Về kết quả phân rã chênh lệch tiền lương

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế ứng dụng phương pháp hồi quy phân vị phân tích chênh lệch tiền lương ở việt nam (Trang 25 - 28)

Phân rã chênh lệch tiền lương theo giới tính

Trong cả hai thời điểm nghiên cứu, tiền lương thực tế theo giờ của lao động nam cao hơn lao động nữ ở tất cả các phân vị. Sự khác nhau về đặc điểm lao động giữa nam và nữ không tham gia giải thích cho sự chênh lệch tiền lương giữa lao động nam và nữ. Dấu âm của đại lượng này ở kết quả phân rã còn hàm ý rằng những đặc điểm lao động tác động đến tiền lương của nữ giới còn ưu việt hơn nam giới. Toàn bộ phần chênh lệch tiền lương của năm trở thành phần chênh lệch tiền

18

lương gây ra do hệ số hồi quy. Điều này là bằng chứng thống kê cho thấy sự tồn tại của bất bình đẳng tiền lương theo giới tính ở Việt Nam

Chênh lệch tiền lương thực tế theo giờ giữa lao động nam và lao động nữ có xu hướng giảm theo thời gian ở hầu hết các các phân vị (ngoại trừ phân vị 0,9) nhưng sự giảm này chủ yếu diễn ra ở nông thôn. Chênh lệch tiền lương giới tính ở khu vực thành thị gần như không thay đổi theo thời gian.

Phân rã chênh lệch tiền lương theo khu vực thành thị - nông thôn

Tiền lương của người lao động ở thành thị cao hơn ở nông thôn trên tất cả các phân vị. Mặc dù đặc điểm lao động có tham gia vào giải thích vào chênh lệch tiền lương giữa hai khu nhưng chỉ giải thích được một phần của chênh lệch này. Đây có thể xem là một trong các bằng chứng thống kê cho thấy sự bất bình đẳng trong tiền lương giữa thành thị và nông thôn.

Đặc điểm lao động có tham gia giải thích chênh lệch tiền lương năm 2002 ở nam giới hai khu vực. nhưng tỷ lệ phần giải thích của chúng chưa đến 50%. Trong năm 2012, sự khác nhau về đặc điểm lao động giữa thành thị và nông thôn năm 2012 giải thích được phần lớn chênh lệch tiền lương giữa hai khu vực.

Sự tồn tại của phần chênh lệch do sự khác nhau về hệ số hồi quy trong chênh lệch tiền lương giữa thành thị - nông thôn là dấu hiệu cho thấy sự bất bình đẳng trong trả lương ở thành thị và nông thôn.

19

Ngoài ra, tiền lương thực tế theo giờ của lao động nam ở thành thị cao hơn lao động nam ở khu vực nông thôn và mức chênh lệch này tăng dần khi xét phân vị tăng dần. Sự khác nhau về đặc điểm lao động giữa hai khu vực có tham gia giải thích sự chênh lệch tiền lương này ở tất cả các phân vị

Phân rã chênh lệch tiền lương theo thời gian

Tiền lương thực tế theo giờ năm 2012 cao hơn năm 2002 ở tất cả các phân vị. Ở phân vị càng cao thì mức độ tăng lương theo thời gian càng thấp. Sự thay đổi do đặc điểm lao động có tham gia giải thích sự tăng lương theo thời gian nhưng mức độ giải thích rất khiêm tốn. Phần lớn nguyên nhân của sự tăng lương thực tế theo thời gian là thay đổi hệ số hồi quy, thể hiện sự thay đổi trong cấu trúc trả lương của Việt Nam sau 10 năm.

Tiền lương ở nhóm lao động nam và nữ đều rõ rệt theo thời gian. Xu hướng chung là ở phân vị càng cao thì mức tăng tiền lương càng giảm. Đặc điểm lao động cũng tham gia giải thích thay đổi tiền lương theo thời gian ở nam giới, nhưng mức độ tham gia giải thích không cao. phần lớn sự tăng lương ở nam giới theo thời gian là do sự thay đổi hệ số hồi quy hàm tiền lương theo thời gian.

Bên cạnh đó, tiền lương thực tế theo giờ tăng theo thời gian ở cả hai khu vực thành thị và nông thô n nhưng khu vực nông thôn có mức tăng cao hơn. Sự cải thiện các đặc điểm lao động có tham gia giải thích sự tăng lương trên các phân vị ở thành thị và nông thôn nhưng mức độ

20

tham gia giải thích rất ít. Phần lớn các cải thiện tiền lương theo thời gian ở khu vực nông thôn cũng là do sự thay đổi của hệ số hồi quy.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế ứng dụng phương pháp hồi quy phân vị phân tích chênh lệch tiền lương ở việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)