KHÁI NIỆM VỀ VĂN BẢN.

Một phần của tài liệu Bài giảng tiếng việt thực hành (Trang 42 - 47)

Văn bản là thuật ngữđược dùng để chỉ sản phẩm giao tiếp cả dạng viết lẫn dạng nói. Nhưng thuật ngữ nầy thường dùng để chỉ văn bản viết.

Văn bản thường gồm có nhiều câu và những câu đó liên kết với nhau, cùng thể hiện ý đồ chung của tác giả.

1. Định nghĩa.

“Văn bản là kết quả của quá trình tạo lời mang tính mục đích, tính hoàn chỉnh, thường được khách quan hóa dưới dạng tài liệu viết theo loại hình nhất

định, bao gồm các đơn vị và các kết cấu trong câu được liên kết bằng các phương tiện liên kết.

2. Đặc trưng cơ bản của văn bản.

2.1. Hình thức : Một văn bản bao giờ cũng có hàng loạt dấu hiệu kết hợp với nhau thành một bộ giúp ta xác định được đầu và cuối văn bản : đầu đề, phần kết. Các ký hiệu ở cuối văn bản như : “đến đây là hết”, “dừng bút tại đây”, chữ

ký, các ký hiệu văn tự như dấu chéo ( / ) (./.) v.v…

2.2. Cấu trúc : Xét về cấu trúc, văn bản ở dạng hoàn chỉnh nhất gồm có 3 phần.

- Phần mở đầu : Đây là phần có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề, xác lập mối quan hệ giữa tác giảđối tượng giao tiếp.

- Phần khai triển (phát triển) : Đây là phần làm nhiệm vụ phát triển những tư tưởng chủ yếu đã được vạch ra ở phần mở đầu cho đầy đủ, trọn vẹn.

- Phần kết thúc : Đây là phần nhiệm vụ đặt dấu chấm cuối cùng cho nội dung văn bản, thông báo về sự hoàn chỉnh, trọn vẹn của văn bản.

3. Các phép liên kết văn bản thường gặp.

1. Phép lặp :

1.1. Phép lặp từ vựng :

Ví dụ 1 : “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Ai không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc. Ai cũng ra sức đánh thực dân cứu nước”

(Lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch)

Sự liên kết văn bản ở ví dụ trên được hình thành nhờ sự lặp lại hoàn toàn từ “Ai”. Trong văn bản này sự lặp lại liên tiếp như vậy có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của câu nói. Văn bản có sự khái quát, biểu thị một ý chí quyết tâm.

Các đơn vị từ vựng tồn tại dưới dạng từ và cụm từ. Do vậy ta còn có phép lặp từ và phép lặp cụm từ. 1.1.1. Phép lặp từ : là phép lặp phổ biến nhất, hay gặp nhất trong tất cả các thể văn : văn hành chính, văn chính luận, văn học nghệ thuật, văn khoa học. Lặp từ không có sự thay đổi từ loại. - Phép lặp danh từ Ví dụ 2 : Như vậy từ trùng với hình vị. Từ cũng trùng với chữ. Từ trùng với cả âm tiết (Văn khoa học) - Phép lặp động từ : Ví dụ 3 : Tôi ăn. Nó cũng ăn - Phép lặp tỉnh từ :

Ví dụ 4 : Khuôn miệng cô rất xinh. Cả hàm răng cũng rất xinh. - Phép lặp trạng từ :

Ví dụ 5 : Trong rừng có một túp lều. Trong túp lều có một người đàn bà rách rưới bẩn thỉu.

- Phép lặp đại từ :

Ví dụ 6 : Nó đểu cáng, gian manh. Thậm chí nó còn tàn ác nữa. - Phép lặp loại từ :

Vó dụ 7 : Cái nong, cái né

Cái trống, cái chiêng

- Các lặp các loại từ nối :

Ví dụ 8 : Vì thua đau Mỹ phải leo thang. Vì leo thang Mỹ lại càng thất bại - Phép lặp ngữ khí từ :

Ví dụ 9 : Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân

(Nguyễn Du)

1.1.2. Phép lặp cụm từ :

Là phép lặp mà bộ phận được lặp không phải là một từ mà là một nhóm từ. Ví dụ 10 : Có một người nào đó đứng lên cười hà hà

Một người nào đó hút thuốc lào ùng ục

(Ma Văn Kháng - Xa phủ) Tùy theo mức độ lặp có thể chia ra :

Ví dụ 11 : Mặc dù Tây tàn ác, chúng quyết không thể ngăn trở trăng trung thu vừa đẹp vừa vừa tròn.

