính (những chỉ tiêu kỹ thuật, những
đặc trưng) của chúng, được xác định bằng các thông số có thểđo được, so sánh được phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội và của cá nhân trong những điều kiện sản xuất tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm, hàng hoá. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật, những đặc trưng của chúng.
Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá là hoạt động của một tổ chức nhằm định hướng phát triển, nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm định hướng phát triển, nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hoá đáp
ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá là văn bản kỹ thuật quy định các đặc tính, yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hoá, phương pháp thử các đặc tính, yêu cầu kỹ thuật của sản
ệ p trong kinh t ế th ị tr ườ ng và h ộ i nh ậ p vì s ự phát tri ể n b ề n v ữ ng
phẩm, hàng hoá, các yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng và các vấn đề khác có liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá (trách nhiệm đối với người tiêu dùng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường v.v...).
Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá do Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành theo thủ tục xác định. Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên thành tựu khoa học, công nghệ và tham khảo tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài, có tính đến điều kiện kinh tế - xã hội thực tế của Việt Nam.
Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá phải thường xuyên được soát xét, điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Một số vấn đề cần chú ý để đảm bảo chất lượng nông sản trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thị trường và hội nhập
• Nắm vững nhu cầu và lợi ích của khách hàng đối với từng loại sản phẩm với quan điểm nhất quán “Chỉ sản xuất những cái gì khách hàng cần”.
• Thực hiện nghiêm túc quy trình sản xuất, đảm bảo an toàn cho sản phẩm.
+ Chú ý đối với việc sử dụng phân hoá học, nguồn nước, chế phẩm CN trong TAGS ... + Sử dụng thuốc BVTV, thuốc phòng dịch gia súc, chữa bệnh gia súc ... đúng với quy định
của ngành trong từng lĩnh vực.
+ Đảm bảo nông sản đạt các tiêu chuẩn về lượng Nitorat tồn đọng, dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, tồn dư kháng sinh ... trong nông sản theo TCVN và quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng khi Việt Nam là thành viên của WTO.
+ Tuân thủ quy trình thu hoạch, bảo quản, sơ chế sản phẩm theo quy định, cấm sử dụng các chất bị cấm trong bảo quản và chế biến nông sản.