Mặc dù Tây hung tàn, chúng quyết không thể ngăn trở các cháu vui chơi hăng hái (Hồ Chí Minh) - Lặp bộ phận : Ví dụ 12 : Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người (Tố Hữu)

Biện pháp lặp cụm từ được dùng nhiều trong văn phong chính luận, trong các thư kêu gọi, trong lịch và đặc biệt trong thơ ca. Lặp cụm từ không những tạo ra tính liên kết của văn bản mà còn là một thủ pháp tu từ nhấn mạnh ý nghĩa. Bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu là một trong những điển hình về hiện tượng này.

Ví dụ 13 : Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?

1.2. Phép lặp ngữ âm .

Trên thực tế khi có hiện tượng lặp từ vựng thì đồng thời cũng có cả hiện tượng lặp ngữ âm. Bởi vì từ nào cũng có hai mặt : Mặt nội dung và mặt hình thức. Mặt hình thức chính là vỏ âm thanh vật chất của từ. Do đó, khi lặp từ vựng thì đồng thời cũng là lặp ngữ âm hoàn toàn.

1.2.1. Lặp ngữ âm hoàn toàn : là hiện tượng lặp lại toàn bộ vỏ âm thanh vật chất của từ (xem ví vụ 7, 8, 9).

1.2.2. Lặp ngữ âm bộ phận : là phương thức liên kết văn bản được dùng khá phổ biến trong Tiếng Việt, một ngôn ngữ loại hình đơn lập, có đơn vị là âm tiết mang những đặc điểm khác độc đáo. Ví dụ : Đòn gánh có mấu Củấu có sừng Bánh chưng có lá Con cá có vây Ông thầy có sách

A

B C

D E

F G

H

Tính liên kết của văn bản được thực hiện nhờ phép lặp ngữ âm theo các

đường liên hệ : AB, CD, EF, GH

Trong thơ, lặp ngữ âm có thể xảy ra ở các yếu tố trên cùng một dòng hoặc

ở những dòng khác nhau.

Ví dụ : Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

(Nguyễn Du)

Lập ngữ âm như vậy, ta gọi là hiện tượng hiệp vần trong thơ. Khi lặp ngữ

âm xảy ra trên một dòng thơ, xảy ra ở nhiều âm tiết thì tính liên kết sẽ mạnh hơn và mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân của tác giả.

Ví dụ : Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan

Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn (Tố Hữu) 1.3. Phép lặp ngữ pháp. Là phép lặp lại các mô hình cấu trúc trong văn bản. Ví dụ : - Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn, suối lũ, những mây cùng mù - Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai ? 1.3.1. Lặp hoàn toàn : Ví dụ : 1. Khăn thương nhớ ai 2. Khăn rơi xuống đất 3. Khăn thương nhớ ai 4. Khăn vắt lên vai (Ca dao) 1.3.2. Lặp bộ phận :

Ví dụ : Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa

Buồn trông nội cỏ dầu dầu

Chân mây mặt nước một màu xanh xanh

(Truyện Kiều)

2. Phép đối .

Là một phương thức liên kết văn bản thường được sử dụng trong Tiếng Việt. Gọi là phép đối khi văn bản chứa hai hoặc ba câu trở lên có những cụm từ

tồn tại trong thếđối lập nhau.

Ví dụ : Trời sinh ông Tú Cát

Đất nứt con bọ hung

Trong Tiếng Việt, các phép đối thường được dùng với tư cách là một thủ

pháp tu từ. Chúng ta có các loại phép đối sau : 2.1. Đối số từ . Năm thì mười họa chăng hay chở Một tháng đôi lần có cũng không (Hồ Xuân Hương) 2.2. Đối danh từ . Kiến đậu cành cam bò quấn quýt Ngựa về làng Bưởi chạy lanh chanh

(Câu đối) 2.3. Đối tỉnh từ .

Giơ tay với thử trời cao / thấp Xoặc cẳng đo xem đất vắn / dài 2.4. Đối động từ .

Miệng quan huyện Thanh Hà hà

Đồ bà đồ Sơn Động động

(Câu đối) 2.5. Đối đồng nghĩa.

Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà

(Bà Huyện Thanh Quan)

2.6. Đối trái nghĩa.

Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai

Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây

3. Phép thế. (Xem bài dựng đoạn) 3.1. Phép thếđại từ. 3.1. Phép thếđại từ. 3.2. Phép thếđồng nghĩa. 4. Phép liên tưởng. 5. Phép trật tự (phép tuyến tính). II. CÁC PHONG CÁCH VĂN BẢN : 4 loại 1. Văn bản hành chính. 2. Văn bản chính luận. 3. Văn bản khoa học. 4. Văn bản nghệ thuật. Văn bản Chức năng Đặc trưng từ vựng Đặc trưng câu văn Văn bản hành chính

Một phần của tài liệu Bài giảng tiếng việt thực hành (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)